K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Nghị luận quan điểm về một cuộc tranh luận có văn hóa

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.

10 tháng 10

Mở bài: 

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận ( Sự khác biệt trong cuộc sống ) 

Thân bài: 

- Giải thích vấn đề: 

Sự khác biệt là nét riêng, bản sắc riêng của mỗi cá nhân, cộng đồng có thể là tích cách, phong cách ăn mặc, kiểu tóc,...

- Bàn luận về các khía cạnh, các biểu hiện của vấn đề

Người có sự khác biệt là người có suy nghĩ độc lập, táo bạo, có phong cách riêng của mình, luôn tự tin thể hiện bản thân và dám tạo nên sự khác biệt. 

- Ý nghĩa của sự khác biệt

+ Sự khác biệt sẽ khiến người khác quan tâm, tôn trọng, ngưỡng mộ nhiều hơn.

+ Sự khác biệt sẽ tạo cho ta động lực để con người ta không ngừng vươn lên, thành công sẽ đến với người ấy một cách nhanh chóng

+ Sống khác biệt sẽ giúp bản thân tự tin với quan điểm, hành động của mình, tư duy người ấy sẽ nhạy bén, thông minh dù gặp bất cứ khó khăn nào.

- Phản đề: 

Tuy nhiên, sự khác biệt không phải là cách mình thể hiện sự khoe khoang, luôn tỏ ra các trò lố lăng gây phản cảm đến người khác. Hãy tập cách thể hiện sự khác biệt bằng thái độ nghiêm túc, lễ độ.

Kết bài: ...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/trinh-bay-suy-nghi-ve-y-nghia-cua-su-khac-biet-trong-cuoc-song

TK:

Xuân Quỳnh được biết đến là một hồn thơ dịu dàng, nữ tính. Chị không chỉ mang đến cho thi đàn những vần thơ nồng nàn, cháy bỏng của trái tim đang thổn thức trong tình yêu mà chị còn mang cả thế giới trẻ thơ, thế giới cổ tích, thế giới của bà với cháu vào trong thơ mình. Trái ngược với cái dữ dội, ác liệt của cuộc chiến chống đế quốc Mĩ, đọc thơ Xuân Quỳnh, người ta vẫn thấy một khung cảnh thật êm đềm, một tâm hồn thật tinh tế với những kỉ niệm, cảm xúc mãnh liệt. Chỉ từ một âm thanh quen thuộc là tiếng gà trưa của xóm nhỏ trên đường hành quân, chị đã nhớ tới người bà thân thương của mình để rồi, kết lại bài thơ là những câu nói như thủ thỉ, tâm tình nhưng lại đầy quyết tâm:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì tình yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Những người lính trên đường hành quân khi nghe thấy tiếng gà bỗng nhớ tới quê hương và những người thân thuộc của mình. Họ chiến đấu chống lại kẻ thù là vì tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Họ chiến đấu vì để bảo vệ xóm làng thân thuộc - nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Nhưng quan trọng hơn nữa, cuộc chiến đấu ấy là vì người bà của mình vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ. Mọi kí ức về bà đều gắn liền với tiếng gà cục tác, với ổ trứng của con gà mái mơ. Đó có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong tâm trí của đứa cháu. Chẳng có ai muốn rời xa nơi bình yên và hạnh phúc mà lao vào cuộc chiến sinh tử với một kẻ thù quá mạnh. Chẳng có ai đủ dũng cảm để lìa xa người mình yêu thương nhất mà ra đi không biết ngày nào mới trở về. Chỉ có tình yêu mới đủ sức mạnh để thôi thúc con người ta hi sinh cá nhân để bảo vệ những điều lớn lao hơn thế. Và dĩ nhiên, với những đứa con, đứa cháu, sự hi sinh ấy rốt cuộc cũng chỉ vì người thân yêu. Có ai đó đã từng nói, lòng yêu nước bắt nguồn từ việc yêu những thứ bé nhỏ nhất. Và với những người dân Việt Nam lúc bấy giờ, yêu bà, yêu mẹ, yêu gia đình, yêu xóm làng chính là yêu nước. Yêu nên mới sẵn sàng hi sinh. Yêu nên mới quyết tâm chiến đấu để bảo về. Và cũng vì yêu nên hình ảnh của người bà chưa bao giờ phai mờ trong tâm trí để rồi chỉ cần nghe thấy âm thanh quen thuộc ấy thôi, đứa cháu cũng bồi hồi nhớ về bà.

Cũng viết về tình cảm bà cháu, nhưng hình ảnh người bà của Bằng Việt lại hiện về trong tâm trí của đứa cháu gắn liền với hình ảnh của bếp lửa chờn vờn. Nếu bếp lửa là nơi nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ mà người bà dành cho cháu thì ổ trứng gà là nơi ấp ủ, nâng niu hạnh phúc đời thường của người bà. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và Bếp lửa của Bằng Việt tuy khác nhau về cội nguồn khơi gợi song lại gặp nhau ở tình cảm thiêng liêng cao cả của tình bà cháu. Tình cảm ấy chính là sợi dây để gắn kết những người con trên cùng một mảnh đất hướng về quê hương, Tổ quốc của mình.

Dù là tiếng gà hay bếp lửa, hình ảnh người bà cũng hiện lên với vẻ tảo tần, vất vả, với tình yêu bao la mà bà dành cho cháu.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

10 tháng 10

1. Mở bài: 

- Giới thiệu về đề tài nghị luận về theo đuổi ước mơ

- Nêu vai trò của ước mơ

2. Thân bài:

* Đưa ra lập luận, nghị luận về theo đuổi ước mơ

- Ước mơ là gì?

- Thế nào là theo đuổi ước mơ?

- Tại sao nên theo đuổi ước mơ?

- Làm thế nào để biến ước mơ thành hiện thực?...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-nghi-luan-ve-theo-duoi-uoc-mo

3 tháng 3 2022

Từ xa xưa,dịch bệnh không phải là điều hiếm gặp và nó đã từng xuất hiện trong lịch sử con người. Ta có thể kể tên những đại dịch khiến cả thế giới đều e ngại như bệnh dịch hạch, Ebola, SARS, .. và đến cuối năm 2019, ta một lần nữa chứng kiến đại dịch của thế giới: Covid-19. Đó là một loại virus được xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc, gây là bệnh viêm đường hô hấp cấp ở con người. Đại dịch lây lan một cách nhanh chóng, tính đến đầu tháng 4/2020, Covid-19 đã xuất hiện ở 206 quốc gia, hơn 1 triệu người nhiễm bệnh, gần 60.000 ca tử vong. Thật đáng mừng rằng, Việt Nam ta đã thực hiện vô cùng tốt trong công tác phòng chống dịch, mọi thứ đều được thực hiện theo quy định, kiểm soát tình hình dịch bệnh trong cả nước được nâng lên mức cao nhất. Vậy trách nhiệm của mỗi công dân khi dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp là gì? Đầu tiên, ta cần phải tự ý thức được trách nhiệm góp phần chung tay vào phòng chống dịch bệnh. Khi thấy bản thân có những dấu hiệu như sốt, ho, khó thở,… hay có tiếp xúc gần với các ca lây nhiễm được công bố thì phải lập tức thông báo tới cơ sở y tế để kiểm tra, và tiến hành cách ly an toàn. Mỗi người đều phải trang bị đầy đủ khẩu trang, nước rửa tay khô mỗi khi ra đường, rửa thường xuyên với dung dịch khử trùng mỗi khi tiếp xúc mới bề mặt cứng ở ngoài. Không nên tụ tập đông người, vứt khẩu trang đúng nơi quy định. Đặc biệt, chúng ta cần tuyên truyền, chia sẻ những thông tin chính thống từ Chính phủ, Bộ Y tế cho người thân, bạn bè để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Tất nhiên, vẫn còn tồn đọng những cá nhân thiếu ý thức, ích kỷ và không tôn trọng sức khỏe của bản thân cũng như của cả cộng đồng, việc này nhất định phải lên án, phê bình. Nếu mỗi công dân đều chung tay, đồng lòng, quyết tâm thì việc chiến thắng đại dịch Covid-19 là điều chắc chắn!