K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2016

1. Khái quát:

Trưng bày tem 1 trang là thể loại trưng bày mới được phát minh trong những năm gần đây, đã được trưng bày thử nghiệm tại Nhật Bản và Trung Quốc. Thể loại trưng bày này đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa chơi tem của đông đảo quần chúng. 

Thực hiện bộ trưng bày tem 1 trang không tốn nhiều thời gian và tiền bạc nên phù hợp với những người mới sưu tập tem, nhất là thanh thiếu niên.

Mỗi bộ trưng bày tem 1 trang là một đề tài nhỏ được trưng bày trên một trang trưng bày tiêu chuẩn có khuôn khổ 23 x 29 (cm); sử dụng số lượng tem và vật phẩm bưu chính hạn hẹp, bám sát đề tài. 

Mỗi bộ trưng bày tem 1 trang là một tác phẩm tem chơi hoàn chỉnh truyền tải ý tưởng của tác giả một cách cô đọng, mang lại sự hứng thú cho người xem.

Mục đích của việc trưng bày tem 1 trang nhằm thu hút đông đảo người sưu tập tem tham gia triển lãm, giúp người sưu tập tem từ chỗ biết thực hiện bộ trưng bày 1 trang tiến tới thực hiện được bộ trưng bày nhiều trang (1 khung hoặc nhiều khung). Các nhà sưu tập tem lâu năm có thể thực hiện bộ trưng bày tem 1 trang để trưng bày những đề tài rất sâu bằng tem và vật phẩm bưu chính quý hiếm. 

Bộ trưng bày tem 1 trang có thể trình bày theo nhiều dạng: sưu tập truyền thống, sưu tập lịch sử bưu chính, sưu tập chuyên đề, sưu tập mở, sưu tập bưu thiếp cực đại (thiếp maxima)…

2. Chọn đề tài: 

Chọn đề tài nhỏ đến mức không thể nhỏ hơn. Chọn đề tài nhỏ càng độc lập với đề tài lớn càng tốt. Tên đề tài cần ngắn gọn, dễ hiểu, bao hàm đủ nội dung sẽ trình bày. 

Ví dụ: Bưu chính Việt Nam phát hành nhiều tem danh nhân nhưng chỉ có 1 tem về nhà thơ Tú Xương, có thể chọn đề tài “Nhà thơ Tú Xương” để thực hiện bộ trưng bày tem 1 trang. Qua ví dụ này chúng ta thấy rằng: đề tài “Nhà thơ Tú Xương” là đề tài nhỏ, độc lập với đề tài lớn “Danh nhân Việt Nam”.

3. Thu thập tem và vật phẩm bưu chính:

Vì bộ trưng bày tem 1 trang có diện tích trưng bày hạn hẹp nên phải chọn tem và vật phẩm bưu chính thật sát với đề tài, tránh sử dụng trùng lập tem và vật phẩm bưu chính. 

Những loại tem có thể sử dụng trong bộ trưng bày tem 1 trang: tem sống, tem chết (chất lượng tốt), tem không răng, tem specimen, tem dị bản…

Những loại vật phẩm bưu chính có thể sử dụng trong bộ trưng bày tem 1 trang: phong bì ngày phát hành đầu tiên (FDC), bưu thiếp cực đại (thiếp maxima), bưu giản (aerogramme), phong bì thực gửi, phong bì kỷ niệm, dấu bưu điện, dấu kỷ niệm…

Nếu sử dụng tem và vật phẩm bưu chính quý hiếm sẽ làm cho bộ trưng bày tem 1 trang có chiều sâu về kiến thức sưu tập. 

4. Dàn dựng:

Trình bày trên 1 trang trưng bày tiêu chuẩn có kích thước 23 x 29 (cm), bỏ trang vào túi nylon dán kín để bảo vệ tem và vật phẩm bưu chính. 

Trên đầu trang là tên đề tài in chữ to, đậm nét. Tiếp đến là tên dạng trưng bày, ví dụ: “Trưng bày tem 1 trang truyền thống” hoặc “Trưng bày tem 1 trang chuyên đề”. Tiếp đến là tên tác giả. 

Căn cứ vào ý tưởng đã có, tác giả sắp xếp tem và vật phẩm bưu chính lên trang cho cân đối, hợp lý, nhớ dành chỗ cho lời thuyết minh. Nếu phải xếp chồng những vật phẩm bưu chính lên nhau vẫn phải đảm bảo tính thẩm mỹ, không che lấp thông tin cần thiết.

5. Thuyết minh

Lời thuyết minh cần ngắn gọn, phối hợp hài hòa trong bộ trưng bày. Tuy nhiên, tránh thuyết minh quá sơ lược. Bộ trưng bày tem 1 trang là một tác phẩm tem chơi hoàn chỉnh để người xem thưởng thức nên lời thuyết minh phải nói rõ những hiểu biết cần thiết, không nên cho rằng những gì tác giả biết thì người xem cũng phải biết. Lời thuyết minh phải thể hiện sự am hiểu đề tài và kiến thức sưu tập của tác giả.

Ngoài lời thuyết minh, có thể viết chú thích dưới tem hay vật phẩm bưu chính nếu thấy cần làm rõ hơn các chi tiết quan trọng của tem hay vật phẩm bưu chính, hoặc nhấn mạnh tính độc đáo và quý hiếm của tem hay vật phẩm bưu chính.

Cỡ chữ lời thuyết minh cần lớn hơn cỡ chữ lời chú thích. Có thể in nghiêng lời chú thích để phân biệt với lời thuyết minh.

7 tháng 5 2017

các cậu giải câu này ngheyeuleuleuok

16 tháng 3 2016

xin sửa lỗi  chính tả :tuổi, này ?

30 tháng 12 2017

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ Quốc?
(Trường ca “Những người đi tới biển” – Thanh Thảo)

Những câu thơ trên của Thanh Thảo đã thể hiện lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Qua đó tác giả nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta hôm nay: Bất cứ thời đại nào, mỗi con người chúng ta nhất là thế hệ thanh niên cũng luôn phải ý thức vai trò trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trước tiên thế hệ trẻ phải xác định tư tưởng, tình cảm, lí tưởng sống của mình: yêu quê hương đất nước, tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc; lao động, học tập để khẳng định bản lĩnh, tài năng cá nhân và phục vụ cống hiến cho đất nước, sẵn sàng có mặt khi Tổ Quốc cần. Thời đại ngày nay, xu thế toàn cầu là xu thế hội nhập, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không bị kẻ xấu lợi dụng. Về vấn đề chủ quyền biển đảo, thanh niên cần hưởng ứng và tích cực các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi vi phạm xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ Quốc, phải luôn có “trái tim nóng, cái đầu lạnh”. Như vậy, xây dựng và bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của thanh niên nói riêng và của mỗi con người Việt Nam nói chung.

30 tháng 12 2017
Nhiều nhà thơ, nhà văn đã lấy tuổi trẻ, lấy thanh niên để làm đề tài cho bài văn, bài thơ của mình. Ngày trước, đã có biết bao anh hùng vì đất nước tổ quốc Việt Nam mà không quản ngại khó khăn, xả thân mình vì độc lập tự do của nước nhà. Đặc biệt có những anh hùng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Vậy, vấn đề được đặt ra ở đây là tuổi trẻ ngày nay cần có trách nhiệm như thế nào để giúp đất nước phát triển thịnh vượng như các bị tiền bối ngày xưa ??? Để giúp nước nhà phát triển, đầu tiên các bạn trẻ cần ra sức học tập thật chăm chỉ để có kiến thức thật vững vàng. Thứ hai, các bạn trẻ phải có hướng đi thật đúng đắn cho nghề nghiệp tương lai của mình để có thể phục dựng cho nước nhà theo hướng tốt nhất phù hợp với năng lực của mình. Và hơn nữa, các bạn còn cần phải ràn luyện thêt lực để có thể cống hiến trong trong trong bất cứ khi nào. Nói chung, việc giúp đỡ, cống hiến, cho nước nhà luôn là việc cần thiết nhất ở mỗi thời đại.
12 tháng 3 2016

Vừa hanh hao tháng chạp

Mới mưa phùn tê tê

Đã biêng biếc chân đê

Cỏ xanh bao giờ vậy?

 

Lối nào em xuống bãi

Mà không gặp bùn non

Tiếng chim cứ ríu ran

Làm rối thêm ngọn gió

 

Tôi thì không còn trẻ

Cánh bãi đang rộng rênh

Dòng sông không lặng lẽ

Hạt phù sa đậm dần

 

Còn tôi đang học văn

Cho bóng mình tan biến

Lòng tôi nào giấu giếm

Tiếng cười trong trẻo bay

 

Thoáng sương mờ giăng mây

Thời gian sang xuân đấy.

                 Bài này ko chép thật đó!

 

12 tháng 3 2016

Trong năgs sớm ban mai

Khăn quàng thắm trên vai

Tiếng chim hót trên cành 

Bạn ơi mau tới lớp

Ngôi trường mới xinh tươi

Rạng rỡ những nụ cười

Tiếng chim hót grên cành

Bạn ơi mau tới trường

Mình trích trong bài hát đó!

9 tháng 4 2016

mình làm để 5 nha:

Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.

 

  Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.

 

  Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang  sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người.  Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng  ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi.  Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang  đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.

 

  Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà  tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.

NHỚ TICK CHO MÌNH ĐÓ NHA !! :))

10 tháng 4 2016

'' Tùng, tùng, tùng''. Giờ ra chơi đã đến. Sân trường từ vắng lặng bây giờ đã trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

Tiếng trống trường đã vang lên ba tiếng. Mọi người ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Những bạn gái đang nhảy dây bên cây phượng. Đôi chân thoăn thoắt như những chú sóc tinh nghịch đang nhảy trên các cành cây hay giống như những vũ công nhảy chuyên nghiệp.Có một số bạn thì chơi đuổi bắt, chạy khắp sân trường, miệng thì la hét làm nhộn nhịp một góc sân trường hơn hẳn. Còn có mấy chị lớp 7, lớp 8 ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng với nhau. Một vài người  lớp 9 thì không như các em lớp 6. Sau giờ học thì tranh thủ ra hóng mát cho đỡ căng thẳng.Mặc dù đã học cấp 2 rồi nhưng vẫn còn vài người có tính hiếu động thì chơi bắn bi ngoài bãi đất. Những hòn bi tròn tròn như quả bóng cứ như là đang thi chạy vậy. Còn có những người vào căn-tin để ăn sáng. Mặc dù căn-tin rất nhỏ nhưng luôn đầy ắp người mua. Người bán chính là vợ bác bảo vệ. Các thầy, cô cũng có lúc vào đây để uống trà, nói chuyện. Hết 7 phút đầu giờ, tất cả mọi người xếp hàng thật ngay ngắn từng hàng từng hàng một để tập thể dục. Từng người một tập rất nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.

Tuy giờ ra chơi rất ngắn nhưng chúng em cũng đã rất thoải mái. Nhờ những buổi ra chơi ngắn ngủi này mà chúng em có thể chơi với nhau thân nhau hơn. Mọi người đều dành giờ ra chơi những điều hết sức thú vị. Thế là sau giờ ra chơi của mỗi ngày, chúng em lại xếp hàng vào chuẩn bị học tiết 3.

mình chỉ viết sơ sài thui, mong bạn thông cảm! nhớ tick mình nha leuleu

 

1 tháng 2 2016

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

28 tháng 4 2016

1/ Khi bị người khác xâm phạm đến chỗ ở của em, em sẽ gọi điện thoại báo cho bố mẹ hoặc báo cho công an xã, phường, dùng biện pháp ngăn không cho người là xâm nhập vào nhà,...Vì nếu để người lạ xâm nhập vào nhà thì họ sẽ biết thông tin cá nhân của bố mẹ hoặc em. Họ sẽ cướp của cũng có khi giết người.

2/ Theo em, Nam đã quy phạm quyền. Nếu học cùng lớp với Nam, em sẽ không để Nam chặn đánh bạn lớp trưởng, bào cho bố mẹ Nam biết để đề phòng Nam và giúp Nam sửa lại lỗi lầm, báo cho thầy/ cô giáo chủ nhiệm để căn dặn Nam một số điều mà Nam đã gây ra. Giúp Nam khắc phục sai phạm là điều dĩ nhiên mà học sinh chúng ta nên làm.

(khog hay tkjj tkojj nka bn, có tkac mắc j cứ hoj, chúc bn hc tốt)banhqua

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  ViệtNam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quiđịnh của pháp luật”.Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:a. Khi lưu thông trên...
Đọc tiếp

Câu 4. Điền từ còn thiếu trong câu sau để làm rõ mối quan hệ giữa nhà công dân với nhà nước.

   “Công dân Việt Nam có……..và…………đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa  Việt

Nam ; công dân được Nhà nước ……….và………. thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui

định của pháp luật”.

Câu 5. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống cho những câu sau:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt………,tránh………….

 b. Gia đình có………………tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của

mình, đặc biệt là bậc Giáo dục ………...

Câu 6.Điền  những từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống sau cho phù hợp:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi…………phải hoàn thành bậc giáo dục………

b. Chúng ta phải biết………….chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự ……….

chỗ ở của mình.

1
14 tháng 4 2016

Bạn tham khảo lời giải của mình nhé:

Giải:

Câu 4:

Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ; công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật

Câu 5:

a. Khi lưu thông trên đường, để đảm bảo an toàn ta nên vượt trái, tránh phải

b. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình, đặc biệt là bậc Giáo dục tiểu học

Câu 6:

a. Công dân từ  6 đến 14 tuổi bắt buộc phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học

b. Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác, đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.

Chúc bạn học tốt!hihi

17 tháng 3 2016

Mink có nakhaha

17 tháng 3 2016

ko