K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 18: Số liệu kĩ thuật của động cơ điện một pha có:A. Điện áp định mức                                   B. Công suất định mứcC. Cả A và B đều đúng                               D. Đáp án khácCâu 19: Khi sử dụng động cơ điện một pha cần lưu ý:A. Không để động cơ làm việc quá công suất định mứcB. Kiểm tra và tra dầu mỡ định kìC. Động cơ mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng phải dùng bút...
Đọc tiếp

Câu 18: Số liệu kĩ thuật của động cơ điện một pha có:
A. Điện áp định mức                                   B. Công suất định mức
C. Cả A và B đều đúng                               D. Đáp án khác
Câu 19: Khi sử dụng động cơ điện một pha cần lưu ý:
A. Không để động cơ làm việc quá công suất định mức
B. Kiểm tra và tra dầu mỡ định kì
C. Động cơ mới mua hoặc lâu không sử dụng, trước khi dùng phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 20: Chức năng của máy biến áp một pha?
A. Biến đổi dòng điện
B. Biến đổi điện áp
C. Biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha
D. Biến đổi điện áp của dòng điện một chiều
Câu 21: Máy biến áp một pha có mấy loại dây quấn?
A. 1                        B. 2                             C. 3                     D. 4
Câu 22: Ưu điểm của máy biến áp một pha là:
A. Cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng                                 B. Ít hỏng
C. Giúp tăng hoặc giảm điện áp                                  D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Giờ cao điểm dùng điện là:
A. Từ 0h đến 18h                                      B. Từ 18h đến 22h
C. Từ 22h đến 24h                                    D. Từ 12h đến 18h
Câu 24: Đặc điểm của giờ cao điểm là:
A. Điện năng tiêu thụ lớn trong khi khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đáp ứng đủ
B. Điện áp mạng điện bị giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của đồ dùng điện
C. Cả A và B đều đúng
D. Đáp án khác
Câu 25: Sử dụng lãng phí điện năng là:
A. Tan học không tắt đèn phòng học
B. Bật đèn phòng tắm suốt đêm
C. Khi ra khỏi nhà không tắt điện phòng
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 26: Để chiếu sáng, đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng như thế nào so với đèn sợi đốt:
A. Như nhau
B. Ít hơn 4 đến 5 lần
C. Nhiều hơn 4 đến 5 lần
D. Đáp án khác
Câu 27: Ở nước ta, mạng điện trong nhà có cấp điện áp là:
A. 220V                                               B. 110V
C. 380V                                               D. Đáp án khác
Câu 28: Hệ thống điện quốc gia gồm:
A. Nhà máy điện
B. Đường dây truyền tải
C. Trạm biến áp, phân phối và đóng cắt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 29: Để cung cấp điện cho các đồ dùng điện, người ta dùng:
A. Ổ cắm điện                                                       B. Phích cắm điện
C. Ổ cắm và phích cắm điện                                D. Đáp án khác
Câu 30: Để bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện khi có sự cố, người ta dùng:
A. Cầu chì                                                          B. Aptomat
C. Cả A và B đều đúng                                     D. Đáp án khác

 

1

18B

19D

20C

21B

22D

23B

24C

25D

26B

27A

28D

29C

30C

29 tháng 9 2017

Đáp án: A

Đó là cầu dao một pha, ba pha.

9 tháng 8 2019

ĐÁP ÁN A

Tham Khỏa

 

11 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

1.1. Vỏ máy 

Vật liệu vỏ máy của phần cố định thường chế tạo bởi tấm thép, nhôm đúc hoặc gang. Tác dụng của vỏ máy dùng để giữ lõi sắt của stato, chụp đầu và mômen ngược chịu phụ tải, vỏ máy làm thành dạng có hình đậy kín, mở ra và phòng hộ. Vật liệu chế tạo vỏ máy thường dùng tấm thép dày 1,2÷2mm cuốn thành, mục đích là để giảm giá thành sản phẩm, ưu điểm của vỏ máy đúc bằng nhôm là có trọng lượng nhẹ. Đối với những vỏ máy có kích thước lớn thường dùng vỏ gang, tiện lợi khi gia công, giảm được chấn động, tăng được tính ổn định của vỏ máy.

1.2. Lõi thép stato 

Lõi thép stato được cấu tạo bởi những lá tôn silic dày khoảng 0,35÷0,5mm xếp chồng lên nhau. Đầu tiên dùng cách dập nguội những lá tôn silic đó. Sau đó, xếp các tấm đó lại với nhau rồi dùng đinh rivê tán ép chặt lại; cũng có thể dùng biện pháp hàn hồ quang khí Ác-gông Arg để cố định các lá tôn silic vào nhau hoặc còn có cách ép dập trực tiếp các lá tôn silic chặt trong vỏ hợp kim nhôm (Dura).

1.3. Cuộn dây stato 

Thông thường có hai bối dây, một bối dây chính gọi là cuộn dây làm việc và một bối dây phụ, còn gọi là cuộn dây khởi động, chúng được đặt lệch nhau trong không gian một góc 90º. Như động cơ điện trong máy giặt quần áo, yêu cầu về đường kính, số vòng dây và cuộn dây của hai cuộn dây chính và phụ hoàn toàn như nhau để khi động cơ điện quay thuận và quay ngược thì hai cuộn dây này đổi cho nhau. Khi quay thuận (theo chiều kim đồng hồ) thì cuộn dây chính làm việc, cuộn dây phụ khởi động, khi quay ngược, cuộn dây chính biến thành cuộn dây phụ và cuộn dây phụ biến thành cuộn dây chính.

 

Thông thường đối với động cơ điện một pha, số vòng của dây êmay các cuộn dây chính và phụ không giống nhau, đường kính của cuộn dây phụ thường nhỏ hơn.

1.4. Nắp máy 

Vật liệu dùng làm nắp máy và vỏ máy giống nhau, yêu cầu dung sai lắp ghép của nắp máy phải chính xác, độ đồng tâm cao phải phù hợp với yêu cầu, ngoài ra, phải cứng vững (độ chắc chắn) bảo đảm cho rôto hoạt động.

 

Khe hở (giữa rôto và stato) của động cơ điện không đồng bộ một pha là 0,2÷0,3mm. Khi lắp ráp và sửa chữa nếu không chính xác hoặc khi tháp lắp bị va đập vào nắp máy làm cho biến dạng đều sẽ ảnh hưởng tới mức độ của khe hở. Từ đó, dẫn tới làm cho rôto và stato khi làm việc sẽ cọ sát vào nhau.

2. Bộ phận quay của động cơ điện 1 pha2.1. Lõi thép rôto 

Lõi thép rôto cũng được chế tạo bằng cách ép chồng những lá tôn silic mà thành, khác với lõi thép stato là ở chỗ các rãnh được dập nghiêng để giảm thiểu sự chấn động và tiếng ồn; đối với rãnh kín yêu cầu cách điện của các lá tôn silic không cao lắm, có thể không cần phải quét lớp sơn cách điện.

2.2. Cuộn dây rôto 

Cuộn dây rôto thường đúc bằng nhôm, sử dụng loại nhôm nguyên chất L1÷L5. Khi sửa chữa, không được tiện đứt đầu của rôto. Nếu khi tiện nhỏ lại của đai đầu, điện trở của rôto sẽ tăng lên, tổn hao công suất lớn làm cho tính năng làm việc của động cơ điện xấu đi.

 

Dùng những thanh đồng thay cho thanh nhôm làm cho điện trở của rôto giảm, tổn hao công suất thấp, tổn hao đồng giảm đi, có thể nâng cao hiệu suất của động cơ điện, nhưng mômen khởi động bị hạ thấp.

2.3. Trục quay 

Yêu cầu kỹ thuật đối với trục quay phải đảm bảo các kích thước, hình dáng nhất định, lại còn phải đảm bảo độ cứng bề mặt, nếu không trong khi làm việc trục quay sinh ra độ cong quá lớn làm cho khe hở không đều, thậm chí còn sinh ra sự cố (cọ sát). Thông thường trục quay được chế tạo bằng thép cacbon số 45, thép cacbon số 65 hoặc các loại thép đặc biệt khác.

2.4. Công tắc ly tâm 

Do cuộn dây phụ chỉ hoạt động khi động cơ bắt đầu làm việc, khi tốc độ đạt tới 72%÷83% tốc độ định mức cuộn dây phụ sẽ rời khỏi trạng thái làm việc, cho nên cần có công tắc ly tâm. Sau khi tốc độ quay tăng cao, vì tác dụng của lực ly tâm, làm cho tiếp điểm của công tắc ly tâm nhả ra, khiến cho cuộn dây phụ tách khỏi nguồn điện. Do cuộn dây phụ chỉ có tác dụng khi khởi động, cho nên số vòng dây tương đối nhiều, dây dẫn tương đối mảnh. Nếu công tắc ly tâm mất tác dụng thì cuộn dây phụ sẽ làm việc liên tục, dẫn đến làm việc quá tải có thể làm cuộn dây phụ bị cháy.

 Động cơ điện 1 pha gồm có hai phần chính là stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép. Khi mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường quay do stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.

Động cơ điện xoay chiều được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau. Theo sơ đồ nối điện có thể phân ra làm hai loại: động cơ 3 pha và động cơ điện 1 pha, và nếu theo tốc độ có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.

Lắp đặtKiểm tra phía ngoài động cơ có bị múp, mộo, vỡ . . .do quỏ trỡnh vận chuyển.Cắm điện AC 220V cho động cơ chạy không tải 1 phút trước khi lắp đặt.Bảo đảm độ đồng tâm giữa 2 trục khi ghép bằng khớp nối. Đảm bảo độ song song giữa 2 trục nếu truyền lực bằng puly và dây đai. Dây đai không được quá căng để tránh lực ghỡ đầu trục, ảnh hưởng xấu đến ổ trục.Khớp nối hoặc puly phải được gia công đúng quy cách.Hệ thống máy sau khi lắp khớp nối hoặc puly phải đảm bảo đồng trục. Sau khi lắp, quay puly phải nhẹ nhàng, trơn tru. Nếu lắp ráp không tốt sẽ dẫn đến hiện tượng góy trục.Động cơ được lắp đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo, không bị ảnh hưởng của hơi nước, hóa chất làm giảm độ bền của động cơ.Đường thông gió của động cơ điện rôto lồng súc 1 pha  không được có vật cản.Cố định động cơ bằng 4 bu lông chân đế M10

Vận hành :

1. Kiểm tra trước khi vận hành động cơ:

Kiểm tra hệ thống cơ ( khớp nối, puly), bu lông bệ máy được bắt chắc chắn, các đai ốc, bu lông chìm phải được siết chặt đảm bảo độ kín khít của vỏ động cơ, đảm bảo điều kiện an toàn. Động cơ lắp đặt đảm bảo đồng tâm với thiết bị kéo tải, rôto quay không bị kẹt.Kiểm tra nguồn điện 1 pha từ tủ Atomat  đến động cơ có bị chạm chập.Kiểm tra sự quay của rôto, rôto phải quay được dễ dàng mà không bị kẹt.Các dây cáp ,các đầu cốt phải được nối chắc chắn, các điểm nối phải đảm bảo tiếp xúc tốt.Các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phải được hiệu chỉnh chính xác và làm việc tin cậy.Điện trở cách điện phải đạt yêu cầu:  ≥ 10MW2. Kiểm tra điện trở cách điện:Độ ẩm thực sự gây nguy hại cho máy điện.Điều này có thể xảy ra nếu động cơ được để ở nơi có không khí ẩm ướt  hoặc động cơ  không được che chắn.Trước khi khởi động lại lần đầu tiên sau một thời gian dài ngừng làm việc hoặc không được che chắn thì phải kiểm tra lại điện trở cách điện của dây quấn so với đất.Khi đo điện trở cách điện: Tất cả các dây cáp, các ống nối ..., phải được ngắt điện, bề mặt ngoài của máy nên lau chùi cẩn thận.

3. Khởi động động cơ:

Đối với lần khởi động đầu tiên hoặc khởi động lại động cơ sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc động cơ trong tình trạng không được che chắn.Khi tất cả các điều kiện đã nêu trong mục “Kiểm tra điện trở cách điện” đạt được yêu cầu an toàn, mới cho phép khởi động máy.

Trong khi chạy máy cần kiểm tra xem:

 - Chiều quay có đúng không ?

 - Có sự rung, kêu khác thường ở ổ bi không ?

 - Có tiếng ồn mà nguyên nhân sinh ra là do va chạm giữa phần cố định và phần

    quay không?

Sau khi chạy được chừng 3 giờ thì phải kiểm tra lại nhiệt độ ổ bi. Nhiệt độ làm việc của ổ bi và việc bổ sung mỡ phải theo chỉ dẫn của Nhà sản xuất ổ bi. Sau 4000 giờ làm việc phải bảo dưỡng rửa sạch vòng bi bằng dầu công nghiệp và thay mỡ, lượng mỡ từ 1/3 đến 1/2  khoang trống ổ bi.

4.   Khi động cơ làm việc trị số dòng điện không được vượt quá dòng điện ghi trên nhãn

5.   Động cơ chạy bị rung, có tiếng kêu phải kiểm tra lại độ đồng tâm lắp đặt giữa động

      cơ và máy công tác.

6.   Động cơ chạy bị phát nóng nhanh, quá nhiệt độ cho phép cần phải kiểm tra lại tải có

      lớn không, điện áp cấp cho động cơ quá thấp hay quá cao không.

7.  Trong quá trình vận hành phải luôn theo dõi các thông số dòng điện, điện áp.

  Đồng thời phải theo dõi dao động của máy.

8.   Kiểm tra và làm sạch:

  Lau sạch  toàn bộ vỏ động cơ, các lỗ thông gió.

  Kiểm tra hệ thống cơ (khớp nối, puly), bulông bệ máy được bắt chắc chắn, xiết lại

  toàn bộ các bulông ngoài vỏ động cơ.

  Kiểm tra độ đồng tâm động cơ với tải.