Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
EM HÃY NHẬN XÉT VỀ CÔNG CUỘC CẢI CÁCH VÀ ĐỔI MỚI CỦA TRUNG QUỐC (1978)?
→ công cuộc cải cách và đổi mới của Trung Quốc 1978 là cuộc cải cách đúng đắn , giúp Trung Quốc thoát khỏi khủng hoảng trong nước và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng
VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ THỂ HỌC TẬP NHỮNG KINH NGHIỆM GÌ TỪ CUỘC CẢI CÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?
– Cải cách, đổi mới phải kiên định mục tiêu chủ nghĩa xã hội , làm cho mục tiêu đó có hiệu quả hơn bằng những bước đi, biện pháp đúng đắn, thích hợp…
– Đảm bảo quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam; nắm vững nguyên lí chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; lấy dân làm gốc…
– Đổi mới toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị phải thận trọng…
Đường lối, thành tựu trong công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978 đến nay).
- Chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường hóa: Trung Quốc đã chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung đối diện với nhiều khó khăn kinh tế và xã hội. Họ đã thúc đẩy sự thay đổi sang mô hình thị trường hóa, cho phép các thực thể kinh doanh và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế với sự cạnh tranh.
- Nâng cao đời sống dân dã và phát triển kinh tế: Trung Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong suốt thập kỷ qua, từng bước nâng cao đời sống của hàng tỷ người dân và trở thành một trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
- Mở cửa với thế giới: Trung Quốc đã tham gia tích cực vào thị trường thế giới và hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư và công nghệ từ nước ngoài. Điều này đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.
- Cải cách trong quản lý và hành chính: Cải cách đã xảy ra không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trong hành chính và quản lý. Điều này bao gồm sự đổi mới trong việc thúc đẩy tích cực sự nghiệp của nhân dân và trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và quản lý hiệu quả.
Bài học kinh nghiệm từ công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc đã cung cấp cho Đảng và chính phủ Việt Nam nhiều bài học quan trọng. Đặc biệt, nó đã giúp nhấn mạnh sự cần thiết của việc chuyển từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang mô hình thị trường hóa, khuyến khích đầu tư và hợp tác quốc tế, và sự quản lý hiệu quả và phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có bản sắc và điều kiện riêng, nên việc áp dụng những bài học này cần phải phù hợp với tình hình cụ thể của từng quốc gia.
Trung Quốc và Liên Xô có một số điều khác nhau nhau cơ bản như:
- Thứ nhất, theo ông Bazhanov, thứ nhất là hai nước có vị trí khác nhau. Trung Quốc rơi vào hỗn loạn sau Cách mạng văn hóa (1966 – 1976). Tới năm 1978, phần lớn người Trung Quốc hiểu rằng họ cần một cuộc cải tổ triệt để. Trong khi đó, Liên Xô năm 1985 vẫn mạnh nên hầu hết người dân vẫn tự coi mình là cường quốc với nền kinh tế hoạt động tốt, xã hội ổn định, trật tự, hơn hẳn Trung Quốc thời kỳ trước cải tổ 1978. Nói cách khác, người Liên Xô không nhiệt tình cải cách như láng giềng Trung Quốc.
Thứ hai, cơ cấu tổ chức của hai nước có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Trong lúc phe “cải cách” áp đảo phe “bảo thủ” trong giới cầm quyền Trung Quốc thì tình hình ngược lại ở Liên Xô: ông Gorbachev bị nhiều thành viên “bảo thủ” trong bộ chính trị và nhiều quan chức quân sự chống đối quyết liệt.
Thứ ba, người đứng đầu cuộc cải cách ở Trung Quốc là ông Đặng Tiểu Bình có nhiều kinh nghiệm, được tự do đưa ra những cải tổ sâu rộng. Còn cuộc cải cách ở Liên Xô được tiến hành bởi những người có quyền lực hạn chế do bị những lực lượng thủ cựu kìm hãm.
Nguyên nhân thứ tư là tình trạng xã hội, kinh tế hai nước khác nhau. Trước cải cách, Trung Quốc là quốc gia nông nghiệp, 80% dân số là nông dân, những người khao khát được làm việc trên mảnh ruộng của chính mình. Và khi ông Đặng biến giấc mơ của họ thành hiện thực, tình hình biến chuyển nhanh chóng tới mức ngay cả những người bảo thủ, hoài nghi cũng phải thừa nhận cải tổ thành công. Và với xuất phát điểm thuận lợi là nông nghiệp, ông Đặng có cơ sở để công nghiệp hóa và cải cách các lĩnh vực khác.
chương trình cải tổ ngành nông nghiệp ở Liên Xô cũng gặp khó khăn bởi sau hàng chục năm tồn tại, hệ thống nông trường tập thể quá lạc hậu, giới công chức sơ cứng, không chịu thay đổi, còn người nông dân không có khát vọng lao động để cải thiện đời sống... Tóm lại, cải cách nền kinh tế dựa vào ngành sản xuất khí tài khó hơn là ngành nông nghiệp.
Em xin lỗi, lúc đánh chữ bị lỗi nên em để lại câu hỏi ở đấy nhé ;((
"Vì sao công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978 giành được thắng lợi còn công cuộc cải tổ năm 1985 của Liên Xô thất bại ? Từ đó em rút ra được bài học gì cho sự phát triển đất nước ta ngày nay ? "
Đáp án A
Do tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973 và sự trì trệ, khủng hoảng của bản thân Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam đã đặt ra yêu cầu cần phải nhanh chóng tiến hành cải cách để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
thành tựu :_ Kinh tế phát triển đời sống nhân dân dc cải thiện
_ Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới và khu vực
_ Tốc độ phát triển kinh tế của TQ nhanh nhất thế giới hiện nay
đối diện vs các vấn đề: ô nhiễm môi trường, dân số gia tăng, kinh tế phải cạnh tranh vs nhiều nc
- Giữ vững nguyên tắc cơ bản của CNXH
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, biết tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa XHCN
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, củng cố mối đoàn kết dân tộc
- Giữ vững nguyên tắc cơ bản của CNXH
- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, biết tranh thủ điều kiện quốc tế có lợi, kiên trì đẩy mạnh mở cửa, đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa XHCN
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản, củng cố mối đoàn kết dân tộc
2. Nguyên nhân Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978 :
* Khách quan – Năm 1973, cuộc khủng hOảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như tình trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… – Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá. – Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị – xã hội để thích ứng. * Chủ quan – Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 – 1976)… – Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô…Tháng 2 – 1972, Tổng thống Mĩ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. -> Bối cảnh lịch sử trên đòi hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng không ổn định… Đường lối đổi mới. – Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã hội ở Trung Quốc. – Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. – Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”. Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc: Con đường xã hội chủ nghĩa. Chuyên chính dân chủ nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. – Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. Thành tựu. * Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. * Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999) * Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) * Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. * Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.1.-Cách mạng Trung Quốc thắng lợi,nước CHND Trung Hoa ra đời đã cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân ta đứng lên chống Pháp giành độc lập dân tộc.
-Tạo điều kiện thuận lợi nối liền căn cứ địa Việt Bắc với Trung Quốc,Liên Xô và các nước XHCN khác.
-Nước CHND Trung Hoa ra đời tạo điền kiện để đến năm 1950,chính phủ nước CHND Trung Hoa sau đó là Liên Xô và các nước XHCN trên thế giới tin cây và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta.
Đúng thì like nha!