Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.
Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.
Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
đoạn văn chứ đâu phải viết cả 1 bài văn dài như kia đâu :))
a, Trình tự tả từ ngoài vào trong . Miêu tả nhị của hoa sen, lá,...
b, Liet kê : lá xanh, bôngbông trắng nhị vàng
-> Nhấn mạnh vẻ đẹp hoa sen
- Ẩn dụ : câu cuối
->Nhằm nói đến những đức tính cao đẹp của người Việt Nam dù có khó khăn nhưng vẫn không cam chịu số phận mạnh mẽ vượt qua
c, Bài ca dao không chỉ đơn giản là vẻ đẹp của loài hoa sen mà còn ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Từ bông sen của thiên nhiên, của đầm lầy ta liên tưởng đến bông sen của biểu tượng. Bông sen cũng chính là hình ảnh của con người Việt Nam với tâm hồn trong sáng, thanh cao và thuần khiết. Mượn hình ảnh hoa sen để đề cao vẻ đẹp của con người Việt Nam cũng như gửi gắm bài học đến mỗi con người trong cuộc sống. Giống như hoa sen luôn tỏa hương giữa bùn lầy, con người Việt Nam đứng trước bao gian khổ trong cuộc chiến chống ngoại xâm cũng luôn giữ vững vẻ đẹp tâm hồn, không đầu hàng bọn xâm lược. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là phẩm chất của mỗi con người cần có trong cuộc sống.
Hok tốt !!!
T mik nha !
Em rất thích bài thơ ..... vì nó đã thể hiện hình ảnh thật đẹp của bông sen
+ Cậu chỉ ra BPTT , nêu cảm xúc về h/ả đó
+ Ca ngợi sức sống của bông sen , vẻ đẹ của bông sen
+ Ca ngợi phẩm chất của hoa sen
KB : bài thơ đã để lại cảm xúc tuôn chảy trong tâm hồn cùng vs nhx dư vị cảm xúc
Hoa sen là loài hoa quen thuộc, được người dân Việt Nam hết sức yêu quý. Trong bài thơ lục bát Trong đầm gì đẹp bằng sen, hình ảnh tươi đẹp, thánh khiết của loài hoa này đã được khắc họa rõ nét. Ở câu thơ đầu tiên, nhà thơ khẳng định vị trí không gì sánh bằng của sen ở trong hồ. Để tới câu thơ thứ hai và thứ ba thì mới miêu tả vẻ đẹp của hoa sen từ ngoài vào trong, rồi lại từ trong ra ngoài. Xanh của lá, hồng của cánh hoa, vàng của nhị, màu nào cũng đẹp, cũng sáng tươi. Đặc biệt, ở câu thơ thứ tư, tác giả không chỉ miêu tả phẩm chất của loài hoa sen, mà còn mượn hoa sen để khẳng định vẻ đẹp của con người đất Việt. Đó là sự trong sạch, liêm khiết, thẳng thắn, không bị hoàn cảnh khó khăn làm khuất phục, làm xấu đi. Có lẽ chính bởi vì thế, mà tuy không chính thức, nhưng vẫn có rất nhiều người xem hoa sen là quốc hoa của Việt Nam ta.
Nét trong sáng, cao đẹp trong tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời đã được ca ngợi và trở thánh chủ đề của nhiều câu tục ngữ, ca dao. Chúng ta không thể quên bài ca dao quen thuộc:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bằng ngôn từ trong sáng, giản dị nhất, bài ca dao làm nổi bật hình ẩnh bông sen thơm ngát, đang nở trên đầm lầy. Bông sen đơn sơ, chân chất như người dân lao động mang nét đẹp bình dị, thôn dã, lúc nào cũng ngan ngát toa hương, một thứ hương thơm đặc biệt tinh khiết không pha lẫn mùi vị nào khác dù hoa sen trong đầm. Đầm lầy càng u tối, thối tha thi bóng hoa lại càng đẹp đẽ, sáng trói. Thông qua bài ca dao, hình ảnh của người dân lao động Việt Nam hiện lên một cách tự nhiên, hợp lý đến tài tình. Tâm hồn của mỗi con người được ví như một bông hoa thơm ngát, dù sống ở đâu, trong hoàn cảnh nào cũng giữ riêng cho mình nét trong trắng, thanh cao nguyên vẹn.
Sống trong sạch là quy tắc, luật sống cua con người Việt Nam từ bao đời nay. Nó trở thành đạo đức, nhân cách được bồi dưỡng và bổ sung truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngay từ chế độ phong kiến nhiễu nhương, thối nát, nhưng nhà nho, trí thức đã quan niệm giấy rách phải giữ lấy lề để sống một cách thanh bạch, giản dị nhưng vô cùng chân thật. Cuộc sống đầy những cạm bẫy, càng lúc càng phô bày đầy đủ những thói xấu của loài người. Nếu như ai cũng sống gần mực thì đen thì có lẽ cả xã hội này không còn tồn tại người tốt. Nhưng với truyền thống đạo lí cao đẹp từ xa xưa, người dân Việt Nam luôn ngẩng cao đầu, sử dụng nhân cách quí giá của chính mình để sống và hành động một cách chân chính nhất. Xã hội càng xấu xa thối nát chừng nào thì con người Việt Nam càng sáng trong chừng ấy. Chúng ta không thể quên bi kịch về cái chết của Lão Hạc, một nông dân chất phác, quê mùa thà chết để giữ được thanh danh không vướng bùn nhơ xấu xa. Chúng ta không thể quên được hình ảnh chị Dậu trong đêm tối đen như mực và như tiền đồ của chị quyết giữ lấy tiết hạnh, lòng thuỷ chung với chồng con. Và ta càng không thế quên được lời khẩn cầu tha thiết, xót xa, nức nở của con cò ăn đêm, quyết giữ tâm hồn trong trắng đến phút cuối cuộc đời
Có xáo thi xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Đây có phải là hiện thân của người dân lao động? Quả vậy, kế tục và phát huy truyền thống cao đẹp, họ luôn sống một cách ngay thẳng, chân thực trong bất cứ hoàn cảnh nào để trở thành những đoá sen thơm ngát giữa đầm.
Không thể không có những bông hoa rũ cánh, cúi xuống đầm lầy để vướng phải bùn nhơ. Cũng như trong xã hội, không thiếu những kẻ đứng trước hoàn cảnh khó khăn đã không giữ được mình. Tư tưởng hám danh hám lợi, cầu thân đã đưa họ đến những hành động đi ngược lại với lương tâm, đạo lí con người. Từ những việc nhỏ nhặt họ đã không giữ bản thân mình cho được trong sạch thì đến những việc quan trọng, to lớn hơn làm sao họ không trở nên xấu xa, nguy hiểm. Loại người như vậy là một gánh nặng, một căn bệnh của xã hội, càng trở nên trầm trọng trong cuộc sống hôm nay. Đất nước đang cần, hơn bao giờ hết những người mang đạo đức cách mạng, hết lòng vì dân mà phục vụ. Nối tiếp truyền thống xưa, các cán bộ chân chính hôm nay cũng trở thành những đoá hoa sen. Sống giữa khó khăn của xã hội đầy cạm bẫy, lọc lừa, họ vẫn xác định cho mình một lí tưởng đúng đắn. Để làm một đoá hoa sen cho mai sau, ngay từ bây giờ, ta phải tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tinh thần, học hỏi thêm nhiều điều bồ sung lí trí nhằm có suy nghĩ chính xác khi đứng trước những ngã rẽ, biết đi trên những lối mòn quí giá của dân tộc, thêm vào những nhận thức mới mẻ của thời đại. Tất cả sẽ giúp ta trở thành người công dân tốt, không hổ thẹn với truyền thống xưa đồng thời ta cũng tự hào vì đã tiếp tục phát huy di sản tâm hồn quý báu của dân tộc.
Nói tóm lại, là người dân Việt Nam, chúng ta có quyền tự hào về tất cả những gì cao đẹp được ông bà xưa truyền lại, nhất là ở tâm hồn trong trắng, thanh cao, luôn rạng ngời dù ở bất kì hoàn cảnh môi trường nào. Cũng chính vì thế, ta buộc phải suy nghĩ, hành động một cách nghiêm túc đế không làm mai một đi truyền thống này. Muốn đạt được như thế, ngay từ khi còn là học sinh, ta phải tự nhắc nhở nhau sống như hoa sen.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Like+theo dõi tớ nha
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Nếu ta cho câu ca dao mở đầu là luận đề mang ý nghĩa khái quát về hình tượng hoa sen thì đến câu kết thúc của bài thơ, bông sen trong tự nhiên đã hóa thành bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà ý nghĩa tượng trưng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn.
Ca dao là tiếng nói tình cảm thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân lao động. Đó là tấm lòng đối với người thân, với quê hương đất nước. Trong số những bài ca dao được sáng tác bởi nhân dân và được lưu truyền bởi nhân dân có không ít những kiệt tác. Bài ca dao sau là một trong số đó, không chỉ lấp lánh vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn ánh lên vẻ đẹp trong tâm hồn con người:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".
Bài ca dao mở ra hình ảnh một đầm sen bát ngát. Đã là đầm sen thì hẳn hoa sen là thứ đẹp đẽ nhất:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen"
Câu ca dao có dáng dấp của một câu hỏi "gì đẹp bằng sen" nhưng thực chất đó là một lời khẳng định: Trong đầm không có gì đẹp bằng sen, sen là đẹp nhất. Cách sử dụng câu hỏi tu từ như vậy bộc lộ niềm kiêu hãnh, tự hào về vẻ đẹp hiếm có của hoa sen.
Vậy sen đẹp như thế nào?
"Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh"
Những bộ phận, chi tiết của sen được ngắm nghía, nhận xét khá khắt khe từ "lá", "bông" đến "nhị". Màu sắc của chúng rất sắc nét, rõ ràng "Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng". Màu xanh, màu trắng, màu vàng. Câu ca dao hoàn toàn tả thực đồng thời làm nổi bật những sắc màu tự nhiên, hài hoà của sen. Từ "lại" nhấn mạnh đến sự phong phú, hài hoà rất tự nhiên, giản dị và cũng rất đẹp đẽ ấy. Câu ca dao tiếp hoàn toàn không có ý mới, chỉ là nhắc lại ý trên có đảo trật tự các cụm từ: "Nhị vàng, bông trắng, lá xanh". Vừa trên, bông hoa được ngắm nhìn từ ngoài vào trong, đến đây lại được ngắm từ trong ra ngoài. Sự xem xét ấy kĩ lưỡng, tỉ mỉ lắm, các vế câu đối nhau rất nhịp nhàng, được tách riêng ra bởi dấu phẩy (,); tưởng như người ngắm lật từng phần của sen mà chiêm ngưỡng vậy. Đến lần thứ hai này, sắc màu của sen không hề thay đổi, vẫn là những sắc màu rất giản dị và tự nhiên như thế. Hai câu ca dao lặp lại ý khiến người đọc tò mò về chủ định của tác giả. Và câu cuối cùng đã tháo gỡ những thắc mắc ấy:
"Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"
Ý thơ mới tuyệt vời làm sao! Từ những sắc màu tươi tắn, thanh khiết của sen, tác giả dân gian liên tưởng đến sự trong sạch đến kì diệu của loài hoa này: gần chốn đầm lầy bùn đọng hôi tanh nhưng không hề bị cái ô uế làm cho phai hương nhạt sắc. Thì ra, việc người thưởng hoa ngắm nghía xem xét bông hoa kĩ lưỡng đến nhường kia là để chắc chắn về cái chất của nó. Khi sự xác minh đã hoàn tất, hoa sen đã vượt qua sự kiểm định khắt khe nhất và được vinh danh trong câu ca dao khép lại của bài: "Gần bùn ma chẳng hôi tanh mùi bùn".
Nhưng bài ca dao không dừng lại ở việc ngợi ca loài hoa thân quen của chốn hương đồng gió nội. Ăn sau đó là những tầng nghĩa sâu xa. Bùn trong đầm hôi tanh là có thực. Nhưng vẻ đẹp thuần khiết của hoa sen cũng là thực. Và trong cái nắng oi bức của trưa hè, mùi thơm ngát hương của sen còn khiến ta quên đi mùi bùn kia nữa. Khi đó, sự thanh cao đã lấn át, đã chiến thấng cái thấp hèn, nhỏ mọn. Không chỉ vậy, hoa sen còn là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với đời sống lao động và sinh hoạt của người nông dân Việt Nam. Bởi vậy, ngợi ca hoa sen còn là thầm kiêu hãnh tự hào về vẻ đẹp tiềm ẩn của bản thân mình. Hoa sen đã trở thành hình ảnh ẩn dụ cho cả một giai cấp, cả một dân tộc. Con người Việt Nam dẫu nghèo đói, bần hàn, dẫu bị áp bức bóc lột rồi bị đẩy đến đáy cùng xã hội nhưng vẫn giữ được những bản chất tốt đẹp lương thiện. Nhắc đến đây, ta chợt nhớ đến những chị Dậu, lão Hạc... trong các thiên truyện đầu thế kỉ XX.
"Trong đầm gì đẹp bằng sen" là một bài ca dao hay và đẹp không chỉ ở hình ảnh thơ mà còn ở những lớp nghĩa sâu sắc, giàu tính nhân văn. Bài ca dao đã khép lại những dư âm về một loài hoa diệu kì vẫn còn đó. Chính bởi vẻ đẹp giản dị, trong sáng và thanh cao của mình, hoa sen đã được chọn làm biểu tượng cho tâm hồn, tính cách người Việt Nam.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lấy cái gì khác mà khen bây giờ
Bài ca dao có cách điệp vòng tạo nên sự đăng đối.
Câu 2: Lá xanh, bông trắng, nhị vàng
Câu 3: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
=> Cách diễn đạt này đã nhấn mạnh những vẻ đẹp của hoa sen dù sống trong môi trường bùn lầy "hôi tanh". Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen thực chất là người xưa muốn tôn lên vẻ đẹp của những người có phẩm chất cao quý dù sống ở chốn bùn lầy nhơ bẩn.
Có thể nói hình ảnh hoa sen qua ánh nhìn của tác giả dân gian là những bông sen đẹp đẽ mà trong đầm nước không gì có thể sánh bằng. Những bông hoa sen ấy có màu sắc đặc biệt từ lá xanh bông trắng nhị vàng rồi lại bông trắng lá xanh nhị vàng ,cách tả ấy đã tôn lên vẻ dẹp thuần khiết của bông sen vừa đẹp đẽ vừa đặc biệt .cho dù những bông sen ấy có ở nơi đát bùn nhưng vẫn giữ được hương thơm thuần khiết của bông sen . cũng như con người việt nam cho dù có nghèo khổ đén mấy nhưng họ vẫn giữ được phẩm chất cao quý của mình .Tác giả dân gian đã tô đậm vẻ đẹp của bôn sen: một loài hoa đẹp đẽ,thuần khiết , tinh khôi...
bai nay lam nhu sau:noi len ve de thieng leng cua nhan dan ta va noi len su trong trang cua nhan dan minh.Neu hay cho minh mot thi bai nao minh cung giai duoc minh la con cua tien si day dung lo da co minh day anh yeu em
Tham khảo
- Trong câu thơ đầu, tác giả dử dụng phép so sánh k bằng nhắm khẳng định sen là loài cây đẹp nhất đầm.Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật di lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưuthuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lí nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.
Một số biện pháp nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ (câu 1): Đặt ra câu hỏi để khẳng định.
+ Liệt kê (câu 2): Vẻ đẹp hài hòa của bông sen.
+ Đảo trật tự - Điệp ngữ(câu 3): Nhấn mạnh lần nữa vẻ đẹp của hoa sen – vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Đồng thời, làm bước tiến cho câu cuối cùng, câu thơ quan trọng nhất.
+ Ẩn dụ: Hình ảnh bông hoa sen trong đầm lầy là hình ảnh ẩn dụ cho phẩm chất của con người.Tác dụng:Nhân dân lao động, đặc biệt là nông dân gần gũi với hoa sen, hiểu và yêu quý sen hơn cả. Họ đã nhiều lần trân trọng đưa hoa sen vào ca dao. Họ mượn cái thanh khiết lạ kì của hoa sen để bày tỏ, gửi gắm tâm sự của mình. Với bài ca dao này, hoa sen đã lưu lại mãi mãi vẻ đẹp và hương thơm cao quý vào văn chương và vào lòng người dân đất Việt.