ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: Đầu thế kỉ XX, về chính trị, Nga là nước như thế nào?
A. Quân chủ chuyên chế
B. Phong kiến
C. Cộng hòa
D. Quân chủ lập hiến.
Câu 2: Sự kiện mở đầu Cách mạng tháng Hai năm 1917 là gì?
A. Khởi nghĩa vũ trang ở Pê-tơ-rô-grat
B. Tổng bãi công của công nhân Pê-tơ-ro-grat
C. Biểu tình của công nhân Pê-tơ-rô-grat
D. Bãi công của công nhân Pê-tơ-rô-grat.
Câu 3: Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng gì?
A. Khủng hoàng trầm trọng về kinh tế.
B. Nạn thất nghiệp tăng nhanh, nạn đói xảy ra trầm.
C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị - xã hội.
D. Bị các nước đế quốc thôn tính.
Câu 4: Cách mạng tháng hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giai quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng
Câu 5: Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 6: Chính sách kinh tế mới được thực hiện trong điều kiện nào?
A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kinh tế bị tàn phá.
D. Khủng hoảng chính trị.
Câu 7: Thành tựu lớn nhất của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925 – 1941 là gì?
A. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được hoàn thành
B. Tập thể hóa nông nghiệp được thực hiện thành công.
C. Trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
D. Trong 20 năm đã có 60 triệu đồng bào thoát nạn mù chữ.
Câu 8: Mục tiêu khi thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô là gì?
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.
B. Đầu tư cho phát triển công nghiệp chế tạo máy.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
D. Làm cơ sở để cải tạo nền công nghiệp.
Câu 9: Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?
A. Vì chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
B. Vì Liên Xô tham gia chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Vì phe phát xít tấn công Liên Xô.
D. Phát xít Đức tấn công, Liên Xô tiến hành chiến tranh giữ nước.
Câu 10: Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5 năm lần 1 ở Liên Xô trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?
A. Biến Liên Xô từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp.
B. Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp.
C. Thực hiện công nghiệp hóa trong nông nghiệp.
D. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.
Câu 11: Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918 ) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?
A. Xuất hiện một số quốc gia mới.
B. Các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.
C. Sự khủng hoảng về chính trị.
D. Cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ.
Câu 12: Sự khủng hoảng về chính trị củ các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 – 1923 biểu hiện như thế nào?
A. Cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.
B. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt.
C. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản ngày càng quyết liệt.
D. Những người đứng đầu của các nước tư bản mâu thuẫn và đấu tranh với nhau.
Câu 13: Vì sao giai đoạn 1924 – 1929 các nước tư bản châu Âu ổn định được về chính trị?
A. Các chính quyền tư sản củng cố được nền thống trị của mình.
B. Đàn áp, đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
D. Mâu thuẫn xã hội được điều hòa.
Câu 14: Trong những năm 1918 – 1923, khủng hoảng chính trị diễn ra trầm trọng nhất ở đâu?
A. Đức và Hung-ga-ri
B. Đức
C. Anh
D. Anh và Pháp.
Câu15: Cao trào cách mạng 1918 – 1923 lên cao nhất ở đâu?
A. Anh
B. Đức
C. Pháp
D. Hung-ga-ri
1.Vấn đề sử dụng tài nguyên khoáng sản:
Tiềm năng tài nguyên khoáng sản:
- Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, với hơn 60 loại khoáng sản.
- Một số khoáng sản quan trọng như: than, dầu khí, bauxite, quặng sắt, titan,...
- Tài nguyên khoáng sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tình trạng khai thác:
- Một số khoáng sản đang được khai thác quá mức, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt.
- Công nghệ khai thác còn lạc hậu, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
Quản lý tài nguyên:
- Việc quản lý tài nguyên khoáng sản còn chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng khai thác trái phép.
- Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý tài nguyên.
Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
- Khai thác hợp lí:
+ Cần có quy hoạch khai thác hợp lí, đảm bảo cân bằng giữa khai thác và bảo vệ môi trường.
+ Áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm.
- Quản lý chặt chẽ:
+ Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản.
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Nâng cao nhận thức:
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
2. a) Phân tích ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân Tây Sơn:
- Ý nghĩa về kinh tế:
+ Phong trào Tây Sơn đã góp phần giải quyết nạn đói, giảm bớt gánh nặng sưu thuế cho người nông dân.
+ Phong trào đã khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Ý nghĩa về xã hội:
+ Phong trào Tây Sơn đã lật đổ ách thống trị của triều đình Nguyễn Ánh, xoá bỏ xã hội phong kiến thối nát của triều đình.
+ Phong trào đã góp phần thống nhất đất nước, đánh tan quân xâm lược Xiêm La và Thanh.
- Ý nghĩa về văn hóa:
+ Phong trào Tây Sơn đã khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc.
+ Phong trào đã góp phần phát triển văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật.
b) Đánh giá vai trò của Quang Trung – Nguyễn Huệ:
- Trong phong trào Tây Sơn:
+ Quang Trung là người lãnh đạo tài ba, quyết đoán, có tầm nhìn chiến lược.
+ Ông đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh bại quân Thanh và Nguyễn Ánh, thống nhất đất nước.
+ Quang Trung là nhà cải cách tài ba, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
- Trong lịch sử dân tộc:
+ Quang Trung là anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Ông là vị vua tài năng, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.