Câu 31. Cặp chất nào không tồn tại trong một dung dịch?
A. CuSO4 và KOH B. CuSO4 và NaCl
C. MgCl2 và Ba(NO3)2 D. AlCl3 và Mg(NO3)2
Câu 32. Nhiệt phân hoàn toàn m g Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi thu được 24g chất rắn. Giá trị của m là:
A. 16,05g B. 32,10g C. 48,15g D. 72,25g
Câu 33. Cho hỗn hợp gồm Zn và AI tác dụng với hỗn hợp dung dịch CuSO4 và AgNO3, thu được dung dịch (X) và chất rắn (Y) gồm 3 kim loại. Cho (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thì có khí bay ra. Thành phần định tính của chất rắn (Y) là:
A. Zn, Al và Ag . B. Zn và Cu. C. Zn, Cu và Ag. D. Cu và Ag.
Câu 34. Hòa tan 50g CaCO3 vào dung dịch HCl dư. Thể tích khí CO2 thu được ở đktc là:
A. 11,2 lít B. 1,12 lít C. 2,24 lít D. 22,4 lít
Câu 35. Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A. Mg B. Cu C. Fe D. Au
Câu 36. Khí cacbonic được tạo thành từ phản ứng của cặp chất
A. Na2SO4 + CuCl2 B. Na2SO3 + NaCl C. K2CO3 + HCl D. K2SO4 + HCl
Câu 37. Cho a g Na2CO3 vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc). Vậy a có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 15,9 g B. 10,5g C. 34,8g D. 18,2g
Câu 38. Số mol của 200 gam dung dịch CuSO4 32% là
A. 0,4 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,25 mol
Câu 39. Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm . B. Bạc. C. Đồng . D. Sắt.
Câu 40. Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là:
A. Đồng . B. Lưu huỳnh . C. Kẽm. D. Bạc.
Câu 41. Cho kim loại X tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Dẫn toàn bộ khí hiđro sinh ra đi qua bột oxit của kim loại Y nung nóng thì thu được kim loại Y. Hỏi X, Y lần lượt là chất nào sau đây?
A. Cu và ZnO. B. Fe và CuO. C. Ag và Fe2O3. D. Zn và Al2O3.
Câu 42. Một học sinh cho mẫu kali vào dung dịch (NH4)2SO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Có khí không màu, không mùi thoát ra.
C. Có khí mùi khai bay ra và có kết tủa xanh xuất hiện.
D. Chỉ có khí không màu, mùi khai thoát ra.
Câu 43. Có 3 kim loại R, M, N. Để xác định độ hoạt động của chúng theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải, một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau:
Thí nghiệm 1: M không đẩy được R ra khỏi dung dịch muối.
Thí nghiệm 2: M đẩy được N ra khỏi dung dịch muối nhưng không đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
Thí nghiệm 3: R đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
A. R, H2, M, N. B. M, N, R, H2. C. M, R, H2, N. D. H2, R, N, M.
Câu 44. Dãy kim loại nào sau đây được sắp xếp theo tính hoạt động hóa học giảm dần?
A. K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Ag, Au. B. K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag.
C. K, Ca, Na, Al, Mg, Zn, Fe, Sn, Pb, Au, Ag. D. K, Ca, Na, Mg, Al, Fe, Zn, Sn, Pb, Ag, Au.
Câu 45. Cho biết X, Y, Z, X’, Y’, Z’, có thể lần lượt là những chất nào sau đây?
1) X là kim loại nhẹ, mềm; X tác dụng mãnh liệt với nước tạo ra dung dịch bazơ và khí hiđro.
2) Y là kim loại nhẹ, trong điều kiện thường có 1 lớp oxit bảo vệ bên ngoài rất bền, Y tan được trong các dung dịch kiềm.
3) Z là kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hóa học. Bazơ của Z bị phân hủy ngay khi tạo ra, cho kết tủa màu đen. Muối z là chất kết tủa màu trắng.
4) X’ là kim loại nặng, không tan trong nước, X’ cháy sáng trong oxi và tạo ra hạt nóng chảy màu nâu.
5) Y’ là kim loại không tác dụng dung dịch HCl, H2SO4 loãng, nhưng tác dụng được với H2SO4 đặc nóng. Y’ là kim loại dẫn điện tốt.
6) Z’ là kim loại màu trắng xanh, thường được dùng điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm.
A. Na, Al, Zn, Ag, Cu, Fe. B. Al, Na, Cu, Fe, Ag, Zn .
C. Na, Al, Ag, Fe, Cu, Zn . D. Al, Na, Ag, Zr, Cu, Fe