K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2020
“Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam” Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần. Vườn răm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy: “Khi con tu hú gọi bầy” Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.
16 tháng 3 2020

Bài 1: Giảu các phương trình sau bằng cách đưa về phương trình tích

a. x2 -3x+2=0

b.-x2 +5x -6 =0

Mn giúp mình với ạ

1- Khi con tu hú:Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện  qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác...
Đọc tiếp

1- Khi con tu hú:

Câu 1:Hoàn cảnh sáng tác bài thơ là gì?

Câu 2: Cảnh đất trời vào hè trong tâm tưởng người tù cách mạng được thể hiện  qua những câu thơ nào? Cảm nhận của em về những câu thơ đó.

Câu 3: Phân tích tâm trạng của người tù cách mạng.

2- Chùm thơ của Hồ Chí Minh:

Câu 1: Tình yêu thiên nhiên của Bác trong các bài thơ đã học ở chương trình NV 8.

Câu 2: Cái “sang” của cuộc đời cách mạng trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”.

Câu 3: Bài học của em từ bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh.

3- Chiếu dời đô:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Chiếu

Câu 2:  Vì sao nói văn bản "Chiếu dời đô"  phản ánh ý chí tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc?

4- Hịch tướng sỹ:

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của thể Hịch

Câu 2: Nỗi lòng của người chủ tướng được thể hiện đoạn văn nào? Em hãy phân tích đoạn văn đó.

5- Nước Đại Việt ta:

Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Câu 2: Vì sao nói đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc?

0
14 tháng 3 2020

Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

HOK TỐT

                                        “Khi con tu hú gọi bầy”a.      Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành khổ thơ miêu tả về bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ qua sự tưởng tượng của người tù cách mạng.b.      Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ?c.      Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác...
Đọc tiếp

                                        “Khi con tu hú gọi bầy”

a.      Chép tiếp những câu thơ để hoàn thành khổ thơ miêu tả về bức tranh mùa hè sống động, rực rỡ qua sự tưởng tượng của người tù cách mạng.

b.      Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ?

c.      Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao ?

d.      Viết đoạn văn lập luận (khoảng 10 câu ) theo phép lập luận tổng phân hợp để làm rõ tâm trạng người tù-chiến sĩ được thể hiện ở bốn thơ câu cuối. Trong đoạn văn có sử dụng cảm thán (gạch chân và chú thích)

e.      Khi nhận xét về đoạn thơ vừa chép, có ý kiến cho rằng: “Sáu câu thơ với âm hưởng da diết, náo nức đã thực sự vẽ ra một bức tranh ngôn từ rất đẹp về cảnh thôn quê sinh động, tràn đầy sức sống khi hè về”. Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu làm rõ ý kiến trên

mình cần gấp ạ ;(

1
10 tháng 3 2022

em tham khảo nhe:

undefined

23 tháng 3 2022

Câu 1:

- Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ được sáng tác vào tháng 7/1939 khi tác giả đang ở trong nhà lao Thừa Phủ (Huế),được in trong tập “Từ ấy”

- Thể thơ: Thơ lục bát 

- Một thể loại văn học dân gian cũng viết theo thể thơ đó là: Ca dao 

19 tháng 2 2021

Tham khảo nha !!

Qua bài thơ, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

Qua bài thơ, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù. Nếu hay bn tick nhayeu

2 tháng 3 2020

Nơi hầm tối là nơi sáng nhất Nơi con tìm ra sức mạnh Việt Nam” Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cày ngọt dần. Vườn răm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài. Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy: “Khi con tu hú gọi bầy” Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.

28 tháng 3 2021
Khát vọng tự do của người tù cách mạng trong khổ thơ hai bài thơ "Khi con tu hú" được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả "Ta nghe hè dậy bên lòng". Câu thơ tiếp theo "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!" là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ "Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!".Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả! Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Khát vọng tự do đang bùng cháy bên trong tâm hồn của nhà thơ, khát vọng ấy dường như cũng là vẻ đẹp của tuổi trẻ, là vẻ đẹp của người tù cách mạng. Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện được cảm xúc trào dâng mãnh liệt để được tự do, để được tận hưởng mùa hè, tuổi trẻ của tác giả.
29 tháng 3 2021

Em lưu ý: ngột, chết uất không phải động từ nha. 

 

- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”

- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”

- Kết thúc cũng bằng hình ảnh tu hú nhưng mang thêm sắc thái bức bối, khao khát tự do.

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)