K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2020

5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào

1: Hấp thụ:

- Virut bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ các liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virut với thụ thể trên màng tế bào. Tùy vào từng loại virut mà thụ thể nằm ở vị trí khác nhau (Virut trần thì thụ thể nằm trên vỏ capsit, virut có vỏ ngoài thì thụ thể nằm trên vỏ ngoài. còn Phagơ thì thụ thể nằm trên các gai glicoprotein)

2: Xâm nhập

- Bằng cách này hay cách khác, virut đưa nucleocapsit vào trong tế bào chủ

+ Ở virut trần: Xâm nhập theo cơ chế thực bào, sau khi đưa nucleocapsit vào trong thì vỏ capsit tan, để lộ lõi axit nucleic

+ Ở virut có vỏ ngoài: Vỏ ngoài dung hợp cùng màng ngoài tế bào chủ, đẩy nucleocapsit vào trong, sau đó vỏ capsit tan, lộ lõi a.nu

+ Phagơ: Sử dụng enzim lizozim trên các gai glicoprotein để chọc thủng màng tế bào chủ, đẩy lõi a.nu vào

3: Sinh tổng hợp:

- Hệ gen của virut điều khiển bộ máy sinh tổng hợp của tế bào chủ để tổng hợp các thành phần cấu tạo nên virut

4: Lắp ráp:

- Các phần được tổng hợp lắp ráp lại với nhau thành một virut hoàn chỉnh, có hệ gen giống với virut ban đầu

5: Phóng thích:

- Virut phá vỡ tế bào chủ rồi chui ra ngoài

17 tháng 5 2016

1. Chu trình nhân lên của virut trong tế bào bao gồm 5 giai đoạn.

Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic. 
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.

Mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì:

- Virus muốn xâm nhập được vào tế bào phải trải qua bước hấp phụ, bám vào bề mặt tế bào chủ 
- Điều kiện bám: phải hình thành mối liên kết đặc hiệu giữa gai glicoprotein của virus với thụ thể trên bề mặt tế bào chủ 
- Virus khác nhau thì cấu trúc các gai glicoprotein cũng khác nhau, tế bào chủ khác nhau thì thụ thể trên bề mặt tế bào cũng khác nhau 

2. Cần phải nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV:
Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.
 

 

17 tháng 5 2016

Câu 1: Chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ:

 a.Giai đoạn hấp phụ:

- Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ thì VR mới bám vào được.

b.Giai đoạn xâm nhập:

- Đối với phago:enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất,còn vỏ nằm bên ngoài

- Đối với VR động vật:đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất,sau đó “cỏi vỏ”

c.Giai đoạn sinh tổng hợp

- VR sử sụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để sinh tổng hợp axit nucleic và vỏ protein cho riêng mình

 d.Giai đoạn lắp ráp

- Lắp axit nucleic vào vỏ protein để tạo thành VR hoàn chỉnh

e.Giai đoạn phóng thích

- VR sẽ phá võ tế bào và phóng thích ra ngoài:

- Nếu VR làm tan tế bào gọi là VR độc.

- Nếu VR không làm tan tế bào gọi là VR ôn hòa.

* Mỗi loại VR chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định vì trên bề mặt tế bào chủ có các thụ thể mang tính đặc hiệu đối với mối loại VR

Câu 2: Nhận thức và thái độ để phòng tránh lây nhiễm HIV:

- Có lối sống lành mạnh,quan hệ tình dục an toàn,vệ sinh y tế,loại trừ các tệ nạn xã hội….

- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân HIV, cần chăm sóc, động viên để họ vượt qua mặt cảm, không bi quan chán nản…

30 tháng 10 2019

  Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu. Do vậy, để phòng tránh lây nhiễm HIV chúng ta cần có nhận thức và thái độ đúng đắn.

   - Phải có lối sống lành mạnh.

   - Bài trừ trừ các tệ nạn xă hội.

   - Không tiêm chích ma túy.

   - Đảm bảo an toàn khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình, không dùng chung bơm kim tiêm.

   - Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.

   - Nâng cao ý thức cộng đồng, am hiểu về HIV.

   - Tạo điều kiện giúp đỡ người nhiễm HIV hòa nhập cuộc sống.

22 tháng 4 2017
- Cần có những hiểu biết về HIV/AIDS. - Thực hiện nếp sống lành mạnh: quan hệ tình dục an toàn, không dùng chung kim tiêm. - Người bị nhiễm HIV/AIDS cũng là bệnh nhân nên họ có quyền được chăm sóc và chữa trị như những bệnh nhân khác. Không phân biệt đối xử, cần động viên họ vượt qua mặc cảm. ....
22 tháng 4 2017

Hiện nay chưa có vacxin phòng HIV hữu hiệu, cho nên cần phải có lối sống lành mạnh, loại trừ các tệ nạn xă hội. Đảm bảo vệ sinh khi truyền máu, ghép tạng, không xăm mình và không tiêm chích ma túy. Khi mẹ đã bị nhiễm HIV thì không nên sinh con.

23 tháng 3 2023

• Các giai đoạn gây bệnh của HIV:

- Giai đoạn sơ nhiễm (giai đoạn cửa sổ): kéo dài 2 tuần đến 3 tháng; thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất nhẹ (sốt nhẹ, ớn lạnh, đau nhức xương khớp,…).

- Giai đoạn không triệu chứng: kéo dài 1 – 10 năm; số lượng tế bào lympho T giảm dần nhưng cơ thể không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Ở giai đoạn 1 và 2, do người bệnh không có triệu chứng rõ rệt nên rất khó biết mình nhiễm bệnh (trừ khi đi xét nghiệm), do đó, họ có thể lây nhiễm bị động cho những người xung quanh.

- Giai đoạn biểu hiện triệu chứng AIDS: Tế bào lympho T giảm mạnh, xuất hiện các bệnh cơ hội làm cơ thể suy yếu và dẫn đến tử vong.

• Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV: HIV có thể lây nhiễm qua 3 con đường là đường máu, đường tình dục, đường mẹ sang con. Đồng thời, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh HIV hữu hiệu. Do đó, để phòng tránh lây nhiễm HIV cần:

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường máu:

+ Không tiêm chích ma túy.

+ Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

+ Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu,...

+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

+ Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường tình dục:

+ Quan hệ chung thủy một vợ một chồng.

+ Áp dụng các biện pháp an toàn trong khi quan hệ như sử dụng bao cao su.

- Phòng chống lây nhiễm HIV qua đường từ mẹ sang con:

+ Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai.

+ Nếu mang thai, người mẹ nhiễm HIV cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang con.

19 tháng 6 2019

Trong máu người nhiễm HIV có virut HIV. Virut HIV có thể lây nhiễm theo 3 con đường:

   + Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...

   + Qua đường tình dục: khi quan hệ tình dục không an toàn.

   + Từ mẹ sang con: khi thai càng lớn thì khả năng truyền HIV từ mẹ sang con ngày càng cao; trong sữa mẹ có HIV, khi trẻ bú sữa mẹ, virut sẽ thâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua những vết thương hở ở đường tiêu hóa.

22 tháng 4 2017

Ba con đường lây nhiễm HIV phổ biến trên thế giới và ở Việt
Nam:
- Qua đường máu: truyền máu, tiêm chích, xăm mình, ghép tạng...
- Qua đường tình dục.
- Mẹ nhiễm HIV truyền cho con qua bào thai hoặc sữa mẹ.

22 tháng 4 2017

HIV là virut gây suy giảm miễn dịch ở người. Chúng có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể.

30 tháng 3 2019

Đối tượng tấn công của virut HIV là tế bào limpho T4 (T- CD4), đây là tế bào thuộc hệ miễn dịch. Khi các tế bào này bị HIV tấn công, số lượng tế bào trong cơ thể sẽ bị giảm nhanh chóng, hệ thống miễn dịch trở nên suy yếu và dẫn đến mất khả năng miễn dịch. Vì vậy HIV được gọi là virut gây hội chứng suy giảm miễn dịch.