Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Nguyên nhân thắng lợi :
-Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân.
-Được nhân dân ủng hộ và tài chỉ huy của Hai Bà -
* Ý nghĩa:
- Độc lập dân tộc được khôi phục.
-Thể hiện tinh thần yêu nước , ý chí quật cường của dân tộc , của phụ nữ Việt Nam .
-Đem lại độc lập cho đất nước
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta
Về ý nghĩa xã hội, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thể hiện vai trò to lớn của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử vẻ vang của dân tộc.
lời thề Trưng Trắc vẫn còn lưu truyền đến ngày nay:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này
“ Trích: “Thiên Nam ngữ lục”.
Cuộc khởi nghĩa mùa xuân năm 40 do Hai Bà Trưng lãnh đạo quả là bằng chứng hùng hồn của tinh thần yêu nước, yêu tự do cũng như khí phách “tấn công cả trời” của tổ tiên ta thời đó, đồng thời nó lại còn định ra một loại hình chiến tranh trước đấy chưa hề có và sau đấy dân tộc ta thường phải sử dựng: chiến tranh giải phóng dân tộc.
Khi ấy cả nước đang ở dưới ách thống trị của giặc Hán. Từng huyện đều có quân thù, mà là quân thù đang trong thế cường thịnh. Nổi dậy chống lại cả một lực lượng ngoại tộc đô hộ có dư hai trăm năm kinh nghiệm cai trị là một việc làm thật sự phi thường. Lại không chỉ dám nổi dậy mà còn đánh thắng, quét sạch chúng ra ngoài bờ cõi thì quả là vĩ đại.
Làm được như vậy tất phải là phong trào của quần chúng, của toàn dân. Nhân dân Âu Lạc ngày ấy đã ý thức được quyền làm chủ, thiết tha với tự do và độc lập, đã vươn mình đứng lên đấu tranh với một ý chí kiên cường, dám hy sinh xả thân. Có thế mới đủ sức quật ngã kẻ thù hung bạo.
Mặt khác, cũng dễ nhận ra ngay là tập hợp và tổ chức được nhân dân lại thành một lực lượng để mà chiến đấu và chiến thắng kẻ thù thì đó chính là tài năng và công lao của những người lãnh đạo phong trào, đứng đầu là Hai Bà Trưng. Suốt hai nghìn năm trở lại đây là những người phụ nữ mà lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa thành công thì không chỉ ở nước ta mà ngay cả trên thế giới cũng không có ai. Tiếc rằng rất thiếu tài liệu nên chưa thể tìm hiểu về thiên tài quân sự của Hai Bà. Chỉ có thể khẳng định một sự thực là chính Hai Bà Trưng đã định ra một phương thức tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc chưa từng có trong lịch sử: cùng nổi dậy ở mọi nơi. Bên cạnh những mũi tiến công của nghĩa quân chủ lực, Hai Bà đã vận động nhân dân và lạc tướng ở các địa phương đồng loạt khởi nghĩa. Cùng trong một thời gian, tất cả nổi dậy tiến công những cứ điểm của quân thù. Như thế, kẻ địch ở chỗ nào cũng bị đánh và quân khởi nghĩa không chỉ còn là vài ba vạn người mà là toàn dân: mọi người dân Âu Lạc đều trở thành nghĩa sĩ.
Định ra được loại hình chiến tranh ấy và đích thân tổ chức nên chiến thắng, đó chính là nghệ thuật quân sự tuyệt diệu, đầy sáng tạo của Hai Bà.
*
**
Nếu nhìn rộng ra xung quanh thì ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa này còn có một tầm vóc khác. Thời đó không phải người Hán chỉ đô hộ có một nước Âu Lạc. Về phía bắc, họ chiếm Triều Tiên, cũng chia ra thành quận huyện. Phía tây họ thần phục các bộ tộc ở Tây Vực (Tân Cương, Tây Tạng...). Phía tây - nam họ thôn tính các nước Dã Lang (Quý Châu), Điền (Vân Nam), Cùng Đô (Tứ Xuyên) v.v... Phía đông - nam họ hoàn thành công cuộc chinh phạt các tộc Mân Việt, U Việt, Đông Việt, Nam Việt... (vùng các tỉnh Triết Giang, Phúc Kiến, Lưỡng Quảng).
Nhưng rõ ràng là chỉ có người Lạc Việt và Âu Việt tức nhân dân ta ngày ấy, nhân dân Âu Lạc, đã dám đứng lên đánh lại chính quyền đô hộ nhà Hán và đánh thắng.
Nếu lại đặt ở bình diện nhân loại thì vào thời kỳ đầu Công nguyên, trên thế giới chỉ mới xảy ra ba cuộc khởi nghĩa của nhân dân bản địa chống chính quyền ngoại tộc đô hộ. Đó là cuộc khởi nghĩa của nhân dân xứ Gôlơ (nước Pháp thời cổ) do Vécxanhgiêtôric lãnh đạo nổ ra năm 52 tr.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Xêda, cuộc khởi nghĩa của dân Do Thái ở Giêrudalem năm 66 s.c.n chống chính quyền đô hộ La Mã của Tituýt và cuộc khởi nghĩa của dân Cáctagiơ (Bắc phi Châu) do Goócđiên lãnh đạo năm 68 s.c.n cũng chống chính quyền Tituýt. Nhưng cả ba phong trào đấu tranh giải phóng đó đều thất bại!
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đúng là niềm tự hào chính đáng của dân tộc Việt Nam ta. tick nhe 24 gio
Câu 1: Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì Bắc thuộc :
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu
- Cuộc khởi nghĩa Lý Bí
- Cuộc khởi nghĩa Triệu Quang Phục
- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng
Câu 2:
a) -Nguyên nhân:
" Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oán ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này."
- Diễn biến:
Hai Bà Trưng tập hợp các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh ngoại cùng nhau đánh bại kẻ thù làm chủ Mê Linh.
- Kết quả: Giành thắng lợi
- Ý nghĩa: Thể hiện lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất của nhân dân ta truyền thống đấu tranh của người phụ nữ
b) - Nguyên nhân:
+) Do ách thống trị của nhà Lương
+) Mâu thuẫn sâu sắc của nhân dân và quan lại đô hộ
- Diễn biến: Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Ở vùng Chu Diên có Triệu Túc và con trai là Triệu Quang Phục, ở Thanh Trì ( Hà Nội ) có Phạm Tu, ở Thái Binhg có Tinh Thiều.
Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên ( nay thuộc Bắc Ninh ) chạy về Trung Quốc.
Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân chủ động kéo quân lên phía bắc và đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu ( Quảng Ninh ).
Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân ta chủ động đón đánh địch ở Hợp Phố. Quân Lương mười phần chết đến bảy, tám phần. Tướng địch bị giết gần hết.
- Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Lý Bí lên ngôi hoàng đế gọi là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở cửa sông tô lịch ( Hà Nội ).
- Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có non sông, bờ cõi riêng, sánh vai và ko lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam
c) - Nguyên nhân:
+) Chính sách thống trị tàn bạo của nhà Đường
+) Nỗi vất vả, cực nhọc của việc đi phu gánh vải.
- Diễn biến: Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và cả nhân dân Lâm Ấp, Chân lạp..... kéo quân tấn công thành Tống Bình. Viên đô hộ Giao Châu là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Kết quả: Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ
Câu 1 : Các cuộc khởi nghĩa trong thời kì bắc thuộc là:
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Khởi nghĩa Bà Triệu.
- Khởi nghĩa Lí Bí.
- Khởi nghĩa Triệu Quang Phục.
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
- Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 2:
a) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a) Nguyên nhân;
- Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b) Diễn biến;
- Mùa xuân năm 40 ( tháng 3 dương lịch ). Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội ), nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu.
- Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c) Kết quả:
- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.
d) Ý nghĩa:
-Đem lại độc lập cho đất nước.
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí .
b) Cuộc khởi nghĩa Lí Bí :
a) Nguyên nhân:
- Do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Lương.
b) Diễn biến:
- Năm 542, Lí Bí dựng cờ khởi nghĩa , được các hào kiệt và nhân dân khắp nơi trưởng ứng.
- Chưa đầy 3 tháng nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyên; thứ sử Tiên Sư hoảng sợ bỏ chạy về Trung Quốc.
- Tháng năm 542, quân Lương huy động quân sang đàn ác, nghĩa quân đánh bại quân Luong, giải phóng Hoàng Châu.
- Đầu năm 543, nhà Lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố.
c) Kết quả:
- Năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ), đặt tên nước là Vạn Xuân.
- Dựng kinh đô ở cửa sông Tô Lịch.
- Lý Nam Đế thành lập triều đình mới với 2 ban: văn, võ.
d) Ý nghĩa: Chứng tỏ nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, sánh vai và không lệ thuộc vào Trung Quốc. Đây là ý trí độc lập của dân tộc Việt Nam.
c) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan:
a) Nguyên nhân:
Do chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của nhà Đường.
b) Diễn biến:
- Năm 722 khởi nghĩa bùng nổ.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm Hoan Châu, nhân dân Ái Châu và Diễm Châu hưởng ứng.
- Mai Thúc Loan chọn Sa Nam ( Nam Đàn - Nghệ An ) làm căn cứ; ông xuân đế ( Mai Hắc Đế ).
- Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm - pa tấn công Tống Bình.
- Thứ sử Giao Châu bỏ chạy về Trung Quốc.
- Nhà Đường đem 10 vạn quân sang dàn ác cuộc khởi nghĩa.
c) Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
d) Ý nghĩa: Ca ngợi ý chí quyết dành lại độc lập cho đất nước ngay cả khi mất mạng hoặc hy sinh để đất nước độc lập.
CÁC cuộc khỏi nghĩa tiêu biueer là /: 2 BÀ TRƯNG , BÀ TRIỆU , LÝ BÍ , MAI THÚC LOAN , PHÙNG HƯNG
Tham khảo:
Câu 1:
Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (766-791), khởi nghĩa Dương Thanh (819-820). Cuối thế kỷ IX triều đại nhà Đường đổ nát. Nạn cát cứ của các tập đoàn phong kiến phương bắc nổi lên ngày càng ác liệt.
Câu 2: trả thù nước và nợ nhà (tự làm)
Câu 3:
Từ "Vạn Xuân" đặt tên cho nước thể hiện lòng mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước. Khẳng định ý chí giành độc lập của dân tộc, mong đất nước mãi mãi thanh bình, yên vui, tươi đẹp như một vạn mùa xuân.
Câu 2. Chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách bị quân Hán giết. Do các chính sách tàn bạo và độc ác của quân Hán áp đặt lên nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải cực khổ. Trả thù cho đất nước, quê nhà và những người đã phải chịu cảnh cực khổ.
Câu 3. Khẳng định sự độc lập, trường tồn của đất nước. Mong muốn đất luôn hòa bình, không có chiến tranh và mãi mãi tươi đẹp.
Câu 1. Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776- 794). Nói lên tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu của nhân dân ta và không chịu thua cuộc trước những quân địch mạnh.
THAM KHẢO:
Hai bà trưng:
Đây là cuộc khởi nghĩa chống sự cai trị của Trung Quốc đầu tiên của người Việt trong 1000 năm Bắc thuộc. Các Lạc tướng cùng hậu duệ của họ là đại biểu của phong trào này. Hai Bà Trưng đã dựa vào nhân dân khôi phục lại sự nghiệp cũ của vua Hùng.
Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân hết lòng ủng hộ.
- Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.
- Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.
Ý nghĩa lịch sử: - Nền độc lập dân tộc được khôi phục.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.
- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
Bà triệu:
Cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.
Nguyên nhân:
-Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều địa nhà Ngô
Ý nghĩa:
- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc.
Lý Bí:
Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây). Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.
Nguyên nhân:
Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
Cách đánh chủ động, áp đảo.
Tinh thần yêu nước, dũng cảm, sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân ta.
Ý nghĩa:
Ý nghĩa lớn nhất của cuộc KN Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.
Mai trúc loan:
Cuộc khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Mai Thúc Loan lên ngôi vua, lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình.
Nguyên nhân
Do chính sách cai trị tàn bạo của nha Đường
Ý nghĩa
Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc
*Diễn biến:
- Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. Khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ
- Nghĩa quân đánh bại kẻ thù sớm, làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu
- Tô Định bỏ trốn, quân xâm lược bị đánh bại
=> Khởi nghĩa thắng lợi
*Ý nghĩa:
- Đánh đuổi quân xâm lược Hán, giành lại chủ quyền dân tộc
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Thể hiện ý chí bất khuất, quật cường của Hai Bà Trưng
a) Nguyên nhân:
- Nhằm giành lại độc lập cho dân tộc.
b) Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội)
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
c) Kết quả
Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi.
d) Ý nghĩa
Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại chế độ Bắc thuộc, đánh đuổi thế lực cai trị của Đông Hán ra khỏi Giao Chỉ. Mang lại 3 năm độc lập cho người Việt tại vùng đất Giao Chỉ.
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Nguyên nhân :
+ Do lòng yêu nước và căm thù giặc
+ Do oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán
Diễn biến :
Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát , Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ,... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh rồi chiếm Cổ Loa , từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu trung tâm của chính quyền đô hộ . Bị đánh bất ngờ quân Hán không dám chống cự , bỏ hết của cải , vũ khí , lo chạy thoát thân . Tướng Tô Định sợ hãi , cắt tóc cạo râu , mặc giả thường dân trốn về Trung Quốc .
Kết quả :
Trong vòng chưa đầy 1 tháng cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi
Ý Nghĩa :
+ Sau hơn hai thế kie bị phong kiến Phương Bắc đô hộ ,đây là lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập .
+ Thể hiện tinh thần yêu nước đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm .
chúc bn hc tốt!
Thể hiện ý chí quận cường , yêu nước của nhân dân ta
Điều này được các sử gia đánh giá là một sự thức tỉnh của tinh thần dân tộc Việt, một sự tái nhận thức quan trọng về quyền sống theo cách riêng của người Việt. Cuộc khởi nghĩa phản ánh ý thức dân tộc đã khá rõ rệt của Lạc tướng và Lạc dân trong các bộ lạc hợp thành nước Âu Lạc cũ. Ý thức về độc lập chủ quyền quốc gia của dân tộc Việt trên con đường hình thành qua hơn 200 năm mất nước - khoảng thời gian mà các triều đại phong kiến phương Bắc ráo riết thực hiện đồng hóa nhằm biến Âu Lạc vĩnh viễn là quận huyện của Trung Quốc – vẫn tồn tại và phát triển trong lòng người Việt.