K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2021

câu 1 : đó là tính chuẩn mực, có quy tắc, không lai căng pha tạp, tính lịch sự và văn hóa của lười nói.

câu 2 : chúng ta cần phải tôn trọng tiếng việt, tuân thủ các quy tắc sử dụng tiếng việt và phải chuẩn mực trong từng lời ăn tiếng nói của mình.

12 tháng 9 2021

Câu 1 : Sự trong sáng của Tiếng Việt được biểu thị ở những phương diện sau:

1:Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực ,quy tắc chung về phát âm,chữ viết;cách dùng từ,đặt câu,cấu tạo lời nói,bài văn...

2:Sự trong sáng không dung nạp tạp chất,lai căng,lạm dụng yếu tố ngôn ngữ khác

3:Sự trong sáng biểu hiện ở tính văn hóa,lịch sự của lời nói

Câu 2 :Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt người Việt Nam cần : 

-Ý thức quý trọng,yêu mến Tiếng Việt 

-Hiểu biết cần thiết về Tiếng Việt

-Có ý thức sử dụng đúng các chuẩn mực,quy tắc của Tiếng Việt,đảm bảo tính lịch sự,có văn hóa trong giao tiếp

 

 

2 tháng 3 2016

Câu 1 :

Muốn thấy được tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du, chúng ta cần đặt các từ ngữ trong mục địch chỉ ra những nét tiêu biểu trong diện mạo hoặc tính cách các nhân vật " Truyện Kiều" cùng lúc so sánh đối chiếu với các từ tương đương, gần nghĩa, đồng nghĩa mà các nhà văn đó đã không sử dụng

Hai nhà văn đã sử dụng các từ ngữ sau đây :

- Kim Trọng : rất mực chung tình

- Thúy Vân : cô em gái ngoan

- Hoạn thư : người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt

- Thúc sinh : sợ vợ

- Từ Hải : chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ

- Tú Bà : nhờn nhợt màu da

- Mã Giám Sinh : Mày râu nhẵn nhụi

- Sở Khanh : chải chuốt dịu dàng

- Bạc Bà, Bạc Hạnh : miệng thề "Xoen xoét"

Để thấy được mức độ chuẩn xác của việc dùng các từ ngữ trên ta dùng cách : Đối với mỗi từ ngữ  dùng cho mỗi nhân vật nêu trên ta có thể hồi tưởng lại những chi tiết tiêu biểu trong " Truyện Kiều" với từng nhân vật đó mà Nguyễn Du đã viết.

Câu 2 :

Đặt lại các dấu câu vào vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn sau đây của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu :

" Tôi có lấy một ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận - dọc đường đi của mình - những dòng nước khác. Dòng ngôn từ cũng vậy - một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của nó, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại đem lại"

Câu 3 : 

- Từ "Microsoft" là tên riêng của một công ty; từ "cocorruder" là anh từ tự xưng nên giữ nguyên

- Từ "file" cần thay bằng tiếng Việt là tệp tin . Từ hacker có thay bằng tiếng VIệt là kẻ đột nhập trái phép cho dễ hiểu.

 

8 tháng 7 2018

Đáp án D

13 tháng 3 2019

Đáp án A

7 tháng 11 2018

Đáp án C

24 tháng 2 2018

Mở bài

  • Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.
  • Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ.
  • Những từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.

Thân bài

Giải thích:

  • Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.
  • Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.
  • Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.

Kết bài

  • Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hội.
  • Chủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.
24 tháng 2 2018

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại.

Thế nhưng, hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Đáng quan tâm nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Tất nhiên, cũng phải thừa nhận rằng trong sự phát triển mau lẹ của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin, nhiều thuật ngữ mới ra đời mà chưa có trong tiếng Việt, nên phải dùng những thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài khi nói và viết tiếng Việt như Internet, trang web..., song đáng chê trách nhất vẫn là việc dùng chữ viết nước ngoài (chủ yếu là chữ Anh) thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng như show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)... một cách tự nhiên như thể đó là những từ tiếng Việt mà ai cũng hiểu. Có ý kiến ngụy biện cho rằng hiện tượng này nên khuyến khích vì đấy là một cách học và thực hành tiếng Anh, một công cụ không thể thiếu để hội nhập quốc tế. Nhưng thực ra, muốn thực hành ngoại ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nói, viết hẳn bằng tiếng nước ngoài mà mình học ở các lớp học ngoại ngữ, các lớp đại học dạy bằng tiếng nước ngoài, hoặc tạo cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài ở Việt Nam. Còn khi nói và viết tiếng Việt thì tránh dùng tiếng lai, trừ trường hợp bất đắc đĩ. Các cụ xưa gọi người sính dùng chữ gốc Hán là người “hay chữ lỏng" và có câu nói “dốt đặc còn hơn hay chữ lỏng”.

Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen dùng chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là nói “tiếng lai”. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, phong trào cứu quốc, nâng cao tinh thần dân tộc thôi thúc sinh viên, học sinh từ bỏ cách nói chen tiếng Pháp.

Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng trước đây thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng tin gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Ví dụ như vì sao báo chí, hay thậm chí cả trong văn bản chính thức của nhà nước, thường dùng cụm từ “người tham gia giao thông” thay cho “người đi đường"? Thực tế, người dân không bao giờ sử dụng từ “tham gia giao thông”. Người ta thường dặn dò nhau “đi đường phải cẩn thận” chứ chẳng ai nói “tham gia giao thông phải cẩn thận” bao giờ!

Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt theo tấm gương Bác Hồ, Nhà nước có quy định chặt chẽ và Viện Ngôn ngữ học phải có trách nhiệm đề xuất, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú !tr ng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Loại trừ sự lố bịch trong việc dùng tiếng lai cũng là một khía cạnh thể hiện niềm tự hào và tôn trọng ý thức dân tộc trong ngôn ngữ, góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.



Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Pls help me :(

 

1

 Câu 1:Nguyễn Du sinh năm Ất Dậu (1765), niên hiệu Cảnh Hưng, tại Thăng Long. Tổ tiên ông vốn từ làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (thuộc Hà Tây và nay thuộc Hà Nội) sau di cư vào xã Nghi Xuân, huyện Tiên Điền (nay là làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).

Nguyễn Du thuộc về một gia đình khoa hoạn nổi danh ở làng Tiên Điền về thời Lê mạt. Trước ông, sáu bảy thế hệ viễn tổ đã từng đỗ đạt làm quan.

Đến thân phụ ông là Nguyễn Nghiễm (1708-1775), đậu Nhị giáp tiến sĩ, làm quan đến chức Đại tư đồ (Tể tướng), tước Xuân Quận Công dưới triều Lê… Ngoài là một đại thần, ông Nghiễm còn là một nhà thơ, một nhà nghiên cứu sử học. Ông Nghiễm có cả thảy tám vợ và 21 người con trai. Người con trưởng là Nguyễn Khản (1734-1786) đỗ Tam giáp tiến sĩ, làm quan tới chức Tham Tụng, tước Toản Quận Công (con bà chính, rất mê hát xướng, nổi tiếng phong lưu một thời, thân với chúa Trịnh Sâm), người con thứ hai là Nguyễn Điều đỗ Hương cống, từng làm trấn thủ Sơn Tây. Nếu kể theo thứ tự này, thì Nguyễn Du đứng hàng thứ bảy, nên còn được gọi là Chiêu Bảy.

Mẹ Nguyễn Du là bà Trần Thị Tần (1740-1778), con gái một người thuộc hạ làm chức câu kế, người xã Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Bà Tần là vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, trẻ hơn chồng 32 tuổi. Bà sinh được năm con, bốn trai và một gái.

Thuở nhỏ Nguyễn Du sống trong nhung lụa, nhưng cuộc sống này kéo dài không quá mười năm. Vì 10 tuổi đã mồ côi cha, năm 13 tuổi, mồ côi mẹ, ông và các anh em ruột phải đến sống với người anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản (khi ấy ông Khản đã hơn Nguyễn Du 31 tuổi)).

Năm 1780, khi ấy Nguyễn Du mới 15 tuổi thì xảy ra “Vụ mật án Canh Tý”: Chúa Trịnh Sâm lập con thứ là Trịnh Cán làm thế tử, thay cho con trưởng là Trịnh Tông. Ông Khản giúp Trịnh Tông, việc bại lộ, bị giam. Đến khi Trịnh Tông lên ngôi, ông Khản được cử lên làm Thượng thư Bộ Lại và Tham tụng. Quân lính khác phe (sử gọi là “kiêu binh”) không phục, kéo đến phá nhà, khiến ông Khản phải cải trang trốn lên Sơn Tây sống với em là Nguyễn Điều rồi về quê ở Hà Tĩnh. Thế là anh em Nguyễn Du từ bấy lâu đã đến nương nhờ ông Khản, mỗi người phải mỗi ngã.

Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài), sau đó không rõ vì lẽ gì không đi thi nữa. Trước đây, một võ quan họ Hà (không rõ tên) ở Thái Nguyên, không có con nên đã nhận ông làm con nuôi. Vì thế, khi người cha này mất, Nguyễn Du được tập ấm một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

Năm 1786, Tây Sơn bắt đầu đưa quân ra Bắc Hà.

Năm 1789, Nguyễn Huệ, một trong ba thủ lĩnh của nhà Tây Sơn đã kéo quân ra Bắc đánh tan hai mươi mấy vạn quân Thanh sang tiến chiếm Đại Việt. Nguyễn Du cũng chạy theo vua Lê Chiêu Thống (1766-1793) nhưng không kịp, đành trở về quê vợ, quê ở Quỳnh Côi ở Thái Bình, sống nhờ nhà người anh vợ là danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn (1750-?).

Được vài năm, Nguyễn Du về Nghệ An. Năm 1796, nghe tin ở Gia Định, chúa Nguyễn Ánh (1762-1819) đang hoạt động mạnh, ông định vào theo, nhưng chưa đi khỏi địa phận Nghệ An thì đã bị quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Thuận chỉ huy, bắt giữ ba tháng. Trở về Tiên Điền (Hà Tĩnh), ông sống chật vật một thời gian dài cho đến mùa thu năm 1802, khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, thì ông được gọi ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Năm 1802, ông nhậm chức Tri huyện tại huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Tháng 11 cùng năm, đổi làm Tri phủ Thường Tín (Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

Kể từ đó, Nguyễn Du lần lượt đảm đương các chức việc sau: Năm 1803: đến cửa Nam Quan tiếp sứ thần nhà Thanh, Trung Quốc.

Năm 1805: thăng hàm Đông Các điện học sĩ.

Năm 1807: làm Giám khảo trường thi Hương ở Hải Dương.

Năm 1809: làm Cai bạ dinh Quảng Bình.

Năm 1813: thăng Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc.

Sau khi đi sứ về vào năm 1814, ông được thăng Hữu tham tri Bộ Lễ.

Năm 1820, Gia Long mất, Minh Mạng (1791-1840) lên ngôi, Nguyễn Du lại được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường thì mất đột ngột (trong một trận dịch khủng khiếp làm chết hàng vạn người lúc bấy giờ) ở kinh đô Huế vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn tức 18 tháng 9 năm 1820

Lúc đầu (1820), Nguyễn Du được táng ở xã An Ninh, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Bốn năm sau mới cải táng về Tiên Điền (Hà Tĩnh).

 Tác phẩm bằng chữ Hán:

Tính đến tháng 5 năm 2008, giới chuyên môn đã sưu tập được 249 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, được chia ra như sau:

  • Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên) gồm 78 bài, viết chủ yếu trong những năm tháng trước khi làm quan nhà Nguyễn.
  • Nam trung tạp ngâm (Ngâm nga lặt vặt lúc ở miền Nam) gồm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế, Quảng Bình và những địa phương ở phía nam Hà Tĩnh.
  • Bắc hành tạp lục (Ghi chép linh tinh trong chuyến đi sang phương Bắc) gồm 131 bài thơ, viết trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc.

     Tác phẩm bằng chữ Nôm

  • Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới về nỗi đan đứt ruột. Tên phổ biến là Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái có tài sắc.Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Trong văn bản do Đàm Quang Thiện hiệu chú có dẫn lại ý của ông Trần Thanh Mại trên “Đông Dương tuần báo” năm 1939, thì Nguyễn Du viết bài văn tế này sau một mùa dịch khủng khiếp làm hằng triệu người chết, khắp non sông đất nước âm khí nặng nề, và ở khắp các chùa, người ta đều lập đàn giải thoát để cầu siêu cho hàng triệu linh hồn. Ông Hoàng Xuân Hãn cho rằng có lẽ Nguyễn Du viết Văn chiêu hồn trước cả Truyện Kiều, khi ông còn làm cai bạ ở Quảng Bình (1802-1812). Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm.
  • Thác lời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát. Nội dung là thay lời anh con trai phường nón làm thơ tỏ tình với cô gái phường vải.
  • Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế, để bày tỏ nỗi uất hận vì mối tình với hai cô gái phường vải khác.
    Còn lại thì mình chịu=)
28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội và là một trong những việc làm cần thiết mà mỗi người trong chúng ta cần phải làm. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

Chủ đề: Ôn tập ngữ văn 12 Câu hỏi: Môn Tiếng Việt thực hành I. Những câu sau đây sai ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng. 1. Tình cảm của anh đối với chúng tôi. 2. Tháng 12/2006, Vietnam Airlines từng yêu cầu hai hành khách là Nguyễn Thái Sơn, trú tại Tây Hồ Hà Nộu và Lâm Tấn Ngạn, trú tại quận 12, TP HCM. 3. Cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến cho Ban giám đốc quyết định...
Đọc tiếp

Chủ đề: Ôn tập ngữ văn 12 Câu hỏi: Môn Tiếng Việt thực hành I. Những câu sau đây sai ở chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng. 1. Tình cảm của anh đối với chúng tôi. 2. Tháng 12/2006, Vietnam Airlines từng yêu cầu hai hành khách là Nguyễn Thái Sơn, trú tại Tây Hồ Hà Nộu và Lâm Tấn Ngạn, trú tại quận 12, TP HCM. 3. Cân nhắc những điều kiện của hợp đồng khiến cho Ban giám đốc quyết định lựa chọn phương án thứ nhất. 4. Một người đi trên chiếc Kia Forte quay được cảnh đoàn siêu xe chạy trên đường cao tốc cách đây khoảng một tháng và xuất hiện trên mạng tuần trước. 5. Ý chí tự lập của anh trong mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh bình thường hay éo le. 6. Đang là Phó Chủ tịch kiêm Trưởng ban Công an, chỉ vì bênh em gái, mà em gái Nẫm lại là chúa hay cậy thế gào làng ăn vạ. 7. Kết hợp với công an tỉnh bạn, cả ba tên cướp đã bị bắt cách nơi chúng gây án hơn 1000km. 8. Là một sinh viên mới bước vào trường, ngay từ ngày đầu đã khiến tôi bị phân tán tư tưởng. 9. Đây là một bộ phim chống gián điệp Liên xô nổi tiếng. 10. Để các em học sinh có những ngày hè bổ ích nên địa phương đã tổ chức nhiều điểm sinh hoạt hè với nhiều hoạt động phong phú. 11. Trong lúc hàng nội địa đang bị tràn ngập bởi hàng ngoại. 12. Chàng dũng sĩ vung gươm lao về phía con quái vật, miệng ngoác rộng nhe hàm răng nhọn hoắt. 13. Là một viên chức bình thường, chai rượu ngoại đó có giá tương đương nửa tháng lương của chị Hà. 14. Siêu mẫu Lâm Chí Linh, người vừa tạo dựng tên tuổi với bộ phim Xích Bích.

0
4 tháng 7 2017

Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc

Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:

    + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

    + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

12 tháng 10

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện như sau:

- Tôn giáo: Tôn giáo hay triết học ở nước ta đều không phát triển bởi người Việt không cuồng tín tôn giáo mà cũng chẳng say mê triết học.

- Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, tất cả đều chưa phát triển đến độ trở thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca – nghệ thuật cũng không phát triển đến tuyệt kĩ. Người ta yêu nghệ thuật, dễ dàng làm được dăm ba câu thơ nhưng ít người gắn bó, kiếm tiền được từ nghề này...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/soan-van-12-nhin-ve-von-van-hoa-dan-toc

12 tháng 10 2018

Từ nước ngoài không cần thiết là từ Valentine, có thể thay thế bằng từ ngày lễ tình yêu/ ngày lễ tình nhân.