Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác giả đã dùng nghệ thuật lặp lại từ để nhấn mạnh hương thơm của quả thảo
Tác giả đã lặp lại rất nhiều từ thơm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả
Tham Khảo
Câu 1
Tác giả đã lặp lại liên tiếp 3 lần từ “thơm” ( điệp từ ), dùng các từ thơm nồng, thơm đậm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Câu đầu của đoạn văn tuy dài nhưng được ngắt thành nhiều cụm từ diễn tả cơn gió mang hương thơm của thảo quả chín trong rừng bay đi xa rộng. Ba câu ngắn tiếp theocàng khẳng định hương thơm của thảo quả chín như lan toả, thấm đượm vào tất cả thiên nhiên, đất trời. Hương thảo quả chín còn ấp ủ trong tong nếp áo, nếp khăn của người đi từ rừng về, thơm mãi với thời gian.
Câu 2
Đoạn thơ là những dòng chở đầy tình cảm của tác giả với quê hương thân yêu. Quê hương hiện thân trong những thứ bình dị, thân thương nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và cao cả. Bức tranh quê hương hiện lên thật sinh động với đầy đủ các màu sắc vừa tinh khiết lại vừa rực rỡ: màu vàng của hoa bí, hồng tím của mồng tơi, đỏ của dâm bụt và cả trắng của hoa sen. Cảnh vật thiên nhiên giản dị đến mức ta có thể bắt gặp ở bất cứ làng quê nào. Đặc biệt nhà thơ đã đảo trật tự tính từ miêu tả màu sắc lên đầu câu càng gây ấn tuọng mạnh cho người đọc về những thứ tưởng như rất thâ quen ấy. Để rồi nhà thơ đi đến khảng định ' Quê hương mỗi nguoqì chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi'. Biện pháp so sánh độc đáo không những tạo nhịp điệu nhịp nhàng mà còn nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của quê hương. Quê hương cngx giống như người mẹ thân yêu, chỉ có một mà thôi. Vì vậy, hãy nhớ, hãy yêu lấy quê hương mình . Phải chăng tình yêu quê hương thắm thiết đã thấm đẫm vào tâm hồn để nhà thơ viết lên những câu thơ có sức lay động đến vậy?
Trong đoạn văn trên, nhà văn Ma Văn Kháng đã sử dụng các từ ngữ và đặt câu nhằm nhấn mạnh hương thơm của thảo quả chín. Ông miêu tả hương thơm của thảo quả như là một sự lan tỏa khắp nơi, từ rừng đến triền núi, từ thôn xóm Chin San đến cây cỏ, đất trời và người đi rừng. Các từ ngữ như "quyến hương", "ngọt lung", "thơm nồng" được sử dụng để tạo ra hình ảnh mạnh mẽ về hương thơm của thảo quả. Đặt câu dài và liên kết các yếu tố trong câu như "Gió tây lướt thướt ba qua rừng", "Đưa hương thảo quả ngọt lung, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San" cũng giúp tăng cường sự nhấn mạnh về hương thơm trong đoạn văn.
a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:
- Dòng sông Năm Căn mênh mông.
- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Con sông rộng hơn ngàn thước.
- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...
c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.
Câu 6. Từ nào sau đây không thể thay thế cho từ “quyến” trong câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” của đoạn trích?
A Mang. B. Đem. C. Rủ. D. Đuổi.
Câu 7. Câu văn số (1) “Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San” trong đoạn trích có mấy vị ngữ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 8. Chủ ngữ của câu “Hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn” là:
A. “Hương thơm”. B. “Hương thơm đậm C. “Nếp áo”. D. “Nếp khăn”.
Câu 9. Xét theo mục đích nói, câu văn số (3) “Cây cỏ thơm.” của đoạn trích thuộc kiểu câu gì?
A. Trần thuật. B. Nghi vấn. C. Cầu khiến. D. Cảm thán.
Câu 10. Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại từ “thơm” trong các câu số “(2) Gió thơm. (3) Cây cỏ thơm. (4) Đất trời thơm”?
A. Liên kết câu (3), (4) với câu (2).
B. Nhấn mạnh hương thơm của thảo quả trải khắp không gian.
C. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
Trả lời :
6. D
7. D
8. B
9. A
10. C