Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Dàn bài
1. Mở bài
- Giới thiệu Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) và bút pháp sắc sảo nhạy bén đề cập hàng loạt vẫn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX.
- Đoạn trích là cảnh ba phản ánh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thủ tại xí nghiệp Thắng Lợi.
2. Thân bài
- Hoàng Việt giám đốc và Nguyễn Chính phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ.
- Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất theo đúng kế hoạch “cấp trên”, tuyển công nhân phải thì theo chỉ tiêu biên chế; còn bà trưởng phòng tài vụ cho biết “không có quỹ lương cho thợ hợp đồng”, mọi mua sắm nguyên liệu, vật tư “phải làm đúng những quy định”.
- Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố chủ động đặt ra trong kế hoạch, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lần, lương mỗi công nhân sẽ tăng lên bốn lần. Dừng việc xây nhà khách để trả lương cho công nhân trong hai tháng sau đó sẽ hoàn lại. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công. Những chức vụ vô tích sự như quản đốc Trương sẽ được bố trí làm việc khác. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm nguyên, vật liệu...
- Phái bảo thủ Nguyễn Chính chống trả quyết liệt, có khi lại lên cao giọng đạo đức ân tình.
- Quan điểm của Hoàng Việt mới mẻ, tiến bộ.
- Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ và cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng những đòn mạnh mẽ quyết liệt nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính một kẻ vô cùng xảo quyệt vả lại sau lưng hắn còn có những thế lực như Trần Khắc, ban thanh tra bộ.
- Cái “tôi” mà Hoàng Việt nêu lên là một tư tưởng lớn: Chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước.
3. Kết bài
- Tôi và chúng ta là đổi mới. Hơn hai mươi năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là vở kịch hay và sâu sắc.
Tham khảo:
Bài 1:
Trong xã hội phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ vô cùng nhỏ bé, bọt bèo. Không chỉ nhỏ bé về thân phận mà còn chịu nhiều bất công, chèn ép của định kiến xã hội phong kiến đương thời. Viết về đề tài này, Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” đã lột tả sâu sắc được nỗi bất hạnh mang tính bi kịch ấy của người phụ nữ thông qua nhân vật Vũ Nương.
Bi kịch của Vũ Nương trước hết có ngọn nguồn từ những cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Vì chiến tranh mà con phải xa cha, vợ cách biệt chồng. Mọi hiểu lầm dẫn đến bi kịch sau này của Vũ Nương đều bắt nguồn từ đây. Đời làm vợ được sống bên chồng của Vũ Nương thật ngắn ngủi: “sum họp chưa thỏa …. đã chia phôi vì động việc lửa binh”. Trương Sinh ra trận, nàng phải sống trong cảnh “vợ trẻ xa chồng”, “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”…
Ở nhà, nàng vừa khắc khoải nhớ thương, vừa lo làm lụng sớm khuya nuôi con, nuôi mẹ. Gánh nặng gia đình bao nhiêu gian nan, vất vả trút cả lên vai. Mẹ già yếu, ốm đau rồi mất. Con thơ bé dại. Vũ Nương một thân một mình chẳng ai đỡ đần sẻ chia trăm công nghìn việc.
Trong xã hội nam quyền mang tính chất gia trưởng của xã hội phong kiến xưa đã dung túng, tiếp tay cho hành động tăm tối, mù quáng của Trương Sinh; cho Trương Sinh được quyền kết tội vợ mà không cần giải thích lí do, mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi, dồn đẩy vợ đến chỗ phải quyên sinh mà vẫn vô can.
Sau ba năm chờ đợi, Trương Sinh trở về, nhưng oái oăm thay, lúc chàng Trương trở về cũng là lúc Vũ Nương phải vĩnh viễn rời xa tổ ấm. Trớ trêu hơn, cái bóng biểu tượng của tình vợ chồng gắn bó, để nguôi nỗi nhớ cha của con, nhớ chồng của vợ. Vậy mà Trương Sinh lại hồ đồ, đa nghi, một mực khẳng định đó là bằng chứng hư hỏng của vợ.
Trương Sinh nghe lời con thơ về người cha bí ẩn “đêm nào cũng đến” thì từ chỗ nghi ngờ chuyển sang khẳng định “đinh ninh là vợ hư”. Còn gì đau đớn hơn, còn gì đau đớn bằng khi chính người chồng mình rất mực yêu thương nghi ngờ, ruồng rẫy. Vũ Nương bị kết tội thất tiết mà không được giải thích lí do, oan ức mà không thể thanh minh.
Trương Sinh đối với nàng ngày càng lạnh lùng, tàn nhẫn: mắng nhiếc, đánh đập, xua đuổi. Bị bôi nhọ danh dự, bị đày đọa tinh thần, bị chà đạp thể xác, cuối cùng không còn đường nào khác, bị tước đoạt quyền sống, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết.
Không thể minh chứng sự trong sạch của bản thân, quá tuyệt vọng, Vũ Nương đã tìm đến dòng Hoàng Giang để rửa sạch mọi oan khuất: “thần sông có linh, xin ngài chứng giám”.
Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp, nhờ Phan Lang mà Vũ Nương được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc - Đó phải chăng là bi kịch đau đớn nhất của Vũ Nương, cũng là đau đớn nhất của kiếp người?
Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có nhiều vẻ đẹp đáng quý nhưng cuộc đời khổ đau, bất hạnh. Phẩm giá của nàng là vẻ đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Còn cuộc đời nàng trớ trêu, bi thảm lại là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua tác phẩm, Nguyễn Dữ thể hiện được một tinh thần nhân đạo sâu sắc, lên án thói ghen tuông mù quáng, chiến tranh phi nghĩa và chế độ nam quyền. Kêu cứu cho quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
tham khảo:
Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo khiến ta thật cảm phục . Trương Sinh đi lính , mẹ gia vì nhớ thương con nên sinh đau ốm .Vũ Nương hết lòng yêu thương chăm sóc mẹ chồng , nàng dành những lời hết sức ngọt ngào để động viên , giành những hành động tràn đầy yêu thương để chăm sóc mẹ ‘Nàng lo thuốc thang lễ bái thân Phật dành những lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn ‘ . Khi mẹ chồng mất làm hết lời thương xót lo ma chay tế lễ hết sức chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình . Tấm lòng hiếu thảo của nàng được mẹ chồng ghi nhận qua lời trăn trối cuối cùng ‘ xanh kia Quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ ‘ . Thời xưa mối quan hệ hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu không mấy khi suôn sẻ tốt đẹp ấy thế mà dường như giữa họ không hề có một chút khoảng cách có lẽ lòng hiếu thảo sự tận tâm của nàng đã làm cho mẹ chồng cảm động và luôn hy vọng con dâu của mình được sống hạnh phúc bình luận bình an suốt đời khi tất cả những hành động của nàng không chỉ xuất phát từ trách nhiệm của một người con dâu đối với mẹ chồng mà còn xuất phát từ trái tim yêu thương của nàng . Tấm lòng ấy của nàng làm rung động bao trái tim người đọc
- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:
+ Dễ thương, giàu tình cảm.
+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.
+ Bản lĩnh, bền bỉ
+ Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.
- Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:
+ Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.
+ Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.
I. Mở bài :
- “Hoàng Lê nhất thống chí” là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán được viết theo thể chương hồi do nhiều tác giả trong Ngô Gia Văn Phái (Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du…) sáng tác. Đây là một bức tranh sâu rộng vừa phản ánh được sự thối nát, suy tàn của triều đình Lê Trịnh, vừa phản ánh được sự phát triển của phong trào Tây Sơn.
- Trong hồi thứ 14 của tác phẩm, hình tượng người anh hùng Quang Trung hiện lên thật cao đẹp với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt và tài thao lược hơn người.
II. Thân bài:
1. Trước hết Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:
- Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.
- Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
- Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…
2. Đó là một con người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén:
* Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”, Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi hoàng đế để chính danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung.
Việc lên ngôi đã được tính kỹ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài và quan trọng hơn là “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”, được dân ủng hộ.
* Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta:
- Qua lời dụ tướng sĩ trước lúc lên đường ở Nghệ An, Quang Trung đã chỉ rõ “đất nào sao ấy” người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông còn vạch rõ tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”.
- Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập của cha ông ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành…
- Quang Trung đã dự kiến được việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho một số người Phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính chí tình, vừa nghiêm khắc: “các người đều là những người có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như việc phát giác ra sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai”.
* Sáng suốt trong việc sét đoán bê bối:
- Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Sở và Lân ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì “quân thua chém tướng” nhưng không hiểu lòng họ, sức mình ít không địch nổi đội quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen.
- Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sĩ “đa mưu túc trí” việc Sở và Lân rút chạy Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao.
3. Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng:
- Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
- Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch 10 tới ta hoà bình. Đối với địch, thường thì biết là thắng việc binh đao không thể dứt ngay được vì xỉ nhục của nước lớn còn đó. Nếu “chờ 10 năm nữa ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng”.
4. Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người:
- Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tiết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
- Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
5. Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
- Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
- Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
- Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
- Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.
III. Kết bài
Với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, những người trí thức – các tác giả Ngô Gia Văn Phái là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê, nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn, làm nổi bật hình ảnh vua Quang Trung – người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của cả dân tộc. Bởi thế họ đã viết thực và hay đến như vậy về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Đề tài người phụ nữ từ bao đời nay luôn được các nhà văn quan tâm. Họ quan tâm đến vẻ đẹp của người phụ nữ hay cả số phận bất hạnh của họ. Và Nguyễn Dữ đã chọn người phụ nữ làm nhân vật chính trong tác phẩm của mình. Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong “Truyền kì mạn lục” viết về nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh.
Đọc Truyện người con gái Nam Xương người đọc ấn tượng về nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng chăm lo cho hạnh phúc gia đình “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Hạnh phúc êm ấm tưởng bền lâu, không ngờ đất nước xảy ra binh biến, Trương Sinh phải đầu quân ra trận ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của màng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy chứng tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng cảm thấy thông cảm trước nỗi gian lao, vất vả của chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.” Để rồi khi còn một mình ở lại quê nhà nhưng nàng vẫn là người phụ nữ thủy chung “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót.” Nỗi nhớ thương kéo dài năm tháng “ Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”
Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo, người mẹ yêu thương con. Nàng chăm sóc mẹ chồng chu đáo, cơm nước thuốc thang lễ bái lời nói hành động đã chứng tỏ nàng là người con dâu hiếu thảo tạo ra mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu tốt đẹp. Đay cũng chính là cách nhìn cách viết mới của tác giả khi nhìn nhận về quan hệ của mẹ chồng nàng dâu ở xã hội phong kiến. Là một người mẹ nàng vô cùng yêu thương con của mình. Sau khi xa chồng nàng sinh bé Đản và một mình nuôi dạy con. Và khi bị chồng nghi oan nhưng vẫn giãi bày, giải thích để mong hàn gắn hạnh phúc gia đình, hành động chọn cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Đó chính là lòng tự trọng của Vũ Nương. Và ngay cả khi được sống ở thế giới thần tiên sung sướng nhưng nàng vẫn nặng lòng nhớ đến gia đình và quê hương. Cuộc trở về của Vũ Nương kết thúc truyện cùng với lời từ biệt “ Đa tạ tình chàng thiếp chẳng trở về nhân gian được nữa.” Lờ từ biệt đẫm trong nước mắt trong tâm trạng buồn mà sáng lên vẻ đẹp của con người coi trọng ơn nghĩa và tấm lòng vị tha.
Mặc dù là người phụ nữ đẹp người đẹp nét nhưng Vũ Nương lại có số phận bất hạnh. Với cuộc sống gia đình người chồng đa nghi và đó là nguyên nhân dẫn đến cảnh gia đình tan vỡ. Cuộc chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi hạnh phúc của người phụ nữ phải sống xa chồng. Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ một mình “ Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được.” những từ ngữ chỉ thời gian, những câu văn biền ngẫu hình ảnh mang tính ước lệ “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” chỉ thời gian hết mùa xuân lại đến mùa đông mà Trương Sinh vẫn chưa trở về làm cho Vũ Nương càng lo lắng nhớ thương trông đợi. Gánh nặng gia đình phải chăm sóc mẹ, sinh con một mình mà không có chồng bên cạnh với bao nỗi vất vả. Nàng còn bị chồng nghi oan, bị đánh đuổi, mắng nhiếc. Cuối cùng nàng phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Truyện ngắn với cách xây dựng cốt truyện tập trung vào nhân vật Vũ Nương. Tạo tình huống đặc sắc, bất ngờ, miêu tả nhân vật thông qua lời nói và hành động để bộc lộ tính cách. Sử dụng các câu văn biền ngẫu mang tính ước lệ cùng với yếu tố hiện thực kết hợp với hoang đường kì ảo. Tất cả các yếu tố nghệ thuật đã góp phần khắc họa nhân vật Vũ Nương người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng có số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với nhà văn Nguyễn Dữ không chỉ thành công ở thể truyền kì mà là người có trái tim nhân đạo ông bày tỏ lòng cảm thương cho số phận Vũ Nương bằng cách dùng những lời văn hay nhất để ngợi ca vẻ đẹp của nàng. Đó cũng chính là sự đóng góp thành công cho tác phẩm.
Đọc truyện mà khơi gợi trong nỗi chúng ta niềm xót xa thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội chưa. Và người phụ nữ ngày nay không ngừng chau dồi học hỏi để phát triển bản thân mình.
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: nhân vật Vũ Nương người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.
II. Thân bài
1. Phân tích nhân vật Vũ Nương
- Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
+ Xã hội: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
+ Gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
+ Người con gái thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp
+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng
+ Người con dâu hiếu thảo: chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất
+ Người mẹ thương con hết mực:bù đắp thiếu thốn tinh thần của con bằng cách chỉ vào bóng mình trên tường giả làm cha đứa bé
+ Người phụ nữ trọng nhân phẩm tình nghĩa
- Số phận của nàng bất hạnh, hẩm hiu
+ Chồng đi lính, một mình phải gánh vác công việc gia đình, chăm sóc con nhỏ, phụng dưỡng mẹ già
+ Bị chồng nghi oan tấm lòng chung thủy, mắng nhiếc, đánh đuổi một cách phũ phàng
+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật, khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
2. Ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm
- Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: hiếu thảo, son sắt, nhân hậu...
- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa, phê phán nhiều thói xấu trong xã hội như thói gia trưởng, thô bạo, bất bình đẳng giới... luôn chà đạp, vùi dập người phụ nữ
III. Kết bài
- Tác giả Nguyễn Dữ với bút pháp miêu tả nhân vật sinh động, Chuyện người con gái Nam Xương khắc họa được nhân cách cao đẹp và số phận bi thảm của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn
- Truyền kì mạn lục trở thành áng thiên cổ kì bút trong nền văn học trung đại Việt Nam khi góp tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
Tham khảo nha bạn:
Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ là một người vô cùng tài năng, những sáng tác của ông đã để lại cho hậu thế những bài học về cuộc sống về con người về mối quan hệ giữa người với người. Trong đó, Hồn Trương Ba da hàng thịt là tác phẩm kịch nổi tiếng. Chính nhan đề của kịch cũng tạo ra những hấp dẫn không tưởng cho độc giả. Ngoài ra nó còn gợi mở những ý nghĩa ẩn ý trong đó. Một nhan đề không chỉ tạo sức hấp dẫn khi khơi lên được sự tò mò nơi độc giả. Hồn Trương Ba và da hàng thịt chính là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hồn và thể xác vốn dĩ gắn liền với nhau, hòa hợp với nhau nhưng khi hồn một nơi xác một nơi thì chuyện gì sẽ xảy ra? Đấy là một trong những điểm thắt nút mà chính ngay tại kịch, Lưu Quang Vũ đã giải quyết một cách thỏa đáng.Có thể thấy rằng da hàng thịt là biểu tượng cho vẻ bề ngoài thể xác con người thì hồn Trương Ba là biểu tượng cho tâm hồn, cho thế giới nội tâm sâu kín bên trong. Sự mâu mâu thuẫn giữa hình thức và bản chất trong một con người. Thông qua kịch thì nó còn nhằm thể hiện một ý nghĩa sâu xa,hồn Trương Ba còn là biểu tượng cho vẻ đẹp trong sáng thanh cao, còn da hàng thịt lại là biểu tượng cho cái xấu xa, cái dung tục tầm thường, cái bản chất thấp kém trong một con người. Một con người không thể sống trong vỏ bọc của một người khác.hơn nữa một tâm hồn thanh cao không thể sống không thể ẩn náu trong một thể xác dung tục. Sống như thế thì còn khổ hơn chết, thế thì thà chết còn thỏa.
Vở kịch không chỉ có ý nghĩa triết lý về nhân sinh, về hạnh phúc con người mà còn góp phần phê phán một số biểu hiện tích cực trong lối sống lúc bây giờ.
Điều đầu tiên, con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu,dung tục. Nó được thể hiện ở phần trích đoạn giữa linh hồn và xác, giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình, giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; cuối cùng là cái “chết” của hồn Trương Ba.
Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt là một cuộc đối thoại sinh động, đầy ý nghĩa triết lí gồm có 25 lượt lời. Xác hàng thịt thì một điều “ông”, hai điều “ông”, nhưng hồn Trương Ba, sỉ nhục xác hàng thịt đủ điều: xác hàng thịt cho biết dù có “âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”; sao ông không nhớ “Khi ông đứng cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại…”; hoặc “Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao?”. Nghĩa là hồn Trương Ba đã bị sa sút, tha hóa khi hồn ông sống nhờ trong một thân xác của một kẻ khác chứ k phải chính mình. Khi hồn Trương Ba tự hào cho rằng mình có một đời sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn" thì đúng lúc đó xác hàng thịt châm biếm: “Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!”.
Như vậy qua những lười lẽ của xác hàng thịt tỏ ra coi thường hồn Trương Ba, tự kiêu tự đại khẳng định vị thế. vai trò quan trọng của mình.
Giữa hồn Trương Ba và da Hàng thịt có một cuộc đối thoại và cũng là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thề xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ,gắn bó với nhau đế cùng sống, cùng tồn tại. Khi linh hồn “bay đi” thì thể xác cũng trở về cát bụi. Linh hồn đấu tranh, chi phối với những ham muốn, những dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách được hoàn thiện, tâm hồn được trong sáng.
Mối quan hệ này cũng được thể hiện qua câu nói của xác hàng thịt: “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn” làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc.
Một điều chúng ta có thể thấy rằng khi sống nhờ xác hàng thịt, hồn Trương Ba bị tha hóa nhiều: tát con trai tóe máu mồm máu mũi .Hồn Trương Ba khác hẳn ngày xưa, làm vườn thì thô vụng: đã làm “gãy tiệt cái chồi non” của cây cam, đã “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm”, đã “làm gãy cả nan. rách cả giấy, hỏng mất cả cái diều đẹp” của cu Tị.Chính cũng từ lúc ấy bi kịch hồn xác khác nhau đã khiễn cho hồn Trương Ba sống trong bi kịch, trải qua nhiều dằn vặt, đau khổ: vợ muốn bỏ đi để “ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt”; cái Gái, đứa cháu nội thì khinh bỉ, xua đuổi: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”. Chị con dâu, người thông cảm và thương hồn Trương Ba hơn cả, giờ đây trước cảnh “tan hoang” của gia đình thì vô cùng lo sợ, đau đớn “thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhòa mờ dần đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…".
Hồn Trương Ba tê tái, “mặt lạnh ngắt như tảng đá”. Ngồi một mình, như sực tỉnh, như bàng hoàng: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta”.Không thế sống gứi nằm nhờ mãi được, không thể bị lệ thuộc vào thể xác hàng thịt và tự đánh mất mình, hồn Trương Ba an úi, thức tỉnh, động viên mình: “Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày mà tự đánh mất mình? … Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”.Sự tỉnh ngộ của hồn Trương Ba tuy muộn màng nhưng thật có nhiều ý nghĩa.Linh hồn của Trương Ba đã tìm ra hướng đi cho mình.
Sau đó cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa linh hồn Trương Ba và Đế Thích đã đẩy xung đột kịch lên cao trào, đỉnh điểm. Phải tìm gặp ngay Đế Thích, Hồn Trương Ba "đứng dậy, lập cập nhưng quả quyết, đến bên cột nhà, lẩy một nén hương châm lửa. thắp lên”. Gặp lại người bạn chơi cờ ở cõi trời, hồn Trương Ba thổ lộ bao nỗi niềm day dứt: “Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt nữa, không thể được!… Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
Mặc dù đã được Đế Thích cho biết cái lẽ trời, cái lẽ đời là từ Ngọc Hoàng đến người trần mắt thịt có ai được là “mình toàn vẹn”, mà “phải khuôn ép mình"… Vả lại, ông đã bị Nam Tào “gạch tên khỏi sổ”, thân thể của ông “đã tan rữa trong bùn đất” rồi. Sau khi phân trần Hồn Trương Ba không muốn được sống trong thân xác anh hàng thịt nữa, cũng không muốn được '‘nhập vào cu Tị” bởi lẽ nhiều điều phiền toái, trớ trêu sẽ diễn ra, sâu xa hơn nữa sẽ “bơ vơ lạc lõng”, “đáng ghét như kẻ tham lam”. Thật vô lí, cực kì vô lí, bởi lẽ “một kẻ lí ra phải chết từ lâu mà vẫn cứ sống, cứ trẻ khỏe, cứ ngang nhiên hưởng thụ mọi thứ lộc trời!". Xưa nay. như ta đã biết, những kẻ úy tử tham sinh, những ké tham quyền cỏ vị đều bị đồng loại coi khinh và chê cười!.
Một điều rõ ràng Hồn Trương Ba tuy có lúc tha hóa sa sút, nhưng giờ đây vẫn tỏ ra tỉnh táo, đáng trọng. Ông muốn Đế Thích hóa phép làm cho hồn hàng thịt được “sống lại" với thân xác anh ta; chỉ muốn vị tiên cờ hóa phép làm cho cu Tị được sống lại với mẹ nó, được chơi với bạn bè: “Ông Đế Thích, vì còn trẻ ông ạ, vì con trẻ. Ông hãy giúp tôi lần cuối cùng"… Ý muốn ấy rất nhân bản và cao thượng.Hồn Trương Ba càng cẩu khẩn tha thiết: “Tôi đã chết rồi, hãy để tôi chết hẳn!… Việc đúng còn làm kịp bây giờ là làm cu Tị sống lại. Còn tôi, cứ để tôi chết hẳn ”.Hồn Trương Ba đã bẻ gãy cả bó hương do Đế Thích tặng, nhất quyết muốn nhảy xuống sóng tự tử hoặc đâm cổ tự sát để được chết, để tâm hồn minh đươc “trở lại thanh thản, trong sáng như xưa…”.Ý tưởng của hồn Trương Ba thật cao thượng.
Như vậy vở kịch còn đề cập đến một số vấn đề không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám, cũng không được sống với thực chất bản thân mình, đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt gợi cho độc giả, khán giá nhiều bâng khuâng. Hồn Trường Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn quấn quýt với người thân, gần gũi nơi bậc cứa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao., của vợ con thương yêu. Như vậy hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng tác phẩm.