Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2.1%.
- Nguyên nhân: do các nước thuộc địa giành được độc lập, đời sống được cải thiện và những tiến bộ về y tế làm giảm nhanh tỉ lệ tử, trong khi tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
- Hậu quả: tạo sức ép đối với các vấn đề ăn, mặc, ở, học hành, việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường,... kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.
Câu 2
Có 2 loại quần cư
Đặc điểm các loại hình quần cư:
- Quần cư nông thôn :
+ Sống tập trung thành các điểm dân cư với quy mô khác nhau được gọi là làng, ấp, bản,buôn,...
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
- Quần cư đô thị:
+ Mật độ dân số cao
+ Nhà san sát nhau, các nhà cao tằng, chung cư, biệt thự...
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
Câu 3
Môi trường xích đạo ẩm:
-Vị trí: Nằm khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
-Có khí hậu nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 25 độ C
-Lượng mưa từ 1500-2500mm trên năm
-Độ ẩm cao, trên 80%
-Ở các vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn
Nhiệt đới:
-Vị trí: Nằm khoảng 5 độ B và 5 độ N đến chí tuyến của cả hai bán cầu
-Nóng quanh năm
-Nhiệt độ trên 20 độ C
-Lượng mưa từ 500mm-1500mm trên năm
- Thích hợp cho việc trồng trọt cây lương thực và cây công nghiệp
- Sông ngòi có hai mùa nước: lũ và cạn
-Đất Feralit
Nhiệt đới gió mùa:
-Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á
-Nhiệt độ lượng mưa thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C
-Lượng mưa trên 1500mm trên năm
-Thời tiết diễn biến bất thường
-Thời kì khô hạn: Từ tháng 11 đến tháng 4
-Khí hậu thích hợp cho việc trồng cây lương thực đặc biệt là cây lúa nước
-Tập trung đông dân
-Tùy thuộc vào lượng mưa mà có các thảm thực vật khác nhau
Câu 4
Nguyên nhân: Do các khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp và phương tiện giao thông thải ra bầu khí quyển
Hậu quả: Tạo nên mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển và đại dương dâng cao
Là học sinh em có biện pháp bảo vệ không khí: cùng nhau vận động trồng thêm cây xanh, hạn chế dùng túi nylon ( vì chỉ dùng một lần rồi bỏ đi), đừng vứt chai nhựa ra môi trường, tiết kiệm nước, chuyển sang dùng thực phẩm dinh dưỡng không dùng động vật để giảm bớt khi thải, tuyên truyền cho mọi người thấy được tác hại của việc suy thoái môi trường.
Câu 5
Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
quần cư | nông thôn | đô thị |
nhà cửa | gắn liền với đồng ruộng | tập trung san sát |
mật độ dân số | thấp | cao |
hoạt động kinh tế chủ yếu | Nông-lâm-ngư nghiệp | công nghiệp và dịch vụ |
Câu 1 :
- Đới nóng gồm 4 kiểu môi trường : Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.
- Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm :
+ Có khí hậu nóng ẩm quanh năm (quanh năm nóng trên 25°c, mưa từ 1.500 — 2.000mm).
+ Có rừng rậm xanh quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm rạp, nhiều tầng; tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới).
- Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa :
Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa: một mùa có nhiệt độ cao (trên 29°c vào cuối mùa) và một mùa có nhiệt độ thấp hơn.
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1000 mm, nhưng thay đổi theo mùa: một mùa mưa nhiều, chiếm 70 — 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít.
+ Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt
- Cảnh quan thiên nhiên biến đổi theo thời gian và không gian do có sự khác nhau về lượng mưa và về phân bố mưa trong năm giữa các địa phương và giữa các mùa.
+ Về mùa mưa, cây cối xanh tươi; về mùa khô, cây cối rụng lá, trơ cành.
+ Ở những nơi mưa nhiều, rừng có nhiều tầng; trong rừng có một số cây rụng lá vào mùa khô.
+ Ở những nơi mưa ít, có đồng cỏ cao nhiệt đới.
+ Ở vùng cửa sông, ven biển xuất hiện rừng ngập mặn.
- Tính đa dạng về cảnh quan này không thể có ở môi trường xích đạo ẩm hay ở môi trường nhiệt đới.
Câu 4 :
- Khác nhau về mật độ dân cư: ở nông thôn, mật độ dân số thấp; ở thành thị, mật độ dân số cao.
- Khác nhau về hình thức tổ chức sinh sông: ở nông thôn, sống thành làng mạc; ở đô thị, sống thành phố xá.
- Khác nhau về hoạt động kinh tế chủ yếu: ở nông thôn, sống dựa vào nông nghiệp; ở đô thị, dựa vào công nghiệp và dịch vụ.
Nhiều quá vậy bạn, mình đang rất bận nên chỉ giúp được bạn vài câu thôi nhé, mong bạn thông cảm.
1.
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
- Có 6 lục địa: Lục địa Á- Âu, lục địa Phi, lục địa Ô- xtray- li- a, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Nam Cực.
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo xung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
- Có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu đại dương, châu Nam cực.
2.
- MT xích đạo ẩm:
+ Vị trí: nằm trong khoảng từ 5 độ B đến 5 độ N
+ Đặc điểm khí hậu: có khí hậu nóng, ẩm quanh năm. Nhiệt độ TB năm trên 25 độ C. Lượng mưa Tb năm từ 1500mm đến 2500mm, mưa quanh năm. Độ ẩm cao, TB trên 80%.
+ Rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim, thú sinh sống.
- MT nhiệt đới gió mùa:
+ Vị trí: Nam Á và Đông Nam Á.
+ Đặc điểm khí hậu: có nhiệt độ cao, nhiệt độ TB năm trên 20 độ C. Lượng mưa TB năm khoảng 1000mm, Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến bất thường.
+ Thảm thực vật khác nhau tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm.
- MT Ôn đới hải dương:
+ Vị trí: nằm ở ven biển Tây Âu
+ Đặc điểm khí hậu: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.
+ Thảm thực vật chủ yếu là rừng lá rộng.
-MT Ôn đới lục đia:
+ Vị trí: nằm trong lục địa
+ Đặc điểm khí hậu: lượng mưa giảm dần, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, có nhiều tuyết rơi.
+ Thảm thực vật là rừng hỗn giao và rừng lá kim.
3.
- MT đới lạnh:
+ Đới lạnh nằm trong khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực.
+ Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, thường có bão tuyết dữ dội và cái lạnh cắt da. Nhiệt độ TB luôn dưới -10 độ C, có khi xuống đến -50 độ C.Mùa hạ rất ngắn. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10 độ C.
- MT hoang mạc:
+Vị trí: phân bố chủ yếu dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu.
+ Đặc điểm nổi bật về khí hậu ở các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
4.
- Vai trò: là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển, là kho tài nguyên lớn. Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có nhiều loại khoáng sản, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Biển và đại dương còn cung cấp muối, tạo nguồn điện (điện thủy triều), phát triển giao thông vận tải, du lịch...
- MT vùng núi hay xảy ra lũ quét và sạt lở đất.
mỏi tay quá, chúc bạn học tốt.
Quần cư đô thị:nhà cửa tập trung với mật độ cao,hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dich vụ
Quần cư nôngthôn:sống tập trung thành làng bản,hoat động kinh tế chủ yếu là nông nghiêp,lâm nghiêp
Tham khảo!
Câu 1. Dân số, nguồn lao động
Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...
Câu 2:
2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX
Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.
Câu 3:
- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.
- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.
+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.
Câu 4:
– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.
+Khác:
- Quần cư thành thị: nhà cửa tập trung với mật độ cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
- Quần cư nông thôn: dân sống tập trung thành làng, bản. Các làng, bản thường phân tán, gắn với đất canh tác. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
Tham khảo
1.
Kết quả điều tra dân số tại một thời điểm nhất định cho chúng ta biết tổng số người của một địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam và nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo... Dân số là nguồn lao động quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dân số thường được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (tháp dân số). Nhìn vào tháp tuổi, chúng ta biết được tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương...
2.
Các số liệu thống kê và điều tra dân số liên tục trong nhiều năm sẽ giúp chúng ta biết được quá trình gia tăng dân số của một địa phương, một nước hay trên toàn thế giới.
Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm. Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người tò nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do dịch bệnh, đói kém và chiến tranh. Vào đầu Công nguyên, dân số thế giới chỉ có khoảng 300 triệu người, đến thế kỉ XVI mới tăng gấp đôi. Năm 1804, dân số thế giới là 1 tỉ người, thế mà năm 2001 đã lên đến 6,16 tỉ người ; đó là nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế.
3.
- Năm 2018, dân số thế giới đạt 7,6 tỉ người.
- Dân số phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất.
+ Những nơi điều kiện sinh sống và giao thông thuận tiện như đồng bằng, đô thị hoặc các vùng khí hậu ấm áp, mưa nắng thuận hoà... đều có mật độ dân số cao.
+ Những vùng núi hay vùng sâu, vùng xa, hải đảo... đi lại khó khăn hoặc vùng cực, vùng hoang mạc... khí hậu khắc nghiệt thường có mật độ dân số thấp.
- Với những tiến bộ về kĩ thuật, con người có thể khắc phục những trở ngại về điều kiện tự nhiên để sinh sống ờ bất kì nơi nào trên Trái Đất.
4.
– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.
– Khác nhau:
+ Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.
+ Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.
+ Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng, nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…
+ Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.
5.Vị trí: năm khoảng giữa hai chí tuyến thành một vành đai Liên tải bao quanh trái đất.
Đặc điểm: Đới nóng có bốn kiểu môi trường
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
+ Môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Môi trường hoang mạc
6.Đặc điểm moi trường : Nóng , ẩm, mưa nhiều quanh năm
+ Lượng mưa từ 1500mm-2500mm/năm , càng gần xích đạo mưa càng nhiều
+ Nhiệt độ cao quanh năm . Biên độ nhiệt thấp
+ Độ ẩm không khí : > 80%
7.MT nhiệt đới : nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5o đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
8.MT nhiệt đới gió mùa : chủ yếu nằm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
TK:
1.* Giống nhau :
+ Nhiệt độ quanh năm cao hơn 20oC
+ Là vùng thích hợp trồng cây lương thực (lúa nước)
+ Đều là khu vực tập trung đông dân
* Khác nhau :
+ MT nhiệt đới : Lượng mưa tap trung chủ yếu ở một mùa . Thảm thực vực thay đổi dần về phía 2 chí tuyến .
+ MT nhiệt đới gió mùa : Lương mưa thay đổi tuỳ theo mùa gió . Thảm thực vật hay đổi tủy vào lượng mưa và sự phân bố mưa trong một năm
2.-Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
3.Đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hòa:
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh với thời tiết thất thường, khó dự báo trước
- Tính đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và không gian
4.Ô nhiễm không khí:
a/ Nguyên nhân.
- Nguồn nhân tạo:Khí thải từ công nghiệp, phương tiện giao thông, bất cẩn khi sử dụng chất phóng xạ…
- Nguồn tự nhiên : Núi lửa phun, bão cát, cháy rừng…
b/ Hậu quả.
- Mưa axít..
- Hiệu ứng nhà kính.
- Thủng tầng ôzôn .
- Trái đất nóng lên.
- Tăng các bệnh về hô hấp.
- Băng tan nhanh đe dọa các thành phố ven biển.
c. Biện pháp.
Bằng sự hiểu biết cuả bản thân em hãy nêu một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm không khí
- Cắt giảm lượng khí thải.
- Kí nghị định thư Kiô tô.
5.
2.
-Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của số dân, tài nguyên thiên nhiên được khai thác với tốc độ nhanh làm cho nguồn tài nguyên sớm cạn kiệt.
– Sự bùng nổ dân số ảnh hưởng xấu đến môi trường: Cạn kiệt tài nguyên rừng, tăng nhanh tốc độ đô thị hoá làm ô nhiễm không khí và nguồn nước, đất bị bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.