Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài 1a, trạng ngữ chỉ nguyên nhân
ví dụ : vì trời mưa, nên em đi học muộn
b, trạng ngữ chỉ mục đích
ví dụ :.....
- Để học văn tốt, em cần đọc sách báo nhiều hơn nữa.
- Để lập thành tích cháo mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng em thi đua học tốt. .................................
c, trạng ngữ chỉ phương tiện
ví dụ...Với đôi cánh này, chúng có thể bay vút lên không gian và lượn những vòng tròn thật lớn.
....................................
Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.
Trong bài còn rất nhiều, bạn tự kiếm thêm nhé
Bài 1a:TN chỉ nguyên nhân
VD:+ Do chặt phá rừng, nên không ít hậu quả TN đã giáng xuống đầu con người.
+ Do sự nỗ lực không ngừng, chúng tôi đã thành công trong việc ...
b,TN chỉ mđ:
VD:+ Muốn học tốt bạn phải chăm hơn
+ Để đạt đc mđ hắn làm rất nhiều việc xấu
c,TN chỉ phương tiện
VD: +Với con ngựa sắt này, chúng ta có thể du ngoạn bất cứ đâu.
+ Nhờ chiếc xe buýt tân tiến hiện nay, chúng ta có thể giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông.
Bài 2:
Ngay từ nhỏ,tôi đã từng đc nghe nói nhiều về tre về trúc,mà sao tôi chưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ."Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi"- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xg cuốn sách đc coi là biểu tượng của DTVN này.
Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.VD:xa,nhớ,yêu,đường,xe,....
Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
– Từ ghép: gồm 2 tiếng ghép lại và có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
+Từ ghép phân loại: nhà ngói, nhà tầng, biệt thự…
+Từ ghép tổng hợp: quần áo, nhà cửa, xe cộ…
– Từ láy: cấu tạo gồm 2 tiếng trở lên và có quan hệ về mặt âm. Từ láy cũng có 2 kiểu đó là:
+ Láy bộ phận:lung linh,khanh khách
+ Láy toàn bộ:xinh xinh,...
Từ đơn:
- Theo khái niệm chính xác trong SGK biên soạn thì từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa tạo thành.
Ví dụ về từ đơn có rất nhiều như sách, vở, bút, tốt, đẹp, xấu, ngày, tháng, năm…
Từ phức:
- Từ phức ít nhất từ 2 hoặc nhiều hơn 2 từ tạo thành. Khi chia tách từ phức, tức là mỗi từ đứng lẻ chúng có nghĩa hoặc không có nghĩa. Từ phức tiếp tục chia ra làm 2 loại khác nhau là từ ghép và từ láy.
~ HT ~
Phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.
Tác dụng: so sánh nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau.
Cách nhận biết: Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh có các dấu hiệu nhận biết đó là từ so sánh ví dụ như: như, là, giống như. Đồng thời qua nội dung bên trong đó là 2 sự vật, sự việc có điểm chung mang đi so sánh với nhau.
Cấu tạo
Một phép so sánh thông thường sẽ có vế A, vế B, từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.
2. Một số phép so sánh thường dùng
– So sánh sự vật này với sự vật khác.
Ví dụ: Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ.
– So sánh sự vật với con người hoặc ngược lại.
Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành.
– So sánh âm thanh với âm thanh
Ví dụ: Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
– So sánh hoạt động với các hoạt động khác.
Ví dụ: Con trâu đen chân đi như đập đất
Chủ ngữ là thành phần chính của câu, là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt được ý trọn vẹn, thành phần không bắt buộc phải có mặt được gọi là thành phần phụ. Ngoài chủ ngữ thì vị ngữ cũng là thành phần chính của câu.
Chủ ngữ của câu là bộ phận chính của câu kể tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, tính chất, trạng thái, được miêu tả ở vị ngữ v.v … Chủ ngữ thường trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?
Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong một số trường cụ thể thì động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.
Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
Có nhiều định nghĩa về hoán dụ khác nhau nhưng chúng đều có điểm chung đó là hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm bằng tên của một sự vật, một hiện tượng hoặc một khái niệm khác. Chúng có nhiều nét gần gũi với nhau để nhằm mục đích làm cho sự diễn đạt tốt hơn.
Có 4 kiểu hoán dụ đó là:
– Lấy 1 bộ phận dùng để gọi toàn thể.
– Lấy vật dùng để chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi các sự vật.
– Lấy những điều cụ thể để nói về thứ trừu tượng.
VD:
– Anh ấy chính là một tay săn bàn được xếp hạng trong đội bóng.
=> Chính là kiểu 1: lấy bộ phận “tay” để gọi toàn thể “anh ấy”.
Tham khảo:
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó.
VD:Ăn trắng mặc trơn; Ăn trên ngồi trốc; Dốt đặc cán mai; Đơn thương độc mã; Mẹ tròn con vuông; Chân cứng đá mềm, Qua cầu rút ván; Già đòn non nhẽ…
_Thành ngữ là những cụm từ mà được sử dụng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành một câu có ngữ pháp hoàn chỉnh nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.Ví dụ :Mẹ tròn con vuông, Chân cứng đá mềm,…
-Trạng ngữ chỉ thời gian:
+Ngày mai, anh ta đi chơi.
+buổi sáng, tôi đi chơi với các bạn.
+Hôm qua, bạn An bị điểm kém.
+Vào ngày mai, lớp tôi sẽ có bài kiểm tra môn văn
+Mọi ngày bây giờ tôi đã cày được ba sào ruộng rồi
-Trạng từ chỉ nơi chốn địa điểm:
+Tôi đang đứng ở đây.
+Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài.
+Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội.
+Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn thu mình trong giấc ngủ mệt mỏi.
+Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình.
-Trạng ngữ chỉ phương tiện:
+:Với giọng kể trầm ấm , nhẹ nhàng , bà đã kể cho chúng tôi nghe câu truyện Thạch Sanh rất hay
+Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
+Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
+ Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.
+Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đã giúp Chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.
-Trạng ngữ chỉ cách thức:
+Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.
+Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.
+Với giọng kể trầm ấm ngọt ngào, bà đã kể cho chúng tôi câu chuyện Cây khế rất hay.
+Với khả năng kì diệu mà tạp hóa ban cho, chẳng mấy chốc cậu ấy đã làm cho mọi vật bừng lên sức sống.
+Bạn An với một sức mạnh phi thường đã vượt qua bệnh tật
Buổi tối hôm nay , gia đình em sẽ đi chơi công viên.
=> chỉ thời gian
Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
2) Thể loại: bút kí chính luận. Ngôi kể j thì mk hok rỏ lắm
3)Có 4 kiểu:
- Câu định nghĩa: VD: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
- Câu giới thiệu: VD: Mẹ tôi là bác sĩ.
- Câu miêu tả: VD: Hôm nay là là một ngày đẹp trời
- Câu đánh giá:VD:Cô ấy là người văn minh, lịch sự.
Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại .
Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn ( có đủ chủ ngữ , vị ngữ ) và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác .
Câu ghép là câu có từ 2 cụm C – V trở lên, không bao chứa nhau.
– Mỗi cụm C-V của câu ghép có dạng 1 câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
VD: Trời mưa to, nước sông dâng cao.
Có 2 loại câu ghép :
a. Câu ghép chính phụ: QHT – VP – QHT – VC hoặc VC – QHT – VP.
* Khái niệm: Gồm 2 vế: VC và VP, vế phụ bổ sung ý nghĩa cho vế chính, giữa 2 vế được nối với nhau bằng qht.
* Phân loại:
– CGCP chỉ quan hệ nguyên nhân-kq.
VD: Bởi nó không nghe lời thầy cô giáo nên nó hoch hành chẳng ra sao cả!
– CGCP chỉ qh điều kiện (gt).
VD: Hễ còn 1 tên xâm trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!
– CGCP chỉ qh nhượng bộ – tăng tiến.
VD: Nó không những thông minh mà nó còn chăm chỉ nữa.
– CGCP chỉ qh hành động – mục đích.
VD: Chúng ta phải học tập tốt để cha mẹ vui lòng.
b. Câu ghép đẳng lập.
* Khái niệm: Các vế bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, thường nối với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng các qht liên hợp.
* Phân loại:
– CG đẳng lập không dùng qht.
VD: Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
– CG đẳng lập có dùng qht.
+ Chỉ qh bổ sung hoặc qh đồng thời.
VD: Cái đầu lão ngoẹo về 1 bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
+ Chỉ qh tiếp nối.
VD: Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau.+ Chỉ qh tương phản.
VD: Con dường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ.
* Lưu ý: Câu ghép có thể có nhiều vế. MQH giữa các vế của câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau.
VD: (1) Tôi nói mãi (2) nhưng nó không nghe tôi (3) nên nó thi trượt.
- 3 vế câu và có 2 loại qh.
+ Vế 1, 2: qh tương phản.
+ Vế 2, 3: qh nguyên nhân.
P/s : qh là quan hệ
TK
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?.
Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây
Tham khảo:
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,… của sự việc nêu ở trong câu. Trạng ngữ trả lời cho các câu hỏi Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?.
Ví dụ: Ở dưới sân trường, dưới tán cây phượng, mấy bạn học sinh nữ đang chơi nhảy dây.