K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1.

a. Tại sao tiết trời vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo?

b. Giải thích sự khác biệt về số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

Câu 3.

Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết thổ nhưỡng (đất) là gì? Phân tích tác động của đá mẹ và sinh vật tới sự hình thành đất.

Câu 4.

Chứng minh rằng sự khác biệt chế độ nước sông là do sự tác động của nhiều nhân tố.

Câu 5.

Phân biệt tỉ số giới tính và tỉ lệ giới tính. Tại sao cơ cấu dân số theo giới có sự khác nhau giữa các nhóm nước?

Câu 6.

a. Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải. Tại sao nói để phát triển kinh tế - văn hóa ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

b. Tại sao việc giải quyết các vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

Câu 7.

Cho bảng số liệu:

Một số sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp của thế giới, thời kì 1990-2010

Năm

1990

1995

2000

2010

Lúa mì (triệu tấn)

592,3

542,6

585,1

653,4

Cừu (tỉ con)

1,21

1,08

1,06

1,0

Nuôi trồng thủy sản (triệu tấn)

16,8

25,6

45,7

59,9

Diện tích rừng (triệu ha)

3440

3455

3869

4033

(Nguồn: FAO)

a. Tính tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm nông nghiệp nói trên của thế giới, thời kì 1990-2010.

b. Đưa ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

1
1 tháng 6 2019

Câu 1.

a. Tại sao tiết trời vào mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo?

Nguyên nhân chính sinh ra các mùa trong năm là: Trục trái dất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất một góc 66°33’ theo phương không đổi khi chuyển động quanh mặt trời.

- Mùa xuân thời tiết ấm áp vì: mặt trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo lên chí tuyến bắc, lượng nhiệt tăng dần nhưng vì mới bắt đầu tích lũy nên lượng nhiệt chưa cao.
- Mùa hè nóng nực: vì góc nhập xạ lớn lượng nhiệt tích lũy nhiều.
- Mùa thu mát mẻ: vì góc nhập xạ giảm nhưng còn lượng nhiệt dự trữ trong mùa hè.
- Mùa đông lạnh lẽo: vì góc nhập xạ nhỏ nhất, mặt đất đã tiêu hao hết năng lượng dự trữ.

b. Giải thích sự khác biệt về số giờ chiếu sáng trong ngày 22/6 tại vòng cực Bắc và vòng cực Nam.

- Ngày 22/6 , số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
+ Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
+ Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.

- Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.

Câu 6.

a. Chứng minh rằng các nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải.

– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bố, cũng như sự hoạt động của ngành giao thông vận tải.

+ Trước hết, các ngành kinh tế khác là khách hàng của ngành giao thông vận tải. Khi các ngành này phát triển tốt, nhu cầu vận tải lớn thì ngành giao thông vận tải có nhiều thuận lợi để phát triển. Còn khi các ngành kinh tế gặp khó khăn, hay trong tình trạng suy thoái, thì ngành giao thông vận tải cũng gặp khó khăn.

+ Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng, quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển. Ở các vùng kinh tế phát triển lâu đời, mạng lưới đường dày đặc hơn nhiều so với vùng: mới khai thác. Ở các vùng tập trung công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) đều phát triển vận tải đường sắt và vận tải bằng ô lô hạng nặng. Mỗi loại hàng hóa cần vận chuyển lại có yêu cầu riêng đối với phương tiện vận tải. Ví dụ: có loại hàng cần cước phí vận chuyển thấp, nhưng không cần nhanh (vật liệu xây dựng, quặng, than,…), có loại hàng đòi hỏi vận chuyển nhanh, an toàn (hóa chất. vật liệu dễ cháy,…). Sự phân bố các cd sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này đã quy định việc tổ chức vận tải ở từng loại phương liên.

+ Cuối cùng, sự phát triển của ngành cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành giao thông vận tải.

– Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị có ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô lô.

+ Trong các thành phố lớn và các chùm đô thị, nhu cầu đi lại của dân cư rất lớn. Để thỏa mãn nhu cầu đi lại hàng ngày của dân cư (gắn liền với các chuyến đi từ nơi ở tới nơi làm việc, học lập, giải trí, dịch vụ,…) đã hình thành một loại hình giao thông vận tải đặc biệt: giao thông vận tải thành phố.

+ Tham gia vào loại hình này có các loại phương tiện vận tải khác nhau: tàu có đầu máy chạy điện, ô tô (xe buýt và xe du lịch), xe điện ngầm, các loại phương tiện đi lại cá nhân (xe đạp, xe máy,…).

Tại sao nói để phát triển kinh tế - văn hóa ở miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

– Giao thông vận tải ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình, giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ giúp phá được thể “cô lập”, “tự cấp tự lúc” của nền kinh tế.

– Sẽ có điều kiện khai thác các tài nguyên thế mạnh to lớn của miền núi, hình thành được các nông, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp, đô thị, thúc đẩy sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên miền núi.

– Như vậy, sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế ở miền núi. Các hoạt động dịch vụ (kể cả văn hóa, giáo dục, y tế) cũng có điều kiện phát triển.

b. Tại sao việc giải quyết các vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

- Môi trường là một thể thống nhất và không tách rời nhau trên toàn bộ bể mặt Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.

- Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước sông, hiển... Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:

+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…

+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Những chỉ tiêu được sử dụng để phân biệt nhóm nước phát triển và đang phát triển: tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI).

- Sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh xã hội giữa các nhóm nước:

+ Về kinh tế, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: quy mô, tốc độ phát triển; cơ cấu kinh tế; trình độ phát triển kinh tế…

+ Về xã hội, giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự khác biệt trên một số tiêu chí như: dân cư và đô thị hóa, giáo dục và y tế,…

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
26 tháng 5 2018

Đáp án A

6 tháng 8 2023

Quy mô và sự gia tăng dân số:

- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

- Tác động:

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 8 2023

- Mục tiêu chính của ASEAN:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội

+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực

+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau

+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc đảm bảo được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Thành tưu và thách thức: 

Thành tựu: 

+ Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác mở trộng giữa các nước thành viên trong khối , và ngoài khooid.

+ Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các vấn đề y tế, giáo dục không ngừng được cải thiện.

+ Về khai thác tài nguyên môi trường: Các nước thành viên đang chung tau giải quyết các vấn đề quản lí tài nguyên nước, biến đổi khí hậu,..

+ Về giữ gìn chủ quyền và an ninh khu vực: Các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực,..

Thách thức:

+ Về kinh tế. có sự chênh lệch lớn về trình độ giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế trong thành viên vẫn còn nhỏ.

+ Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước thành viên, tình trang thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị,..

+ Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra nhiều ở quốc gia.

- Vai trò của Việt Nam: Thức đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi - an- ma và Cam- pu chia vào ASEAN, Cùng các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vục và quốc tế,..

7 tháng 11 2023

Tham khảo!

- Sự gia tăng dân số đã tác động đến nền kinh tế nước này là:

+ Người nhập chủ yếu là người trẻ và có tri thức đã cung cấp nguồn lao động dồi dào cho đất nước mà nhà nước không cần mất chi phí đầu tư ban đầu cho con người;
+ Mở rộng được thị trường tiêu thụ;

- Người nhập cư đông tạo nên sự đa dạng về văn hóa, cung cấp lực lượng lao động dồi dào, có trình độ.

– Dân cư tại Hoa Kỳ tập trung chủ yếu tại ven bờ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng Đông Bắc.

+ Tại vùng núi phía Tây, vùng Trung tâm dân cư rất là thưa thớt.

+  Dân cư chủ yếu tập trung ở các thành phố , phần lớn thành phố vừa và nhỏ (91,8%).

+ Làm sự phát triển kinh tế bị chênh lệch giữa các khu vực.