K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2017

Với đề 2:

Gợi ý:

- Giải thích: Thế nào là nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp? Nêu biểu hiện. ( Sống trong môi trường xã hội với những phân hóa đa dạng về đạo đức , hàng ngày các bạn học sinh cũng như bao con nguời bình thường khác tiếp xúc , giao tiếp và gặp gỡ khá nhiều người. Song, khác với những lao động khác , lao động dưới hình thức học tập của học sinh diễn ra trong môi trường học đường , môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao . Được sống , được giáo dục từ nhỏ qua các cấp học , bậc học vì thế lời ăn tiếng nói cũng được nuôi dưỡng để ngày một hoàn thiện , đúng mực hơn . Đánh giá một con người , trước hết người ta dựa vào căn cứ ban đầu là lời ăn , tiếng nói của người đó.
Vậy lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh , thanh lịch được đánh giá qua những chuẩn mực nào . Truớc hết , đó là những lời nói không bậy bạ , sai trái , không văng tục chửi thề ...... )
- Nguyên nhân: Tại sao nói lời hay, làm việc tốt, ứng xử đẹp là nét đẹp học đường cần có ở học sinh hiện nay?
- Phê phán: Những cách xử sự thiếu tế nhị, những việc làm thiếu suy nghĩ...

5 tháng 4 2023

1. Nội dung:

- Miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người dân làng chài.

- Thể hiện nên tình cảm của tác giả về người làng mình.

2. Kiểu câu:

Xét theo cấu tạo: câu đơn.

Xét theo mục đích nói: câu trần thuật.

T.Lam

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Vẻ đẹp của người dân chài lưới mang theo đặc trưng của vùng biển, của thiên nhiên. Làn da rám nắng ấy là ngoại hình được hun đúc sau muôn vàn khó khăn, là hành trình dài lênh đênh trên biển khơi vô tận. Thân hình mang...
Đọc tiếp

Trong bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh, hai câu thơ “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong ta. Vẻ đẹp của người dân chài lưới mang theo đặc trưng của vùng biển, của thiên nhiên. Làn da rám nắng ấy là ngoại hình được hun đúc sau muôn vàn khó khăn, là hành trình dài lênh đênh trên biển khơi vô tận. Thân hình mang vị xa xăm của họ là vị của biển khơi hay là vị của ước mơ, của khao khát? Tế Hanh đã lựa chọn từ ngữ thật đắt khi nói về cái đẹp của người ngư dân. Họ là biểu trưng cho ước mơ, cho hi vọng của người dân vùng biển. Khắc họa chân dung ngoại hình của những ngư dân. Nhà thơ không chỉ khẳng định sức mạnh khỏe khoắn của họ mà còn khẳng định họ chính là người mang theo ước mơ đi xa. Càng đọc, ta càng thêm yêu quý, kính phục người dân chài. Với vẻ đẹp ngoại hình ,với làn da ngăm đen rám nắng ,với những bắp thít cuồn cuộn , rắn rỏi,mạnh mẽ đã tạo nên 1 thần thái phong trần dẻo dai kiên cường khi làm chủ biển khơi của họ. Chính cái vị mặn mòi của muỗi biển, nồng đượm đã thấm sâu trong từng thớ thịt, từng hơi thở của người dân làng chái.Cụm từ ” vị xa xăm” còn gợi lên hơi thở của đại dương mênh mông,của  lòng biển sâu , của những chaan trời tít tắp, của phong ba dữ dội. Cho nên , người ngư dân hiện lên như những chiến binh, những anh hùng phi thường kì diệu. Hãy tìm trong đoạn văn trên 1 câu phủ định và 1 câu phép liên kết. Giúp e với ạ mai e thi rồi huhu

0
25 tháng 2 2022

A. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
B. Bài thơ có chứa đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt biểu cảm.
C. Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Chiếc thuyền có những hoạt động như con người: im, nằm. Ngoài ra, câu thơ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ." còn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

31 tháng 1 2018

Chọn b