Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1
Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì :
- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
Câu 2
Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:
- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).
- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.
Câu 3
Nhận xét:
- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.
- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân (có cả đồng bào dân tộc thiểu số).
- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc
- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...
- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”
- Kết quả: Đều thất bại
- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.
Câu 4
Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883):
- Về chính trị: Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 nay được mở rộng ra đến hết tỉnh Bình Thuận. Bắc Kì (gồm cả Thanh-Nghệ-Tĩnh) là đất bảo hộ. Trung Kì (phần đất còn lại) do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Mọi việc giao thiệp của Việt Nam với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô (Huế), Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
=> Với bản hiệp ước này, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Chúc e học tốt
Tham Khảo
- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.
- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.
Bạn xem lại bài này nhé!
Trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước:
- Nhu nhược, hèn yếu,làm mất nhiều thời cơ quan trọng đánh Pháp dù có chống trả nhưng rồi cũng thất bại,tan rã
- Đàn áp các cuộc khởi nghĩa,đấu tranh của nhân dân
- Tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị,ngoại giao lỗi thời,lạc hậu,không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách kể cả những cải cách hoàn toàn có thể thực hiện
- Hòa hoãn và kí với Pháp những bản hiệp ước bán nước
⇒Có thể thấy triều đình đóng vai trò rất lớn trong việc đẩy nước ta rơi vào tay thực dân Pháp
Quan điểm của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về vai trò của đạo đức trong tiến trình phát triển của xã hội và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Mác và Ph. Ăng-ghen vừa là nhà khoa học, vừa là những chiến sĩ cách mạng kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các ông nhận thấy những giá trị đạo đức của giai cấp vô sản dưới chủ nghĩa tư bản sẽ hình thành nên đạo đức của xã hội tương lai, đó là đạo đức cộng sản, một kiểu đạo đức mang tính nhân văn, nhân đạo nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Đứng vững trên lập trường duy vật và phương pháp biện chứng, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã kế thừa những hạt nhân hợp lý trong đạo đức tiến bộ của nhân loại và bổ sung, phát triển nhiều nội dung mới để tiến hành một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng về đạo đức. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C. Mác và Ph. Ăng-ghen chỉ rõ: Sự sản xuất ra đời sống tinh thần luôn biến đổi theo quá trình sản xuất vật chất; những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng chỉ là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, tư tưởng đạo đức thống trị chính là tư tưởng đạo đức của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, địa vị chủ đạo của các giai cấp cũng luôn biến đổi. Theo đó, đạo đức xã hội không phải là cái bất biến, mà thường biến đổi theo tồn tại xã hội. C. Mác và Ph. Ăng-ghen còn chỉ rõ cơ sở hình thành đạo đức là nền tảng kinh tế - xã hội, gắn liền với quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức và hoạt động thực tiễn của con người. Nền tảng đó đóng vai trò to lớn đối với sự hình thành, phát triển của đạo đức mới - đạo đức cộng sản. Theo Ph. Ăng-ghen, “Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức, thì do đó, cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người”(1). Những giá trị tốt đẹp đó chỉ có thể được phát triển đầy đủ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Đặc biệt, C. Mác và Ph. Ăng-ghen nhận thấy vị trí, vai trò to lớn của đạo đức nói chung và đạo đức cộng sản trong tiến trình phát triển của xã hội. Trong nhiều tác phẩm kinh điển, các ông đã phân tích sâu sắc các luận đề: đạo đức phản ánh mối quan hệ giữa người và người; sự phong phú trong quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng xã hội tạo điều kiện để phát triển đời sống tinh thần - đạo đức của mỗi cá nhân; sự rèn luyện đạo đức trong lao động sản xuất có kỷ luật, kỹ thuật và tự giác. Trong giáo dục, rèn luyện nâng cao đạo đức, nhân cách của người cộng sản, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ, bởi nó có ý nghĩa quyết định đến tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Theo các ông, trong giáo dục nói chung cũng như giáo dục đạo đức, cần có sự kết hợp giữa 3 loại giáo dục: giáo dục trí óc, giáo dục thể dục và giáo dục kỹ thuật. Việc kết hợp giữa lao động sản xuất được trả công với các loại giáo dục trí óc, thể dục và kỹ thuật sẽ nhanh chóng nâng trình độ nói chung của giai cấp công nhân lên cao hơn trình độ nói chung của các giai cấp trong xã hội.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen nhấn mạnh: Trong xã hội có giai cấp, đạo đức trước hết phản ánh và bảo vệ lợi ích, địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội đó. Khi đạo đức đứng ra bảo vệ lợi ích của các giai cấp tiến bộ, cách mạng, thì đạo đức đó đóng vai trò thúc đẩy xã hội phát triển. Trong xã hội tư bản, chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản. Trong buổi bình minh của xã hội tư bản, chủ nghĩa cá nhân tư sản đóng một vai trò tích cực. Dưới khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản, động lực lợi ích của chủ nghĩa cá nhân tư sản đã chiến thắng những quan hệ đẳng cấp chật hẹp của chế độ phong kiến. Nhưng cũng chính sự phát triển phiến diện của chủ nghĩa tư bản đã đẩy chủ nghĩa cá nhân tư sản đến đỉnh điểm của nó. Ngoài mặt tích cực là thúc đẩy sản xuất phát triển, giai cấp tư sản đã để lại cho xã hội không ít những hậu quả tiêu cực: vấn đề công lý và nền đạo đức trong xã hội không được bảo đảm bình thường, con người trở nên ích kỷ, đạo lý trong xã hội ngày càng suy đồi. Sự bình đẳng chỉ mang tính chất hình thức chứ không được thực hiện trong thực tế cuộc sống. Sự che đậy mối quan hệ bóc lột của xã hội tư bản bằng những “hình mẫu đạo đức tất yếu” của giai cấp tư sản là hoàn toàn giả tạo. Vấn đề trách nhiệm đạo đức cá nhân biến thành sự bắt buộc từ bên ngoài, xa lạ với lợi ích, nguyện vọng của người lao động.
Theo C. Mác và Ph. Ăng-ghen, chủ nghĩa cá nhân cực đoan và quyền tự do bóc lột không giới hạn được hình thành và tồn tại trong xã hội tư bản đã dẫn đến tình trạng méo mó nhân cách, trạng thái tâm lý lạnh lẽo, xa lánh nhau trong quan hệ giữa người và người, thậm chí con người trở nên thù định nhau. Giai cấp tư sản đã làm cho giữa người và người không còn mối liên hệ nào khác ngoài quan hệ lợi - hại trắng trợn và sự giao dịch tiền bạc nhạt nhẽo, lối “trả tiền ngay không tình nghĩa”. Nó biến giá trị con người thành giá trị mua bán, đổi chác. Tất cả các hoạt động, cùng với trí tuệ và tình cảm, danh dự và lương tâm của con người đều trở thành đối tượng mua bán. Lòng tham không đáy chi phối trong mọi lĩnh vực hoạt động của giai cấp tư sản. Nhưng cũng trong lòng xã hội tư bản đã chứa đựng mầm mống của đạo đức tiến bộ, tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức, đó là đạo đức của giai cấp vô sản. Cuộc đấu tranh không ngừng giữa các kiểu đạo đức trong xã hội tư bản đã mở rộng các khả năng phát triển đạo đức trong tương lai của một xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Giai cấp vô sản là giai cấp bị áp bức cuối cùng trong lịch sử loài người. Đạo đức cộng sản là đạo đức tiến bộ nhất, bởi nó kế thừa và phát triển các giá trị tích cực của các kiểu đạo đức đã có của văn minh nhân loại. Đạo đức vô sản trở thành vũ khí sắc bén của quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn tích của chế độ xã hội cũ, xây dựng cuộc sống mới, con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là biện chứng của sự phát triển đạo đức trong xã hội.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ vị trí, vai trò của đạo đức trong mối quan hệ với chính trị. Theo đó, từ khi xã hội có sự phân chia thành giai cấp, đạo đức chủ đạo trong xã hội luôn luôn là đạo đức của giai cấp thống trị xã hội. Đạo đức từ chỗ là sự biểu hiện những lợi ích cơ bản của mọi thành viên trong cộng đồng xã hội đã trở thành đại biểu cho lợi ích giai cấp, trước hết là lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Mặc dù phản ánh đời sống xã hội dưới các hình thức khác nhau nhưng đạo đức và chính trị đều biểu hiện lợi ích kinh tế của một giai cấp nhất định và phục vụ mục đích của nó. Khi đó, ý thức đạo đức được thấm sâu vào ý thức chính trị, biến đổi dưới ảnh hưởng của ý thức chính trị và làm cho ý thức chính trị được hiện thực hóa bởi hành động tự nguyện, tự giác của mỗi người. Đạo đức với vai trò của một quan hệ tinh thần sâu sắc luôn tồn tại xuyên suốt và điều tiết tất cả các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ chính trị. Mặc dù ý thức chính trị luôn giữ vai trò chi phối tính chất và định hướng hoạt động của ý thức đạo đức, nhưng điều đó không làm thay đổi hoàn toàn bản chất đích thực của đạo đức - với tư cách là một trong những yếu tố tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội. Ý thức chính trị luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với ý thức đạo đức, thậm chí có lúc muốn đồng nhất tiêu chí, chuẩn mực đạo đức của công dân với tiêu chí, phẩm chất chính trị của công dân. Chính trị, do đặc tính của mình, luôn giữ vai trò là một mặt, một phần của đời sống xã hội công dân. Muốn trở thành ý thức thống trị và mang tính phổ biến trong xã hội, ý thức chính trị không thể xuất phát từ chủ nghĩa vị kỷ, độc đoán của một giai cấp, mà phải hàm chứa trong nó những giá trị nhân văn, những giá trị đạo đức. Lý tưởng cộng sản chủ nghĩa đã khẳng định tính tất yếu thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chính sự tin tưởng vào thắng lợi đó đã củng cố lòng tin và tinh thần lạc quan cách mạng, tinh thần tự nguyện, tự giác hy sinh quên mình vì lợi ích của nhân dân của những đảng viên cộng sản. Chỉ có kết hợp chặt chẽ với đạo đức thì các mục tiêu và hoạt động chính trị mới trở thành phổ biến và phát huy được sức mạnh tinh thần, nội lực to lớn của đông đảo quần chúng nhân dân.
Theo C. Mác, các hệ thống lý luận đạo đức của các giai cấp khác nhau trong xã hội thường biểu biện giá trị đạo đức của cả thời quá khứ, hiện tại và tương lai. Tất nhiên, các hệ thống lý luận đạo đức biểu hiện giá trị đạo đức của xã hội tương lai luôn gắn liền với tư tưởng chính trị của các giai cấp tiến bộ trong xã hội hiện tại. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích của giai cấp công nhân căn bản thống nhất với lợi ích của người lao động, và cũng từ đó, đạo đức và chính trị càng trở nên gắn bó mật thiết với nhau, đồng thời trở thành những yếu tố căn bản trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Dưới chế độ xã hội mới này, “chính trị là đức, chuyên môn là tài”; hai mặt đó luôn thống nhất với nhau trong nhân cách của người cách mạng. Sự phát triển của đạo đức mới không tách rời với cuộc đấu tranh xóa bỏ tàn tích tư tưởng, đạo đức, lối sống cũ, cũng như mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, vị kỷ, nhằm xây dựng, hoàn thiện lý luận và thực tiễn đạo đức mới - đạo đức cộng sản. Đạo đức cộng sản ngày càng phát huy vai trò to lớn của nó trong đời sống xã hội khi kết hợp duy trì trật tự xã hội và điều hành xã hội bằng pháp luật với tăng cường ý thức thực hành của mọi người bằng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức. Pháp quyền là ý chí của giai cấp cầm quyền và buộc các thành viên của xã hội phải tuân theo bằng sức mạnh cưỡng chế của nó. Sự thống nhất giữa đạo đức và pháp luật chỉ thực sự có được trong xã hội mới xã hội chủ nghĩa, bởi ở đó quần chúng nhân dân đã thực sự làm chủ xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Khi đó, luật pháp và các quy tắc đạo đức xã hội có sự thống nhất căn bản về mục đích, nhằm bảo vệ lợi ích của nhân dân. Các quy phạm pháp luật được người dân thực hiện một cách tự nguyện, tự giác, coi như các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức tối thiểu, còn các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức được coi như luật pháp tối đa của toàn xã hội.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản và sự điều hành của nhà nước xã hội chủ nghĩa sẽ thúc đẩy xã hội phát triển mạnh mẽ. Điều đó cho thấy tính chất của mối quan hệ giữa đạo đức với chính trị nói chung và pháp luật nói riêng trong xã hội xã hội chủ nghĩa có sự thay đổi căn bản so với các xã hội trước đây do giai cấp bóc lột cầm quyền. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đạo đức có mặt trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, góp phần duy trì đời sống xã hội trong tính ổn định, giàu chất nhân văn của nó. Từ đó có thể thấy, quan điểm, tư tưởng mang tính khoa học sâu sắc của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về đạo đức nói chung và đạo đức cộng sản nói riêng đã tạo nên bước ngoặt cách mạng trong đạo đức học và làm nên giá trị trường tồn của học thuyết Mác về đạo đức; đồng thời tạo ra tiền đề cho bước phát triển tiếp theo của đạo đức học mác-xít giai đoạn Lê-nin.
*Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì:
+ Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất , giữa các nước đế quốc lại nảy sinh những mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa. Điều này làm cho các nước đế quốc vẫn còn ý định muốn tổ chức chiến tranh.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 làm cho những mâu thuẫn đó thêm sâu sắc
Ý đồ gây chiến tranh chia lại thế giới
Giữa các nước đế quốc dần dần hình thành hai khối đối địch nhau : khối Anh - Pháp - Mĩ và khối phát xít Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản
Có chung kẻ thù là Liên Xô Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan. Ngay sau đó, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
11.b
12.a
13,c
14.b