Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.
Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.
Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.
Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.
Chúc bạn học tốt!
''Em có suy nghĩ'' chứ ko phải ''Nêu cảm nghĩ'' nhé (ngắn gọn thui)
Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là một lối sống đẹp, biết trọng nhân nghĩa. Tuy nhiên ta phải biết đặt mình tình thương ấy đúng đối tượng, đúng hoàn cảnh. Đừng để cho những kẻ lười biếng, thụ động lợi dụng lòng tốt của ta mà trở nên ỷ lại, sống bám vào người khác. Ta cũng nên hiểu rằng giúp người khác vượt qua khó khăn để họ vươn lên trong cuộc sống tức là ta đã góp phần làm cho đất nước tiến tới phồn vinh, hạnh phúc. Việc làm này phải phát xuất từ tấm chân tình, từ lòng thương yêu người, thương yêu đồng loại thì mới đáng trân trọng.Dù thời đại nào, đất nước có văn minh tiến bộ đến dâu, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên giá tĩị của nó. Và trong từng bước đi lên xây dựng đất nước, tình thương yêu đoàn kết cần được kế thừa phát huy ngày càng mạnh mẽ hơn để mỗi người sát cánh bên nhau xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp
Tham khảo
Ý nghĩa câu Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Vế thứ nhất ý muốn nói con người ta khi mắc lỗi vẫn không biết ăn năn hối cải để mong mọi người tha thứ mà vẫn tiếp tục sai lầm nối tiếp sai lầm. Vế thứ hai là ý muốn nói khi con người ta mắc lỗi, biết mình sai, biết nói lời xin lỗi.
link nè.
https://hoatieu.vn/giai-thich-cau-tuc-ngu-danh-ke-chay-di-khong-ai-danh-nguoi-chay-lai-212410
- Giải thích : “ Đánh kẻ chạy đi” là tha thứ cho người mắc sai lầm mà không chịu sửa sai lầm
“Không ai đánh kẻ chạy lại” là tha thứ cho người mắc sai lầm nhưng họ nhận ra và sửa chữa sai lầm.
- Một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự :
-Chín bỏ làm mười.
-Yêu con người, mát con ta.
-Yêu con cậu mới đậu con mình.
-Một con tôm có chật gì sông, một cái lông có chật gì lỗ.
-Cao cành nở ngọn, mọi bạn mọi đến.
-Một sự nhịn là chín sự lành.
-Giơ cao đánh khẽ.
-câu tục ngữ : ” Lá lành đùm lá rách” nhằm khuyên bảo con cháu về lòng thương người, lối sống vị tha.
-" 1 con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ" ý nhằm chỉ sự đồng cảm yêu thương giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn, họ luôn có nhau.
-" Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong 1 nước phải thương nhau cùng"
ông cha ta viết câu ca dao này muốn khuyên nhủ chúng ta: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
" Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 dàn"
Mượn "bầu" với"bí" là 1 loại cây khác nhau nhưng cùng sống nơi hoản cảnh leo dàn, cha ông ta ngụ ý khuyên nhủ con người ra dù không là anh em, dây mơ dễ má, dù không cùng máu mủ ruột thịt nhưng phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh vì chúng ta cùng chung máu đỏ da vàng.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
- Là lành đùm là rách có ý nghĩa nhân hậu.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ nói lên sự lo lắng liên hệ đến tính đoàn kết.
- Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong nước phải thương nhau cùng.
-> Ý nghĩa: Lòng yêu thương con người
Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại là câu nói khuyên người ta nên tha thứ bỏ qua cho những người đã nhận ra lỗi lầm của mình, để họ có cơ hội sửa sai, làm lại. ... Còn "người chạy lại" là những người đã nhận ra đc lỗi của mình và quyết tâm khắc phục, sữa chữa.
Ý nghĩa câu Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại. Vế thứ nhất ý muốn nói con người ta khi mắc lỗi vẫn không biết ăn năn hối cải để mong mọi người tha thứ mà vẫn tiếp tục sai lầm nối tiếp sai lầm. Vế thứ hai là ý muốn nói khi con người ta mắc lỗi, biết mình sai, biết nói lời xin lỗi.
Tham khảo;
câu 1 thể hiện lòng koan dung người với người sẵn lòng tha thứ nếu họ sửa lỗi lầm
Câu 2: phải yêu thương nhau và phải nhớ rằng chúng ta là người 1 nhà
Hai câu này nói về lòng khoan dung hãy biết mở lòng vị tha vì ko ai trên đời là ko mắc sai lầm cơ nhưng cái quan trọng ko phải trách móc mà là họ có biết hối hận hay ko !
HT