K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2021

" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

 
24 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Đất nước Việt Nam ta ôi sao mà đẹp đẽ thơ mộng lạ kì! Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô;... mỗi nhà văn đưa em đi về một vùng đất mới, một vùng đất giàu có, hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Đến với vùng đất tận cùng của Tổ quốc- Sông nước Cà Mau, ta bắt gặp hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Mỗi địa danh nơi đây với những tên gọi mộc mạc gần gũi như chính con người nơi đây vậy. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáo là hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Từ vùng đất nơi có con người miền Tây giản dị mộc mạc chất phác nơi tận cùng Tổ quốc, đọc tác phẩm Vượt thác ta lại được dịp đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.

24 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Qua những văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô; em cảm thấy đất nước Việt Nam ta rất thơ mộng, đẹp đẽ giàu có hùng vĩ còn hoang sơ tràn đầy sức sống. Trên chuyến hành trình từ Nam ra Bắc, điểm đặt chân đầu tiên là Cà Mau vùng đất mũi của Tổ quốc. Nơi đây, hình ảnh một vùng sông nước với kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Tên đất, tên sông cũng mộc mạc, chân chất như con người. Chợ nổi Năm Căn với nhiều sắc màu độc đáolà hình ảnh của cuộc sống đông vui, tấp nập trù phú nhưng cũng rất nghênh ngang(?) của vùng đất rừng xanh của người dân nơi đây. Tạm biệt Cà Mau‐vùng đất tận cùng của Tổ Quốc hùng vĩ, rộng lớn và hoang sơ, chúng em tiếp tục hành trình đến miền Trung. Chúng em được đi thuyền ngược dòng sông Thu Bồn. Dòng sông ấy, chỗ thì hiền hòa, thơ mộng, chỗ thì dữ dội đầy thác nghềnh. Chính ở vùng sông dữ này, bản lĩnh của người miền Trung bộc lộ rõ nét nhất. Con người vững vàng, dạn dày, khỏe khoắn, dũng cảm, nhanh nhẹn đầy kinh nghiệm khi chèo lái con thuyền vượt qua thác nghềnh. Rời sông Thu Bồn, rời miền Trung đầy nắng, gió, chúng em đến vùng biển đảo Đông Bắc của Tổ Quốc. Đó là đảo Cô Tô. Cô Tô sau trận bão ta có thể chiêm ngưỡng một buổi sáng trong trẻo, sáng sủa nhất. Cả một vùng trời biển mênh mông như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Chân trời là một mâm bạc, đặt lòng đỏ quả trứng thiên nhiên là mặt trời. Đó là một mâm lễ phẩm của người dân chài tiến ra trong buổi bình minh dâng lên Mẹ Biển cả để mang về sự bình yên, sự ấm no cho con người. Em cảm thấy tự hào về con người và đất nước Việt Nam, tự hào vì mình là một người Việt Nam.

 

ngu như mày

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

* Cảm nhận :

Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.

2 tháng 2 2021

1.Trong văn bản "Vượt Thác" của Võ Quảng,hình ảnh dượng hương thư " giống như một hiệp sĩ của trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi hình.Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những đăm săn,xinh nhã bằng xương , bằng thịt đang hiển hiện trước mắt.So sánh như vậy,tác giả nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con ng trong công cuộc chế ngự thiên nhiên .Cũng như lúc DHT vượt thác, các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt,.....DHT lúc đó ko giống lúc ở nhà,tính nết nhu mì,...DHT là một hình ảnh ng lao động cực khổ,vất vả  vô cùng.Sau cuộc vượt thác ấy , hình ảnh DHT trong em là ng cha lao động thiết tha.

"kHI TA LỚN LÊN ĐẤT NƯỚC CX ĐÃ CÓ R

đất nc có trong nhx cái ngày"ngày xửa ngày xưa.." mẹ thg kể"

Đó là nhx cảm nhận về đất nc của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm,nhưng tôi tin chắc rằng, mỗi chúng ta,ai cx tự có cho mik 1 định nghĩa về đất nc.Đối với tôi,đất nc là tất cả những gì gần gũi,thân thương nhất:là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời,là nơi có nhx ng thân yêu,là nơi có mái đình cổ kính,có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó,...Và như thế,tình yêu đất nc nói ra cx thật giản đơn,yêu đất nc chính là yêu gia đình,yêu làng xóm thân quen,yeu những lũy tre bờ đê,yêu từng cánh đồng lúa chín,..Tình yêu đất nc bắt nguồn từ những điền bình dị thân quen như thế là biểu hiện ra trong đời sống hàng ngày .Với những ng lính tình yêu đất nc là sẵn sàng hi sinh,xả thân vì TỔ QUỐC.Với những ng dân là cố gắng lm vc để xây dựng gđ , xã hội.Với những em nhỎ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương,...Tình yêu đất nc lúc nào cx thg trực trong mỗi con ng.Chúng ta ai ai cx pk luôn ý thức đc trách nhiệm của bản thân trong vc bảo vệ đất nc,sẵn sang cống hiến khi TỔ QUỐC cần,cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh...Tình yêu đất nc là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi:"Tình yêu TỔ QUỐC là đỉnh núi bờ sông"

Ko biết có đúng vs đề bài mà bạn yêu cầu ko,nhưng mong bạn k cho mik Cảm ơn nhiều

3 tháng 2 2021

bạn ơi k nhanh nhé

25 tháng 2 2020

Câu 3 : Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.

Câu 9 :

I. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về ngôi trường mà em miêu tả.

Trường học là nơi ươm mầm cho các em học sinh những thế hệ tương lai của đất nước, trường học có thầy cô truyền đạt kiến thức và những người bạn thân thiết. Đối với em ngôi trường tiểu học gắn bó với nhiều kỉ niệm, quãng thời gian tươi đẹp nhất khi cắp sách đến trường.

II. Thân bài

Miêu tả chung về ngôi trường

- Trường em nằm ở một khu đất rộng.

- Ngôi trường mới xây vì vậy rất khang trang và hiện đại.

- Xung quanh trường bao phủ hàng cây xanh mát rượi.

Miêu tả chi tiết về ngôi trường

- Khu giảng dạy

+ Gồm có 3 tầng.

+ Khu giảng dạy có 12 phòng chia thành 4 khối thay phiên nhau học buổi sáng và buổi chiều.

+ Trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng viết, quạt.

+ Cửa sổ và cửa ra vào đều được làm bằng kính,.

- Khu thư viện

+ Nằm ở bên phải khu giảng dạy.

+ Thư viện có 1 phòng lớn có gần 1000 đầu sách khác nhau.

+ Trang bị máy tính phục vụ học sinh giáo viên.

- Khu thực hành

+ Nằm ở bên trái khu giảng dạy.

+ Phục vụ các thí nghiệm các môn Toán, Lý, Hóa....

- Khu nhà xe

+ Nằm ở phía sau khu giảng dạy.

+ Nơi để xe của các học sinh và giáo viên trong trường.

+ Có bác bảo vệ trông coi và giữ gìn trật tự.

- Sân trường

+ Trồng nhiều cây cối trong đó có các cây bóng mát như cây phượng, cây bàng...

+ Giữa sân trường là cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới.

+ Có bồn hoa trồng nhiều loại hoa khác nhau.

- Hoạt động con người

+ Phía trước cổng trường là bác bảo vệ làm nhiệm vụ canh gác.

+ Học sinh đang chăm chú nghe giảng và làm bài tập.

+ Giáo viên đang giảng bài trên lớp, tiếng giảng bài đều đều.

+ Lác đác một số học sinh đang ôn bài trên ghế đá cho tiết kiểm tra sắp đến.

III. Kết bài: Nêu một số cảm nhận về ngôi trường của em.

Ai cũng từng có một ngôi trường gắn bó, đối với em ngôi trường tiểu học có nhiều kỉ niệm nhất, những bước chân chập chững đầu tiên vào cấp 1 đã được thầy cô dìu dắt giúp em trưởng thành hơn. Em rất yêu và mãi nhớ về ngôi trường đầu đời.

Bài viết:

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc – Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Ngôi trường này đã gán bó với em trong nhiều năm qua, đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường được xây dựng trên một khu đất rộng ở trung tâm phường. Từ xa, em đã nhìn thấy dãy nhà đồ sộ thấp thoáng dưới hàng cây xanh.

Tấm biển trường màu xanh đặt trên hai đầu trụ cổng chính, cổng trường rộng, hai cánh cửa bằng sắt màu xanh lam bóng loáng. Bên trong cổng trường là phòng trực của đội cờ đỏ. Phòng trực như một cái lán gỗ nhưng rất xinh xắn, mái ngói đỏ tươi, thấp thoáng dưới tán cây me đầu ngõ. Sân trường được tráng xi măng, có "đường hiệu bộ" đi vào sân và vào các dãy phòng học. Dọc theo "đường hiệu bộ" này là các khóm hoa luôn rập rờn, rập rờn trong vòm lá xanh non. Ớ phía bên phải văn phòng là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước cột cờ này, trên mảnh sân này, mỗi sáng thứ hai chúng em làm lễ chào cờ. 

Mỗi lần chào cờ như thế, em luôn hình dung hình ảnh của đoàn quân Việt Nam đang hùng dũng tiến bước quân hành ra mặt trận, đem lại hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Bao quanh sân trường, nơi em có nhiều kí ức ấy là ba dãy nhà đứng thành hình chữ u. Dãy nhà cao nhất hướng ra cổng. Đó là dãy nhà hai tầng gồm mười sáu phòng học, tường quét vôi màu xanh nhạt, cửa lớn sơn màu xanh lam, cửa sổ là những ô cửa kính lấp loáng, sáng trong. Dãy nhà bên phải là thư viện, phòng y tế, phòng truyền thông và phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng nào cũng được trang trí mang tính thẩm mĩ và khoa học. Dãy nhà bên trái gồm tám phòng học nổi bật với tường vôi mới sơn, mái ngói đỏ tươi, cửa lớp làm bằng gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

Bên trong các trường học đều được trang trí đẹp mắt. Bảng đen bóng loáng, bàn ghế thẳng tắp thơm mùi gỗ mới. Trên tường những lẵng hoa nhiều màu sắc rực rỡ, rực rỡ như màu áo của các cô thiếu nữ. Nhìn bao quát xuống lớp học là ảnh Bác Hồ. Bác mỉm cười với chúng em. Mỗi lần nhìn ảnh Bác, em lại nhớ làu làu lời Bác dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Lời dặn dò của Bác trong thư em luôn ghi nhớ, nó thúc giục chúng em thi đua rèn đức luyện tài". Thi đua học tập tốt để tiếp nối bàn tay xây dựng quê hương. 

Rồi đây, từ mái trường thân yêu này, những cánh chim non sẽ bay cao, bay xa, bay đến mọi miền của Tổ quốc. Dù có đi đâu hay về dâu thì chúng em cũng không quên ngôi trường tiểu học này, nơi có biết bao bè bạn thân thương, có bao thầy cô sớm hôm chăm sóc, trang bị tri thức mỗi ngày. Em yêu nơi ấy biết nhường nào!

25 tháng 2 2020

câu 3: Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh sơn màu phong thủy hữu tình. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là mảnh đất rộng lớn, hùng vĩ, giàu sức sống hoang dã. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con kênh, con rạch chằng chịt còn nguyên vẻ hoang sơ, huyền bí. Bên cạnh vẻ đẹp hấp dẫn của cảnh sắc thiên nhiên là cảnh cuộc sống đông vui, tấp nập của chợ Năm Căn, nét văn hóa độc đáo của người dân vùng sông nước. Đây là vùng đất vô cùng đẹp mà bất cứ chúng ta ai cũng muốn được đặt chân đến.

câu 9: 1. Mở bài: Giới thiệu về trường tiểu học Nguyễn Lương Bằng và tình cảm, gắn bó, tự hào về trường mình.

2. Thân bài: Biểu cảm về ngôi trường qua các khía cạnh như.

  • Vẻ đẹp của ngôi trường (khang trang, rộng lớn…)
  • Hàng cây hoa sữa xanh tốt, hương thơm ngào ngạt…
  • Tên trường mang tên phó chủ tịch nước
  • Tượng đài bác Nguyễn Lương Bằng trang nghiêm.

Kỉ niệm sâu sắc với ngôi trường.

  • Ngày đầu tiên tới trường (bỡ ngỡ, rụt rè…)
  • Kỉ niệm với bạn bè: (chia nhau cái bánh, cái kẹo, giúp đỡ nhau học tập, gắn bó như anh em…)
  • Kỉ niệm với thầy cô: dạy dỗ em nên người, hình thành nhân cách, quan tâm tới học sinh, truyền đạt những kiến thức bổ ích…

Công dụng của ngôi trường:

  • Cho em kiến thức bao la, rộng lớn. Ngôi nhà thứ hai của em
  • Vun đắp tình bạn bè, tình thầy trò ấm áp, thiết tha.
  • Nhen nhóm ước mơ và cho ta hành trang thực hiện mơ ước..

3. Kết bài: Khẳng định tình cảm yêu mến và dù mai sau có đi đâu thì vẫn nhớ về ngôi trường thân yêu.

hok tốt/skr

ĐỀ SỐ 11.I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trướccâu trả lời đúng.1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?A. Dế Mèn phiêu lưu kíB. Đất rừng phương NamC. Quê nộiD. Rừng U Minh2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?A. Vùng cực nam của Tổ quốcB. Vùng Tây Nam BộC. Vùng sông nước miền TâyD. Vùng Nam Trung Bộ3. Cảnh...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 11.

I. Trắc nghiệm.( 4,0 điểm)
Trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước
câu trả lời đúng.
1. Văn bản Sông nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Đất rừng phương Nam
C. Quê nội
D. Rừng U Minh
2. Cảnh sông nước Cà Mau thuộc vùng đất nào?
A. Vùng cực nam của Tổ quốc
B. Vùng Tây Nam Bộ
C. Vùng sông nước miền Tây
D. Vùng Nam Trung Bộ
3. Cảnh nào dưới đây nêu nhận xét không đúng về đoạn trích Sông
nước Cà Mau?
A. Cảnh sông nước là một vùng rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống mang
vẻ đẹp hoang sơ, tươi mới.
B. Chợ Năm Căn là hình ảnh thu nhỏ về một cuộc sống tấp nập, trù
phú, có vẻ đẹp rất riêng của vùng đất Mũi.
C. Đoạn trích thể hiện năng lực quan sát rất tinh tế của tác giả để tạo
nên một bức tranh kí họa về sông nước Cà Mau thấm đẫm tình người.
D. Trí tưởng tượng bay bổng, cách ví von so sánh độc đáo cũng góp
phần tạo nên vẻ đẹp kiêu hãnh của vùng đất cực Nam Tổ quốc.
4. Dòng nào dưới dây nêu phương thức biểu đạt chủ yếu được sử
dụng trong đoạn trích Sông nước Cà Mau?
A. Tự sự
B. Biểu cảm kết hợp với tự sự
C. Miêu tả
D. Tự sự kết hợp với miêu tả

5. Điểm giống nhau giũa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà
Mau là gì?
A. Cùng hướng về vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh sông nước
B. Cùng tả cảnh sông nước của miền Nam
C. Đều tập trung khắc họa vẻ đẹp sức mạnh của con người
D. Đều tái hiện cuộc sống mưu sinh nhọc nhằn của người dân
6. Nhân vật chính xuất hiện trong đoạn trích Vượt thác là ai?
A. Nhân vật" tôi"
B. Chú Hai
C. Con chú Hai
D. Dượng Hương Thư
7. Miêu tả cảnh Vượt thác trên sông Thu Bồn, tác giả muốn ca ngợi
điều gì?
A. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn khoáng đạt của
người lao động
B. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền thiên nhiên
rộng lớn, hùng vĩ
C. Trí tuệ của con người trong cuộc đấu tranh trinh phục thiên nhiên
đầy sức mạnh bí ẩn
D. Nghệ thuật chèo thuyền vượt thác của những người dân vùng sông
nước miền Nam Bộ
8. Đoạn trích miêu tả cảnh Vượt thác theo trình tự nào?
A. Con thuyền đi từ đoạn sông phẳng lặng rồi vượt qua đoạn sông
nhiều thác dữ và cuối cùng đến được đoạn sông yên ả vùng đồng
bằng
B. Từ đoạn sông có nhiều thác dữ, con thuyền, dưới tay chèo cự
phách của Dượng Hương Thư đã về được đoạn sông bình yên rất an
toàn
C. Thuyền từ đoạn sông vùng đồng bằng vượt thác có lúc do địa hình
hiểm trở lại quay đầu trôi tuột về Hòa Phước rồi mới tiếp tục vượt
thức

D. Thuyền vượt thức từ sáng cho đến chiều tối mới qua được vùng
nước lũ chảy xiết vô cùng nguy hiểm
II. Tự luận ( 6,0 điểm).
Câu 1. Những chi tiết nào trong văn bản Sông nước Cà Mau thể hiện
sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng dước miền Tây Nam Bộ?
( 1,0 điểm)
Câu 2. Khi đã già, Dế Mèn thường kể lại cho các cháu của mình nghe
về những cuộc phiêu lưu trước đây và giúp các cháu rút ra những bài
học bổ ích. Hôm nay, Dế Mèn kể về Dế Choắt. Em hãy thay lời Dế
Mèn để kể lại kỉ niệm về chú Dế Choắt bất hạnh. ( 5,0 điểm)

mình tich luôn mình cần gấp

0