K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2023

1. Tăng cường hợp tác kinh tế: 

   - Tạo ra khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA) để giảm thuế nhập khẩu và tăng cường thương mại giữa các quốc gia thành viên.
   - Làm căn cơ cho việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, nhằm tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất.

2. Đảm bảo sự ổn định và an ninh chính trị:
   - Tổ chức các cuộc họp cấp cao và diễn đàn liên quan đến an ninh, như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM+.
   - Đưa ra Tuyên bố TAC (Treaty of Amity and Cooperation) nhằm khuyến khích các quốc gia tôn trọng chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

3. Phát triển văn hóa và xã hội:
   - Tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục và trao đổi giữa các quốc gia thành viên.
   - Khuyến khích sự hiểu biết và tôn trọng giữa các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau trong khu vực.

4. Ứng phó với thách thức toàn cầu:
   - Tham gia vào việc giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng bố, dịch bệnh, và vấn đề di cư.
   - Tăng cường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên.

5. Tăng cường hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế khác: 
   - Phát triển mối quan hệ đối tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác như Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các tổ chức khu vực khác như Liên minh châu Âu (EU).

6. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ: 
   - Dù vẫn còn một số tranh chấp chưa được giải quyết hoàn toàn, nhưng ASEAN đã tạo ra một kênh đối thoại và hợp tác để giảm bớt căng thẳng và xung đột.

29 tháng 10 2023

Mục tiêu hoạt động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.


banh

13 tháng 11 2021

Cái thằng học lớp mấy rồi đấy. 

14 tháng 11 2021

lớp 9 bạn ơi chữ to đùng trên kia kìa

20 tháng 12 2023

ASEAN được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa-xã hội giữa các thành viên của Hiệp hội, đồng thời tạo điều kiện để các nước thành viên hội nhập sâu hơn với nền kinh tế khu vực và thế giới

25 tháng 10 2021

Tham khảo :

undefined

25 tháng 10 2021

Cái câu hỏi em nói là vai trò và đóng góp còn cái đó là vị trí với vai trò rồi

 

2 tháng 11 2021

Câu 1:

Gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi:

- Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh lạnh.

- Châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của mình ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới lãnh thổ.

- Các nước đế quốc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man, nhất là ở các khu vực Tây Á (còn gọi là vùng Trung Đông) làm cho cục diện châu Á luôn không ổn định và căng thẳng.

Câu 2:

Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:ASEAN ra đời vào nữa sau những năm 60 của thế kỉ XX, trong bối cảnh các nước trong khu vực: ...

- Muốn hạn chế chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài đối với khu vực,nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mĩ ngày càng tỏ rõ ko tránh khỏi thất bại cuối cùng.

- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực: Khối thị trường chung châu Âu(EEC), cổ vũ các nước ĐNA tìm cách liên kết với nhau.

 - 8.8.1967 Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc(Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo.

Sự phát triển tới 10 thành viên của tổ chức này là do:tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Câu 3:

- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại:

+ Trong bối cảnh "Chiến tranh lạnh”, tình hình Đông Nam Á ngày càng trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

+ Tháng 9/1954, Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO), nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

+ Thái Lan và Philipin tham gia vào khối quân sự SEATO.

+ Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Inđônêxia và Myanma thực hiện đường lối hòa bình trung lập.

⇒ Như vậy, từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.

 

2 tháng 11 2021

cảm ơn cậu nha =3

12 tháng 5 2019

- Về chính trị:

+ Ngày 3-3 – 1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp tại Đại hội và thống nhất thành Mặt trận Liên Việt.

+ Ngày 11-3-1951, thành lập “Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào”.

- Về kinh tế:

+ Năm 1952, Đảng và Chính phủ đề ra cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia.

+ Đề ra chính sách chấn chỉnh thuế khóa, tài chính ngân hàng.

+ Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954 thực hiện 5 đợt giảm tô, 1 đợt cải cách ruộng đất ở một số xã ở vùng tự do. Đến cuối 1953 đã cấp cho nông dân 18 vạn héc ta ruộng đất.

- Về văn hóa, giáo dục: tiếp tục thực hiện cải cách giáo dục theo ba phương châm – phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất; số học sinh và sinh viên ngày càng tăng; phong trào bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ được đẩy mạnh. Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng ra các ngành, các giới với nhiều đơn vị, cá nhân ưu tú...

19 tháng 12 2023

1

Nguyên nhân riêng (chủ quan) 

-Lợi dụng được vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển tập trung các ngành then chốt: cơ khí, luyện kim, hóa chất,..

-Biết tận dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật để tăng sức lao động, cải tiến kĩ thuật,hạ giá thành sản phẩm

-Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến  bộ của thế giới nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc

Nguyên nhân quan trọng nhất: Yếu tố con người (vì con người Nhật Bản được đào tạo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, tiết kiệm, coi trọng sự phát triển của khoa học kĩ thuật và củng cố nền giáo dục quốc dân)

- Sự quản lý có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti

- Thu hút vốn nước ngoài, len lách vào thị trường các nước.

- Vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ..

- Chi phí thấp trong quân sự

- Nhờ các cải các dân chủ sau chiến tranh 2(mang lại luồng không khí mới cho các tầng lớp nhân dân Nhật Bản

Nguyên nhân chung (chủ quan)

- Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản gắn liền với điều kiện quốc tế thuận lợi: sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thừa hưởng những tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại

-Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.

Các thành tựu chính:

+ tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm trong nhưng năm 50 là 15%,nhưng năm 60 là 13,5%

+ tổng sản phẩm quốc dân năm 1950 chỉ đạt 20 tỉ USD, năm 1968 là 183 tỷ USD, đứng thứ 2 trên thế giới, sau Mĩ (830 tỷ USD)

+ thu nhập bình quân đầu người đạt 23796 USD(1990) đứng thứ 2 sau Thụy Sỹ.

+ Nông nghiệp: Nhật Bản đã tự túc được 80% nhu cầu lương thực của người dân, nghề cá đứng thứ 2 thế giới sau Pê ru.

\(\Rightarrow\) Đến nhưng năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trưng tâm kinh tế - tài chính thế giới

Bài học đối với Việt Nam

- Biết tận dụng hiệu quả các thế mạnh trong nước như: tài nguyên, nhân lực lao động.

- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

- Tăng cường đối mới chính sách, cơ chế quản chí nhà nước

- Hội nhập với nền kinh tế thế giới, nắm bắt thời cơ để thúc đẩy kinh tế phát triển, kịp thời phản ứng phó với các thách thức trong hoàn cảnh toàn cầu hóa

- phát huy nhân tố con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển.Con người được coi là công nghệ cao nhất để tiến đến nền kinh tế trí thức

- Nâng cao tinh thần cần cù, tiết kiệm, chống lãng phí

-Không ngừng đề cao và đổi mới nền giáo dục, tiến tới bắt kịp nền giáo dục hiện đại của thế giới