K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: Những câu hát than thân của người phụ nữ thường được mở đầu bằng từ hoặc cụm từ nào ?

A. Thương thay B. Thân em C. Em như D. Ai

Câu 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ?

A. Kể chuyện B. Thể hiện tình cảm C. Gửi gắm ý tưởng, bài học D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 3: Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau : “ Đường vô xứ ...... quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ . Ai vô xứ ..... thì vô”

A. Xứ Huế B. Xứ Lạng C. Xứ Nghệ D. Xứ Quảng 

26 tháng 12 2020

Mình nghĩ câu 1 là B. Thân em đấy ạ. Bởi vì câu hỏi có nêu "những câu hát than thân của người phụ nữ..", còn "Thương thay" là than thân nói chung thôi ạ.

15 tháng 6 2018

Trả lời:

- Ca ca dao trên dùng biện pháp so sánh " Non xanh nước biếc như tranh họa đồ" ( so sánh cánh núi sông hùng vĩ, nên thơ, đẹp như tranh)

15 tháng 6 2018

Câu trên sử dụng biện pháp so sánh .

18 tháng 8 2019

Trong kho tàng ca dao, nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều đó.

Phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. Mỗi lời ca dao là một lời ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, nên thơ cua quê hương đất nước.

"Gió dưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ".

Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi dây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy.

Sống gắn bó với quê hương đất nước chính là cơ sở để dân gian tạc rõ hình hài của từng dòng sông, từng ngọn núi vào trong tâm thức. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:

“Sông nào bên đục bên trong

 Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”

" Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh ".

Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:

"Đường vô xứ Huế quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ".

Cảnh trí xứ Huế được phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biếc. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh hoạ đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví với tranh (đẹp như tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thư mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương. Vì vậy, bài thơ kết lại bằng một câu thơ đầy ý nghĩa:

"Hỡi ai gây dựng nên non nước này?"

Đó là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của Thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

Tình yêu quê hương đất nước được dân gian thể hiện qua ca dao là tình cảm có chiều sâu và giàu tính nhân văn. Không chi ngợi ca vẻ đẹp thuần túy của tự nhiên, ca dao còn nhắc đến công lao của những con người đã cống hiến, hi sinh cho mảnh đất ấy, qua đó gợi niềm tự hào đồng thời nhắc nhở ý thức bảo vệ và giữ gìn non sông của mỗi chúng ta.

18 tháng 8 2019

Tham khảo:

Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao "Đường vô xứ Huế quanh quanh" | Học trực tuyến

https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-phan-h-cai-hay-cai-dep-cua-bai-ca-dao-duong-vo-xu-hue-quanh-quanh.2808/

29 tháng 4 2020

a, Gợi hình, tạo câu thơ hàm súc hơn khi nói về tính kiên trì và bền trí, dù ai nói ngả nói nghiêng thì lòng ta vẫn vững bền như kiềng 3 chân
b, Nên quý trọng tình anh em thân thiết, cách diễn đạt thêm sinh động. Cách diễn đạt làm câu thơ sinh động khi so sánh tay và chân vs nhau, gợi hình, gợi cảm đc nội dung câu thơ
c, Miêu tả vẻ đẹp Ngệ An sinh động, cuốn hút hơn.Câu văn hàm súc, chân thật gợi trí tưởng tượng của ta bay bổng
FIGHTING#

8 tháng 4 2020

a) Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn .

→→ So sánh ko ngang bằng

b) Ta đi tới trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép , vững như đồng
Đội mũ ta chùng chùng điệp điệp
Cao như núi dài như sông
Trí ta lớn như biển đông trước mặt

→→ Rắn như thép + Vững như đồng : so sánh ngang bằng

Đội ngũ ... cao như núi , dài như sông + Trí ta lớn như biển đông trước mặt : so sánh ngang bằng

c) Đất nước
Của những người con gái cong trai
Đẹp như hoa hồng cứng như sắt thép

→→ Đẹp như hoa hồng : ngang bằng

Cứng hơn sắt thép : ko ngang bằng

8 tháng 4 2020

bạn ơi câu b c đâu phải trong bài của mình đâu

Lê Nguyễn Tâm Như nhé!

mình cảm ơn vì bạn đã trả lời giúp mình câu a nhé

6 tháng 12 2023

 

    Chùm ca dao về quê hương đất nước là 3 bài ca dao rất đỗi quen thuộc với chúng ta về cảnh đẹp Việt Nam. Những bài ca dao vừa nhẹ nhàng lại vừa truyền tải tình yêu quê hương đất nước qua việc ca ngợi những danh lam thắng cảnh ở khắp Việt Nam.

    Bài ca dao số 1 là vẻ đẹp cổ kính của đất nước với hơn nghìn năm văn hiến:

                    “Gió đưa cành trúc la đà

                Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

                    Mịt mù khói tỏa ngàn sương

                Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

    Dân ca cổ và thậm chí nhiều nhà thơ đã miêu tả vẻ đẹp yên bình của hoàng thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ đủ để gợn sóng trên mặt Hồ Tây, trên bờ hồ liễu. Câu mở đầu cho thấy gió rất nhẹ, gió không thổi mà nhẹ nhàng lắc lư những cành tre rậm rạp sát mặt đất. Những cành tre được vuốt ve nhẹ nhàng bởi làn gió mùa thu trong vắt, mát mẻ, cùng với gió, những cành tre được lắc lư nhẹ nhàng để bay theo gió.

    Đây là một phương pháp quen thuộc để đi xa, trái và gần, di chuyển sang trái và phải. Ở xa, âm thanh trầm lặng của chuông Trần Vũ đã gây ra một bầu không khí nhộn nhịp. Tiếng gà kết thúc trong súp Thọ Xương xuất hiện. Tiếng chuông vang lên và con gà trống kêu lên. Âm thanh dường như tan chảy lên bầu trời và sương mù mùa thu. Trong sương mù, ánh sáng ban đêm mùa thu bao phủ khắp mọi nơi, tiếng chuông vang vọng và tiếng gà gáy làm cho mọi thứ trở nên mơ mộng và thơ mộng hơn.

                    “Đường lên xứ Lạng bao xa?

                Cách một trái núi với ba quãng đồng

                    Ai ơi, đứng lại mà trông:

                Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam cờ”

    Xứ lạng có xa lắm không, khi phải đi qua “một trái núi với ba quãng đồng”? Câu hỏi như thôi thúc những người con xứ Lạng về với quê hương mình. Dù xa dù gần, những địa danh của xứ Lạng như núi thành Lạng, sông Tam cờ vẫn cứ đứng đó chào những người khách lữ hành và đứng trông những người con xứ Lạng về thăm.

                    “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá

                Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh

                    Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

                Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non”

    Các địa danh ĐÔng Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình lần lượt hiện lên với vẻ đẹp mờ ảo và thơ mộng nơi xứ Huế. Ánh trăng và câu hò trên sông nước là đặc điểm không thể không nhắc đến khi nói về xứ Huế mộng mơ. Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa dân tộc đáng tự hào của người Việt nói chung và người Huế nói riêng. 

    Những câu hò dưới trăng đã được tác giả đưa vào bài ca dao cùng với những địa danh rất quen thuộc trong thơ văn Huế xưa. Đọc câu ca dao, ta tưởng chừng như đang đi dạo ở một khu xóm nhỏ xứ Huế , vừa huyền ảo vừa thơ. 

    Ba bài ca dao là ba chuyến đi khác nhau, đưa chúng ta đến những nẻo đường đẹp đẽ của đất nước. Dù được thể hiện dưới hình thức nào, vẻ đẹp của các miền đất nước vẫn là đề tài không bao giờ cũ đối với nghệ thuật Việt. 

    Ba bài ca dao như một lời thôi thúc chúng ta hãy khám phá đến nơi cùng trời cuối đất của Việt Nam để thêm hiểu và thêm yêu những nẻo đường xứ sở.

6 tháng 12 2023

camon bạn ạ