K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2021

I.

1. PTBĐ: Biểu cảm

2. ND: Đoạn thơ cho thấy sức mạnh của thời gian làm cho con lớn lên còn mẹ ngày càng già đi.

3. BPNT: Nhân hóa và đối

23 tháng 11 2021

 Cảm  ơn ạ 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: "Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích Có bà tiên ông bụt giúp người Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách Cố giữ lành câu Quan họ thôi Người để lại chiếc khăn hoa lý Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị Với câu thề quán dốc trăng treo Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày Sợi tóc rụng như lá...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
"Mẹ thường bảo làng ta giàu cổ tích
Có bà tiên ông bụt giúp người
Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách
Cố giữ lành câu Quan họ thôi
Người để lại chiếc khăn hoa lý
Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo
Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị
Với câu thề quán dốc trăng treo
Giờ biết lấy cớ gì anh dối mẹ
Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày
Sợi tóc rụng như lá vườn lặng lẽ
Mẹ không còn và mắt anh cay
Cứ ẩn hiện dáng đời trong câu hát
Lòng mẹ ta nhân hậu vô vàn
Vẻ thanh thoát nét hào hoa của trúc
Cũng nói lên cốt cách của làng."

1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ gợi liên tưởng đến làng quan họ?

2. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối lập được sử dụng trong đoạn thơ: "Nhưng mẹ vẫn một đời áo rách. Cố giữ lành câu Quan họ thôi." *

3. Em hiểu thế nào về ý thơ: "Quan họ quên... rơi dọc tháng ngày" *

4. Em rút ra được thông gì mà tác giả gửi gắm qua đoạn thơ: "Người để lại chiếc khăn hoa lý. Em nhớ cho đời mẹ xưa nghèo. Vẫn thơm thảo mùi hương quả thị. Với câu thề quán dốc trăng treo"? *

0
3 tháng 4 2019

xl nhé 

3 tháng 4 2019

i don't know 

xin lỗi bạn

mk ko biết chế bài này

hok tốt

Mẹ Và Con Tác giả: Xuân Quỳnh Viết cho Tuấn Anh - Mẹ ơi, bông hoa kia Là của ai hở mẹ? Cái màu xanh trên cửa Kia nữa là của ai? - Của con đấy con ơi Đều của con tất cả Cái màu xanh trên cửa Cái bông hoa cuối vườn Ông mặt trời chiều hôm Tiếng chim kêu buổi sáng Cái mặt ao lẳng lặng Có con cá đang bơi Cái dòng sông trôi trôi Có con thuyền mới đỗ... Là của con cả đó Cả mẹ cũng của...
Đọc tiếp

Mẹ Và Con

Tác giả: Xuân Quỳnh
Viết cho Tuấn Anh

- Mẹ ơi, bông hoa kia
Là của ai hở mẹ?
Cái màu xanh trên cửa
Kia nữa là của ai?

- Của con đấy con ơi
Đều của con tất cả
Cái màu xanh trên cửa
Cái bông hoa cuối vườn
Ông mặt trời chiều hôm
Tiếng chim kêu buổi sáng
Cái mặt ao lẳng lặng
Có con cá đang bơi
Cái dòng sông trôi trôi
Có con thuyền mới đỗ...
Là của con cả đó
Cả mẹ cũng của con.

Con ôm mẹ con hôn:
- Của con sao nhiều thế?
- ừ của con nhiều quá
Nhưng mẹ lại nhiều hơn
Vì tất cả của con
Mà con là của mẹ.
câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản
câu 2: Xác định thể thơ của văn bản
câu 3:xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản

1
28 tháng 10 2018

Câu 1 : PTBĐ chính : Tự sự

Câu 2 : Thể thơ : Thơ năm chữ

Câu 3 : Biện pháp tu từ chính : Liệt kê

1 tháng 3 2020

Theo truyền thống, lễ hội Việt Nam thường được tổ chức vào mùa xuân – đầu năm bởi lẽ đây là thời điểm nông nhàn, người dân vừa cấy hái xong, là dịp để người dân vui chơi, nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Hơn nữa, tổ chức vào đầu năm để người dân cầu may mắn, tài lộc cho cả một năm làm ăn, sinh sống.

Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc. Lễ hội là dịp để con người trở về với cội nguồn, được giải tỏa, giãi bày âu lo, phiền muộn với thần linh, mong được các vị thần giúp đỡ chở che để vượt qua những thách thức trong cuộc sống đời thường.

Lễ hội cũng là nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư; là hình thức giáo dục để các thế hệ sau giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc... Mang ý nghĩa giáo dục là thế nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biếng tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.

Hình ảnh bạo lực trong lễ hội phết Hiền Quan, Phú ThọHình ảnh bạo lực trong lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ

Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.

Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. Ngay trong ngày khai hội, mặc gió rét, địa hình đồi núi hiểm trở, hàng nghìn du khách thập phương vẫn ùn ùn kéo đến ngôi chùa thiêng này.

Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.

Già - trẻ - gái – trai người xát, người tìm cách gài nhét tiền trong lễ hội chùa Đồng, Yên TửGià - trẻ - gái – trai người xát, người tìm cách gài nhét tiền trong lễ hội chùa Đồng, Yên Tử

Tại chùa Bà, tỉnh Bình Dương, dù Ban tổ chức đã cho người nhắc nhở, hạn chế số lượng nhang thắp chỉ ba cây nhưng nhiều người vẫn cầm cả bó nhang lớn khói bay nghi ngút vào chùa. Hiện, tình trạng lạm dụng việc đốt nhang tại các lễ hội diễn ra tràn lan khắp nơi. Khi du khách vừa cắm xong thì ban quản lý phải phải huy động người dập tắt và vứt bỏ bởi nguy cơ tổn hại di tích và vấn đề sức khỏe của chính du khách.

Nếu tính mỗi bó nhang ít nhất 5.000 đồng thì với 1 triệu lượt người viếng chùa Bà Bình Dương trong mùa lễ hội, số tiền đốt nhang là khoảng 5 tỷ đồng. Phản cảm nhất ở chùa Bà có lẽ là cảnh đàn ông, phụ nữ chen nhau chui vào trong cái khóm thờ rồi hốt “tro Bà” (tức cốt tro từ những cây nhang cháy xong có tàn rớt xuống quanh lư đồng).

Trong lễ hội chùa Bà, Bình Dương, nhiều phụ nữ, đàn ông chen nhau bò vào khóm thờ vét “tro Bà” mang về lấy hênTrong lễ hội chùa Bà, Bình Dương, nhiều phụ nữ, đàn ông chen nhau bò vào khóm thờ vét “tro Bà” mang về lấy hên

Không chỉ người dân đang đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện các hoạt động mua thần, bán thánh, nhiều ngôi chùa cũng tranh thủ thời cơ để kiếm chác. Khi có những ngôi chùa làm lễ dâng sao giải hạn có mức giá cụ thể. Thậm chí có những ngôi chùa lại chọn hình thức tính tiền theo sớ, khoảng 500.000 đồng cho cả gia đình. Một số nơi còn có hiện tượng ra giá cúng sao xấu tùy theo mệnh, theo tử vi và có hiện tượng tăng giá so với các năm trước.

Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.

Bạn tham khảo nhé