Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
|
|
hiện nay áo lp rất đẹp nhiều ng mua và lp tôi cx thế suốt ngày mua bán đầy đủ đồ nào áo ,son, mũ ,tất,giày,.. vô số cứ thấy đẹp là về lài mẹ xin tiền mua hếtcái này đến cái khác , thấy bb có j cx đòi mua
Câu 1 :
Dàn ý :
A, Mở bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận
VD : Con người trong cuộc sống khi sinh ra ai cũng có sự sợ hãi vô thức trong tâm trí. Đó là một phản ứng bình thường ở mỗi con người. Và nó mặc dù không cần thiết nhưng vẫn phải có ở mỗi con người.
B, Thân bài
- Giải thích khái niệm
+ Sợ hãi là gì?
+ Biểu hiện của sự sợ hãi
+ Tác hại
+ Nguyên nhân
+ Phản biện
- Biện pháp để khắc phục sự sợ hãi
C. Kết bài
- Khái quát lại vấn đề nghị luận
- Liên hệ với bản thân
(Đây là dàn ý cho bạn tham khảo để viết bài)
Đặt vấn đề: Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.
Giải quyết vấn đề:
* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.
- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.
- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.
- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.
* Nguyên nhân
- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ).
- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%).
- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.
* Hiện nay, những "mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa:
Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.
* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:
Tổ chức: Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...
Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...
* Quan điểm và biện pháp nhân rộng
Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.
Biện pháp nhân rộng:
Dùng biện pháp tuyên truyền.
Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
Thành lập đội thanh niên tình nguyện
Viết về chủ đề: Ô nhiễm môi trường
Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Thực trạng nguồn nước, không khí, nguồn thực phẩm… đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra cách thức để khắc phục tình trạng trên. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ, sự chung tay của tất cả mọi người. Năm 2016 hiện tượng cá chết hàng loạt trên biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị khiến dư luận hoang mang. Nguyên nhân do có hàng tỉ tấn chất thải độc hại của công ty Formosa thải trực tiếp ra biển, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái biển. Ô nhiễm môi trường gây ra những hậu quả nặng nề trực tiếp tới đời sống của chúng ta, vì vậy cần phải có nhưng biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra, để môi trường sống của chúng ta trong lành hơn, tốt đẹp hơn.
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó, còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này học nọ!". Vậy là việc học cũng hờ hễnh, cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu và những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Học đối phó - cần phải loại bỏ ngay từ hôm nay.
Đa số thanh niên ngày nay tích cực học tập, lao động, sống lành mạnh, tình nghĩa, đi đầu vào những việc khó, việc mới, không quản ngại gian khổ, hi sinh, ra sức phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, đóng góp to lớn vào thành tựu đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận không ít thanh niên chưa thật sự vững tin vào tương lai của đất nước, giảm sút ý chí phấn đấu vươn lên, ngại khó khăn, vất vả, sống thực dụng, ích kỷ, buông thả, thờ ơ, hành xử thô bạo, vi phạm pháp luật nhà nước, coi nặng giá trị vật chất... Trong đó lối sống thực dụng như căn bệnh nguy hiểm cần phải được loại trừ. Lối sống thực dụng sẽ làm tha hóa con người, khơi dậy những ham muốn bản năng, cơ hội, chạy theo hưởng lạc, những lợi ích trực tiếp, trước mắt, xa rời những mục tiêu phấn đấu. Trong quan hệ xã hội giữa người với người, những tình cảm lành mạnh bị thay thế bằng những quan hệ vụ lợi, vật chất. Trong đời sống họ vô trách nhiệm, bàng quan, vô cảm, không đấu tranh chống cái sai và cũng không ủng hộ, bảo vệ cái đúng... Vì thế tuổi trẻ phải có khát vọng, phải có hoài bão thì mới có động cơ và mục đích sống. Khát vọng có khi cao cả, có khi chỉ là những ước muốn bình dị. Nhưng dù gì thì đó chính là động lực để chúng ta phấn đấu. Không chỉ vậy, cuộc sống còn phải có những mục đích nhất định, sống mà không có mục đích chỉ là sống hoài, sống phí. Các bạn trẻ đầy năng động, nhiệt tình, dám nghĩ, dám làm nhưng phải có mục đích cho cuộc sống, điều đó được cụ thể bằng những dự định, chí hướng trong hành động cụ thể diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Hành động của tuổi trẻ không thể tách rời những kế hoạch lâu dài, phản ánh tương lai ước vọng mà còn là kế hoạch gần, kế hoạch chủ yếu để biến quyết tâm thành hành động. Đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, có nhiều thuận lợi nhưng không ít khó khăn. Tuổi trẻ là những người sống lạc quan yêu đời, có khát vọng, có niềm tin, hoài bão và ý chí vươn lên thì sẵn sàng loại bỏ chủ nghĩa thực dụng trong đời sống, vượt qua những cám dỗ đời thường, làm chủ cuộc sống, hướng tới tương lai
Mở bài
Thân bài
Kết bài
Bảo vệ môi trường là bảo về chính cuộc sống của của mỗi chúng ta. Đó không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là của tất cả mọi người. Mỗi người hãy chung tay để trái đất xanh hơn, sạch hơn, trong lành hơn.
I, MỞ BÀI
Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề cần nghị luận: Vấn đề rác thải.
II, THÂN BÀI
Giải thích
Rác thải là gì? → Là những vật, những chất mà con người không còn ý muốn sử dụng nữa/ không thể sử dụng được nữa được vất bỏ. Trong cuộc sống thì rác thải là phần thừa, phần không thể sử dụng được, có thể mang theo chất độc hoặc là phần chất thải của cuộc sống sinh hoạt, trong sản xuất… Rác thải bao gồm có rác thải sinh hoạt, rác văn phòng, chất thải công nghiệp, xây dựng và y tế.
Hiện trạng: Tại Việt Nam, người ta nghiên cứu cho thấy mỗi ngày có trung bình khoảng 12 triệu tấn rác thải sinh hoạt. Và dự kiến trong tương lai, con số này có thể tăng lên thêm nữa. Vào năm 2020, thì lượng rác thải sinh hoạt ở các thành phố lớn có thể lên tới 20 triệu tấm/ngày. Còn trên toàn thế giới thì một năm có thể thu được con số là vào khoảng 2,5 đến 4 tỉ tấn rác thải - đây là con số thông báo của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới…
Bàn luận vấn đề (Tác hại)
Môi trường: Rác thải có tác hại rất lớn đối với môi trường. Bởi số lượng rác thải rất lớn nên không phải công ty xử lý rác thải sẽ hoạt động hết mức mà xử lý tất cả được. Những công ty tái chế rác thải nhựa thì lại không thể tái chế hết vì có những sản phẩm vốn đã làm từ nhựa phế phẩm, chất lượng kém, chứa rất nhiều chất bẩn và tạp chất nên chỉ có thể chôn lấp. Mà nhựa thì không thể nào phân huỷ được, cần phải tới 50 - 60 năm mới có thể bắt đầu phân huỷ, chính lúc này, chất độc hại từ nhựa sẽ lan ra đất. Do đó chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút. Không chỉ có đất mà rác thải cũng làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. Đi dọc những làng quê, sẽ thấy một số khúc sông, ao nhỏ tràn đầy rác ở hai bên bờ, thậm chí là ở giữa dòng, trở thành ao rác, sông rác. Mùi hôi thối bốc lên từ những rác thải lâu ngày khiến người khác ngửi vào cảm thấy buồn nôn và khó chịu… Rác thải làm ô nhiễm môi trường và cũng làm cảnh quan xấu đi rất nhiều.
Dẫn chứng: Có còn ai nhớ không dòng sông Tô Lịch khi xưa ở Hà Nội còn xinh đẹp thế nào. Chính vì thói quen vất rác xuống đây nên dần dần, nơi này đã trở thành dòng sông rác, nước sông đen ngòm, không một sinh vật nào có thể tồn tại được. Người ta ái ngại khi đi ngang qua đây, vô số những bài thơ chế về mái tóc của cô gái với nước sông Tô Lịch… Và rồi, cuối cùng thì phải lấp dòng sông đó đi. Một dòng sông đẹp trở thành dĩ vãng, không còn tồn tại nữa chỉ vì rác thải.
Sinh vật: Chính từ việc gây ô nhiễm môi trường - môi trường sống của vô số loài sinh vật, rác thải đã trở thành nguyên nhân gây giảm chất lượng sinh vật. Các loài thực vật, động vật dưới nước không có nơi để ở vì ao hồ ô nhiễm, ngày ngày có thể bị chết vì các chất độc trong rác thải, bị thương vì những vật như ống hút, que xiên…
Con người và sức khoẻ: Trong thành phần của rác thải thì hàm lượng hữu cơ thông thường sẽ chiếm tỷ lệ lớn, chính vì thế khi phân huỷ sẽ gây mùi hôi thối, phát triển vi khuẩn, dịch bệnh. Chính môi trường ẩm ướt và có mùi ấy, dịch chuột, gián, muỗi sẽ lan rộng ra rất nhiều, mang theo bệnh truyền nhiễm đến cho con người.
Dẫn chứng: Người ta đã nghiên cứu và cho biết rằng những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Và hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan tới rác thải...
Mở rộng và rút ra bài học nhận thức hành động
Nguyên nhân do đâu: Mọi việc đều là do ý thức của con người chúng ta. Việc sử dụng túi nilon quá nhiều trong buôn bán, trong cuộc sống chính là tác nhân dẫn đến vấn đề rác thải này. Không chỉ vậy, việc dùng các vật làm từ nhựa dùng một lần, vất rác bừa bãi… cũng là nguyên nhân…
Biện pháp hiện có: IUNC - Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đa đã làm việc với các chuyên gia máy tính và nghiên cứu về tuổi thọ của các loại bao bì chất thải, để từ đó có cơ sở cho các doanh nghiệp sản xuất dụng cụ bao bì phù hợp hơn. Ngày nay, thế giới đã chuyển dần sang dùng túi vải để dựng thức ăn đồ đạc mua từ cửa hàng về để tránh dùng quá nhiều túi nilon. Các chương trình, chiến dịch dọn rác cũng được thực hiện với quy mô trong tỉnh, trong cả nước. Như ở nước ta, Liên minh Hạ Long - Cát Bà đã tổ chức các đợt dọn dẹp rác ven biển với quy mô lớn. Các công ty, nhà máy cũng đã chú ý hơn đến việc xử lý chất thải trước khi đưa ra ngoài môi trường… Một số nước đã đặt ra mức thuế với việc sử dụng đồ nhựa, rác thải.
Bài học hành động: Mỗi người chúng ta nên bắt đầu từ việc nhỏ nhất nhưng cũng là việc quan trọng nhất - nâng cao ý thức của bản thân mình. Có ý thức thì ta sẽ chú ý hơn trong hành động của bản thân mỗi ngày. Từ đó có thể làm gương cho những người xung quanh, tạo ra hiệu ứng bầy đàn, lan toả đến mọi người trong cộng đồng.
III, KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ và ý kiến bản thân về vấn đề nghị luận.