Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nha bạn:
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Học rộng, tài cao, nhưng Nguyễn Dữ phải sống trong xã hội phong kiến Việt Nam thời kì khủng hoảng, nên ông chỉ làm quan một vài năm rồi lui về ở ẩn, viết sách. Tuy không có nhiều tác phẩm lớn đóng góp cho nền văn học trung đại, nhưng Nguyễn Dữ với Truyền kì mạn lục, ông thường viết về những người phụ nữ bị xã hội phong kiến chà đạp, đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong số đó. Vũ Nương, nhân vật chính trong tác phẩm là người phụ nữ nết na, hiền thục, nhưng phải chịu số phận đau thương, oan nghiệt.
Vũ Nương luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Sống trong gia đình chồng, nàng phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình, đến mẹ chồng cũng phải khen nàng “xanh kia chẳng phụ con, cũng như con chẳng phụ mẹ”. Sống với chồng, nàng hết sức giữ gìn khuôn phép, không bao giờ có sự thất hòa giữa hai vợ chồng, nên gia đình luôn êm ấm. Khi Trương Sinh phải đi lính, nàng hết sức lo lắng, phút chia tay, nàng nói với chồng rằng: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu,.. chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Vũ Nương chẳng cần vinh hoa phú quý, chỉ khao khát được đoàn tụ, gia đình sum vầy, hạnh phúc mà thôi.
Thế nhưng nàng cố gắng vun vén cho hạnh phúc gia đình bao nhiêu thì càng phải chịu đau khổ, bất hạnh bấy nhiêu. Thật oan trái! Bi kịch thứ nhất là nàng bị chồng nghi ngờ một cách vô lí mà không được thanh minh. Những lời biện bạch tha thiết “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng… Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói” đều bị chồng để ngoài tai. Những lời van xin thống thiết, hỏi chuyện đó ai nói: “ Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ”, đều bị chồng gạt phắt đi, anh ta chỉ một mực mắng nhiếc và đánh đuổi nàng đi.
Và một bi kịch tiếp tất sẽ xảy ra, dù nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn sự đổ vỡ vẫn không tránh khỏi gia đình tan vỡ như “bình rơi tram gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Nàng than khóc mà nghe đứt ruột “khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn…”. Đó là nỗi thất vọng tột cùng của Vũ Nương. Không những thế nàng càng đau lòng vì sự trong sáng bị sỉ nhục, tấm lòng thủy chung bị nghi ngờ, nhân cách cao quý của đời người phụ nữ bị xúc phạm nặng nề, nên nàng chỉ còn tìm đến cái chết được minh oan cho mình. Đó là bi kịch thứ ba của cuộc đời nàng.
Cuối cùng, tuy được Linh Phi cứu và được giải oan giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng niềm khao khát hạnh phúc giữa trần gian của Vũ Nương vẫn không thực hiện được. Nàng trở về giữa con sông quê hương, xiêm y lộng lẫy, ngồi trên kiệu hoa nhưng không được trở về ngôi nhà nhỏ bé ấp áp bên chồng con mãi mãi. Đoàn tụ hạnh phúc chỉ là ảo ảnh, chia li tan nát vẫn là hiện thực. Lời nói vĩnh biệt: “thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” thể hiện niềm mong mỏi hạnh phúc không thể thực hiện được vì thế gian đầy bất công này không dành những điều tốt đẹp cho nàng. Hình ảnh Vũ Nương “lúc ẩn, lúc hiện… Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” như ánh sáng đã tàn, gieo vào lòng người đọc nỗi xót xa tột đỉnh.
Cuộc đời Vũ Nương là điển hình cho số phận đau thương của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến suy tàn. Qua đó, em cảm nhận được nỗi đau thương của thân phận sống lệ thuộc của họ. Những người phụ nữ ấy không bao giờ được quyết định cuộc đời mình. Ở nhà phải phục tùng cha, đi lấy chồng phải phục tùng chồng, chồng chết phải phục tùng con trai trưởng của mình, dù cha, chồng, con trai có quyết định vô lí đến đâu. Họ thường bị ép gả vào những cuộc hôn nhân không bình đẳng, không tình yêu với người chồng gia trưởng, độc đoán. Dù bị chồng hành hạ tàn nhẫn cũng phải cắn răng mà chịu, nếu phản ứng lại sẽ bị coi là lăng loan, bị chồng rẫy bỏ, gia đình chồng mắng nhiếc, bị người đời phỉ nhổ, sỉ nhục đến chết. Vì vậy, họ chỉ có thể chọn một trong hai con đường: đi tu thoát tục hoặc chết một cách thảm khốc. Chế độ gia trưởng của thời phong kiến đã cho người đàn ông cái quyền độc tôn trong gia đình, hại bao cuộc đời người phụ nữ.
Nguyễn Dữ viết Chuyện người con gái Nam Xương phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ là góp một bản án về cái chết oan khốc nhằm lên án chế độ phong kiến; đồng thời khơi dậy ở chúng ta niềm cảm thương trước một bi kịch về thân phận người phụ nữ đương thời. Em càng cảm nhận rõ về số phận đau thương vì luôn bị phụ thuộc của họ, vừa cảm phục họ vì như Hồ Xuân Hương đã viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son” (trích Bánh trôi nước) thì càng căm ghét cái xã hội phong kiến bất công.
1. trước khi lấy ck
mới vào đầu tác phẩm để lm nền cho sự phát triển của câu chuyện tascgiar đã giới thiệu tính cách của nv :"Vũ Thị...tư dung tốt đẹp", chỉ bằng câu văn ngắn đã khái quát đc vẻ đẹp toàn diện của VN.VN có 1 vẻ đẹp từ hình dáng,nhan sắc bên ngoài đến tôm hồn,tính cách bên trong
2.Khi lấy ck
a.trong cuộc sống vk ck bth
bt ck có tính đa nghi,VN lúc nào cs"giữ gìn khuôn phép...thất hòa"
\(\rightarrow\)VN đã bt giữ đạo lm vk của ng phụ nữ trong xã hội pk ngày xưa
b.Khi tiễn ck đi lính
nàng rót rượu tiễn ck và ns những lời mà ai nghe cs
đều ứa 2 hàng lệ.Nàng k mong vinh hiển mà chỉ mong ck đc bình an trở về:'chàng đi chuyến này...thế là đủ r'
\(\rightarrow\)VN là ng k ham cái công danh phú quí giành đc nơi trận mạc,k muốn đánh đổi sự bình yên trong cuộc sống gđ để đánh dổi sự vinh hiển.Nàng mong muốn ck sớm toàn vẹn trở về sum họp.Đó là mong ước hết sức bth của 1 ng vk,1 ng phụ nữ khao khát cuộc sống gđ bình yên
Tình thg ck còn thể hiện qua sự cảm thông những vất vả,gian lao mà ck sẽ phải chịu đựng:'chỉ e vc quân...chẻ tre chx có',qua nỗi khắc khoải nhớ nhung:'mà mùa dưa...cánh hồng bay bổng'.Trong nỗi niềm của ng vk xa ck nàng cảm thông cho cả nỗi niềm của ng mẹ xa con
c.Khi ck đi lính xa nhà
VN là ng vk thủy chung, yêu ck tha thiết.Tác giả đã miêu tả thật xúc động nỗi buồn thg nhớ ck khắc khoải triền miên theo thời gian:'ngày qua tháng lại...ngăn đc'.Thời gian trôi qua k gian cảnh vật thay đổi , mùa xuân vui tươi-'bướm lượn đầy vườn', mùa đông ảm đạm-'mây che kín núi' còn lòng ng thì chỉ dằng dặc một nỗi buồn thg
*nàng còn là ng dâu thảo
Ck đi lính xa xôi,1 mik nàng vừa nuôi con nhỏ,vừa chăm sóc mẹ ck.Cách chăm sóc của nàng thật cảm động.Mẹ già đau ốm,'nàng hết sức thuốc...khuyên lơn'.Lời trối trăng của bà mẹ ck trc khi mất chính là sự ghi nhận nhân cách và đánh giá cao công lao của nàng đối vs gđ nhà ck:'một tấm thân tàn...chẳng phụ mẹ',Mẹ mất, 'nàng hết lời thg xót...cha mẹ đẻ mik'.Nàng lm tất cả những vc đó k phải vì trách nhiệm mà vì tình nghĩa thực sự trong lòng.
\(\rightarrow\)VN là ng phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu của ng phụ nữ VN truyền thống
*VN là ng mẹ rất mực thg con
-Ck đi chinh chiến xa xôi ,VN phải 'vượt cạn' 1 mik sinh ra bé Đản rồi vất vả nuôi nấng,chăm sóc con nên ng
-Khi ck vắng nhà,VN chỉ vào cái bóng trên vách mà ns vs bé Đản đấy là cha của nó
+Vc lm ấy thể hiện tình thg của 1 ng mẹ.VN k muốn con mik lớn lên trong sự thiếu vắng bố, như 1 ng cha,lại vừa chăm sóc,dạy dỗ con cái vs trách nhiệm của 1 ng mẹ
+Hình ảng cái bóng trên vách còn thể hiện tình cảm thủy chung của VN đối vs ck:có lẽ tự thẳm sâu cõi lòng của VN luôn thường trực nỗi khát khao về sự keo sơn,gắn bó trong tình nghĩa vk ck như hình vs bóng
*VN là ng phụ nữ nết na,hiền thục,lại đảm đg,tháo vát,rất mực híu thảo vs mẹ ck,1 dạ thủy chung vs ck,hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gđ.Một con ng như thế đág ra phải nhận đc hạnh phúc trọn vẹn vậy mà phải chịu bao nỗi oan khuất
Tham khảo nha em:
Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người xỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.
Tham khảo:
Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.
Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.
Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc ***** mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an: chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.
Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. Ở đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.
Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.
Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.
Mở bài : Nguyễn Dữ là gương mặt tiêu biểu của văn học thế kỷ XVI
- Với tập chuyện ngắn " truyền kì mạn lục" ông đã đem lại thành công lớn cho nề văn hóa dân tộc .
- Chuyện người con gái Nam Xương là chuyện thứ 16 và là chuyên tiêu biểu nhất trong tập chuyện .Qua câu chuyện ta có thể thấy rõ được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa thông qua nhân vật Vũ Nương .
- Để hiểu rõ hơn về nhân vật này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu.
Thân bài : I Phân tích :
LĐ 1 : Vũ Nương là một người vợ thủy chung
LC 1: Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ .
LC 2 : Trước khi Trương Sinh đi lính Nàng đã rót chén rượu đầy rặn rò những lời tình nghĩa ...
LC 3 : Khi xa chồng Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông Trương Sinh , cảm thông với Trương Sinh ở nơi đất thú .
-> Thấu hiểu được nỗi nhớ chồng . Nguyễn Dữ Vừa cảm thông trước nỗi khổ của Vũ Nương , vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung , son sắc mong ngóng chồng của nàng .
LĐ 2 : Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
LC 1 : thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ
LC 2 : Khi bà ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà vơi bớt đi nỗ nhớ thương con .
LC 3 : Đến lúc bà mất , nàng đã hết lời thương sót , lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình .
-> Nguyễn Dữ đã rất khôn khéo , khắc họa nên một nhân vật với đầy đủ phẩm chất tố đẹp lại luôn hết lòng chăm lo cho mẹ chồng như với cha mẽ đẻ.
Lđ 3 : Với con nàng là người mẽ mẫu mực
LC 1 : Khi chồng đi lính được đầy tuần , nàng sinh bé Đản . Một mình gánh vác cả một gia sản nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái. .
Lc 2 : Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha cuả bé Đản cũng suất phát tờ tấm lòng của người làm mẹ . Để con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha .
-> Ta có thể thấy rõ tuy Vũ Nương phải chăm lo cho gia đình nhà chồng nhưng nàng vẫn làm tròn bổn phận của người làm mẹ .
------------>>> Từ tất cả các điều trên cho ta thấy vũ nương là người phụ nữ lí tưởng .
II Đánh giá nhân vật
Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh của người phụ nữ đẹp , mang đậm vẻ đẹp truyền thống .
- Đặc biệt qua đó ta có thể nhận thấy số phân đầy thiệt thòi,bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát .
-Tác phẩm cũng đã thể hiện hết được các phẩm chất của người phụ nữ xưa đó là Công - dung - ngôn - hạnh .
- Cho đến bây giờ hình tượng nhân vật Vũ Nương vẫn luôn là một hình ảnh đẹp biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam.
Kết bài : khái quá lại các ý chính
-Chúng ta cần học tập những gì thông qua nhân vật Vũ Nương