Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời"?
Trả lời:
Địa địa điểm tả trong bài thơ được gọi là "cổng trời" vì đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đây có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời…
Câu 2 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Trả lời:
Từ cổng trời nhìn xa, qua làn sương khói mờ ảo ta thấy cả một không gian rực rỡ, con thác réo mãi không ngừng, như giọng kể, như khúc hát ngân nga của núi rừng. Nơi dòng suối đào lê soi bóng, lúc chín ngọt như mật. Trong buổi chiều yên ả, sương giá của màn đêm bắt đầu lấn xuống, rung trong không gian là tiếng nhạc ngựa, gió thổi đưa vào không trung bao la…
Câu 3 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất là hình ảnh đứng ở cổng trời, trước mắt như mở ra một không gian vô tận, gió thoảng, mây trôi, con người thật nhỏ bé và thiên nhiên thật hùng vĩ.
Câu 4 (trang 81 sgk Tiếng Việt 5): Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Cánh rừng sương giá ấm lên bởi sự xuất hiện của con người. Con người tất bật với công việc: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm… tiếng nhạc ngựa vang lên khắp miền rừng…
Do Nguyễn Đình Ảnh sáng tác
1. Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
Trả lời:
Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
2. Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ?
Trả lời:
Qua màn sương khói huyền ảo, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những thung lũng lúa đã chín vàng màu mật ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.
3. Trong những cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đang đi lên trời, bước vào thế giới huyền ảo của truyện cổ tích.
4. Điều gì đã khiến cho cánh rừng sương giá như ấm lên?
Trả lời:
Cảnh rừng sương gió ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất bật rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáng, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
k mk nhá mn . Đang cần trên 11 điểm hỏi đáp . Thanks mn nhiều .
# EllyNguyen #
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
mk mong đừng ai làm như vậy ^_^
Câu 1:Địa điểm trong bài thơ dược gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ dinh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như dó là cổng để đi lên trời.
Câu 2:.Qua màn sương khói huyền ào, từ cổng trời nhìn ra có thể thấy cả một không gian bất tận, những cánh rừng ngút ngàn cây trái và muôn vàn sắc màu cỏ hoa, những vạt nương, những lòng thung lúa đã chín vàng màu mật
ong, khoảng trời bồng bềnh mây trôi gió thoảng. Xa xa, thác nước trắng đổ từ triền núi cao xuống vang vọng ngân nga như khúc nhạc của đất ta Bên dòng suôi mát uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong soi mình xuống đáy nước. Không gian thật nguyên sơ, ta như bước vào cõi mơ.
Câu 3:đây là mình viết cò nếu bạn thích viết khác cũng được ^_^: .Em thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoá không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đang đi lên trời, bước vào thế huyền ảo của truyện cổ tích.
Câu 4:.Cảnh rừng sương gió ấm lên bởi có hình ảnh con người. Ai nấy tất rộn ràng vì công việc, người Tày từ khắp các ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáng, người Dao đi tìm măng hái nấm, tiếng xe ngựa vang lên suốt tri rừng hoang dã, những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
CHÚC BẠN HỌC TỐT ^_^
BÀI THƠ NHƯ NÓI LÊN SỰ CHĂM CHỈ CỦA NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI. HỌ CHĂM CHỈ,CẦN CÙ LÀM VIỆC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ MÌNH MUỐN. HỌ NHƯ NHỮNG VỊ THẦN, NGƯỜI MÀ NHUỘM XANH CẢ NẮNG CHIỀU. SỰ VẬT CŨNG NHÌN THẤY ĐIỀU ĐÓ. NHỮNG GIÓ THỔI VI VU. NHỮNG CHỊ SUỐI REO NGÂN NGA. CHÚNG LÀM ẤM CẢ KHU RỪNG SƯƠNG GIÁ. TẤT CẢ SỰ VẬT,CON NGƯỜI DÂN MIỀN NÚI ĐÃ TẠO NÊN 1 BỨC TRANH VỀ SỰ SỐNG.
Các dân tộc được kể đến Người Tày, người Giáy, người Dao rất đoàn kết.Ai cũng tất bật rộn ràng, làm cho bức tranh thiên nhiên trở nên ấm cúng, xua đi cái heo hút, hoang vắng của vùng núi cao cùng những sản vật đặc quyền của núi rừng “ Măng,nấm..” . “Áo chàm” là hình ảnh chiếc áo màu xanh quen thuộc của người dân tộc, màu xanh ấy thật mát mắt trong nắng chiều càng làm nổi bật hình ảnh con người dân lao động bình dị.
a. Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Nếu...thì. Vế câu chỉ điều kiện đặt trước, chỉ kết quả đặt sau.
b. Các vế câu chỉ được nối với nhau bằng quan hệ từ nếu. Vế câu chỉ kết quả đặt trước, chỉ điều kiện đặt sau.
a) Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm.
b) Con phải mặc ấm / nếu trời trở rét.
Khác với câu a) ở trên, ở câu b) ta thấy hai vế câu ghép được nối với nhau chỉ bằng một quan hệ từ nếu thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả.
Trong đó, vế 1 (Con phải mặc ấm) chỉ kết quả, vế 2 (trời trở rét) chỉ điều kiện.
Cuối tuần nào, em cũng dậy sớm cùng bố để ra công viên tập thể dục từ lúc trời còn nhá nhem tối. Đến lúc chạy bộ xong, hai bố con cùng ngồi ở ghế đá và nhìn về phía rạng đông.
Khi ánh sáng đã trở lại trên bầu trời nhưng vẫn chưa thật rõ nét, màn sương giăng giăng khắp nơi, trên từng vòm cây, ngọn cỏ và cả không khí đang hít thở. Công viên chìm trong sự im lặng tĩnh mịch, đâu đó vang lên tiếng hót khe khẽ của một chú chim vô danh... Tiếng hót như một giọt nước mắt thấm vào tâm hồn em và làm cho buổi sáng trở nên trong trẻo hơn. Cũng có nhiều người ra đây để vận động như em và bố. Có người đạp xe, chạy bộ, các ông bà tập dưỡng sinh. Những bước chạy đều đều, những nhịp đếm nhịp nhàng. Mặt hồ không một gợn sóng, sự mát lành của hơi nước theo gió phả vào mặt em làm em càng tỉnh táo hơn. Sau khoảng ba mươi phút chạy quanh hồ, em nghỉ ngơi ở một chiếc ghế đá đã cũ. Những cái cây cứ đứng bất động như vẫn đang say sưa trong một giấc mộng nào đó. Rồi từ đằng đông, những tia nắng đầu tiên như mũi tên sắc nhọn xuyên qua lớp sương, làm chúng vụn vỡ trong chốc lát. Xung quanh chỗ mặt trời mọc tỏa ra thứ ánh sáng hồng hồng vàng vàng đầy kì diệu. Các tia nắng tấn công mạnh mẽ hơn xuống trần gian và rồi mặt trời cũng xuất hiện đầy uy nghi. Công viên như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, trút bỏ tấm chăn có phần xám xịt, khoác lên mình chiếc áo tươi mới rực rỡ màu nắng. Những mảnh vỡ của lớp sương- tồn tại dưới dạng hình giọt đọng lại đầy trên những thảm cỏ xanh rờn. Điều này làm thảm cỏ có sức sống và lấp lánh hơn khi ánh mặt trời chiếu xuống. Từng bóng người cũng hiện ra rõ nét hơn, tiếng nói cười cũng văng vẳng hơn. Gió bắt đầu dạo chơi quanh một vòng quanh công viên từ xào xạc lá tới lăn tăn mặt hồ, và vấn vương trên mái tóc của người đang chạy. Đèn ở công viên đã tắt hẳn, một vài người gặp và chào nhau, trao nhau những câu chúc tốt lành của ngày mới. Đã có thêm nhiều chú chim vô danh điểm những nốt nhạc vào bản đàn của thiên nhiên...
Em rất thích ngắm cảnh công viên Vị Xuyên vào buổi sáng. Em mong rằng được bố dẫn đi đến công viên nhiều hơn, nhất là vào buổi sáng bình minh.
k cho mk nhá!
Vì từ XÔN XAO phù hợp với câu hơn hai từ LAO XAO, RÌ RÀO. XÔN XAO là từ thể hiện niềm vui của cảnh vật trong vườn Bác khi đón Bác trở về
Những con người trong nhịp sống lao động ở đây làm cho cảnh vật trở nên tươi vui, đầm ấm.
Chúc bạn học tốt ^^