K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2020

 Hình ảnh người mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi thật cảm động trong lòng người đọc, Núi rừng rộng lớn nhưng sức mạnh có hạn. Lời ru của mẹ đã mô tả được công việc khó khăn, vất vả mà mẹ phải gánh vác. Vì thế đứa con là niềm an ủi, niềm hi vọng của người mẹ.

                                                     Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

                                                   Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

    Biện pháp ẩn dụ mang nhiều ý nghĩa. Cây bắp sống được là nhờ có ánh sáng của mặt trời còn mẹ vượt qua được tất cả sự cực nhọc cũng là nhờ có con. Hằng ngày mẹ đều địu em cu Tai trên lưng, hơi ấm của mẹ truyền cho em và mẹ cảm nhận được em lớn lên từng ngày trên lưng mình.

29 tháng 5 2018

 "Mặt trời" ở câu thứ nhất là mặt trời của cõi tự nhiên vĩnh hằng đem ánh sáng nuôi sống muôn loài trên Trái Đất.

  "Mặt trời" ở câu thứ 2 là em bé ngủ trên lưng mẹ.

       Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng , cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi so sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết, sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Từ " mặt trời" thứ 2 được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ. Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống , nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình yêu thương của mẹ đối với con. Và tình yêu thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương người con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ cũng hết sức bình dị - một ước mơ chính đáng của người đân miền núi bao đời.

      HOK TỐT 

29 tháng 5 2018

Mặt trời trong câu thứ nhất là nghĩa gốc,câu thứ 2 nghĩa chuyển.Nó nói lên tình cảm yêu thương mà người mẹ dành cho con.Dù có bận làm việc nhưng vẫn địu con theo.Vừa yêu nước và yêu con là những phẩm chất tuyệt vời của các Bà mẹ Việt Nam.Những tình cảm ấy mới tuyệt làm sao!

15 tháng 7 2020

bài làm

 Trong bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm, hai câu thơ sau đã dựng lên một hình ảnh thơ đặc sắc:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

      Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”.

.Mặt trời của bắp là mặt trời tự nhiên. Còn em cu Tai là mặt trời của mẹ.Mặt trời - vị thần tư nhiên mang lại ánh sáng. Sự ấm áp cho những cây bắp trên đỉnh Ka-lưi - đang tỏa rạng trên lưng đồi phía xa. Còn mặt trời của bà mẹ Tà-ôi là đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng gầy. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ngầm so sánh hình ảnh người con với mặt trời, nhà thơ khẳng định vai trò của người con đối với người mẹ. Có lẽ, với mẹ, con chính là lẽ sống, là ánh sáng, là niềm tin, là động lực... Hình ảnh mặt trời “nằm trên lưng” khiến hình ảnh người mẹ chói lòa trong ánh sáng của lòng yêu thương, sự trìu mến. Đặc biệt, hai câu thơ còn có sự đối xứng nhịp nhàng: “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ”. Điều đó góp phần tạo nên vẻ đẹp thẩm mĩ cho hình thức thơ.Mặt trời của tự nhiên, của bắp thì trên cao và xa. Còn em cu Tai, mặt trời của mẹ thì gần gũi, ngay trên lưng mẹ. Tình cảm của mẹ đối với con là vô bờ. Mẹ mang mặt trời bé con trên lưng và làm tất cả để cho mặt trời đó mãi mãi rạng rỡ.
 

*Ryeo*


 

So sánh hình ảnh người con với mặt trời, khẳng định vtrof của đứa bé với ng mẹ . Đứa con là : Động lực , ánh sáng , niềm tin tưởng của ng mẹ , Và " Mặt trời nhỏ đang nằm trên lưng " khiến đứa trẻ bé nhỏ bỗng sáng lòa bởi những hy vọng , yêu thương của người mẹ  . Phép đối lập : “Mặt trời của bắp” - “Mặt trời của mẹ” :

+Mặt trời - mang lại ánh sáng , sưc sống cho những cây bắp trên đỉnh núi Ka-lưi thì đang tỏa sáng ở phía xa xa .

+Mặt trời của  mẹ Tà-ôi - đứa con thân yêu đang nằm yên ngủ trên lưng.


 


 

8 tháng 8 2018

2 câu thơ sd biện pháp -điệp từ'' Mặt trời của''

                                        - đối lập"Của con thì nằm trên đồi, của mẹ thì nằm trên lưng''

                                       -Ẩn dụ

-> tác dụng: Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con

Đọc tiếp...

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.''

Hai câu thơ có sự lặp (sử dụng phép điệp)từ "mặt trời". Như chúng ta đã biết rằng, trên thế giới chỉ có duy nhất một mặt trời. Nhưng ở hai câu thơ trên,hai lần nói đến mặt trời lại là hai mặt trời hoàn toàn khác nhau. Vậy, mặt trời nào là thật, mặt trời nào là giả? (không phải là giả mà chỉ là nó hiện hữu trong trí tưởng tượng thôi nhé)Thực ra không có mặt trời giả và thật mà đây là cách nói "thơ" của tác giả nhưng vẫn đảm bảo đủ nghĩa. Ở câu thơ đầu, "mặt trời" của bắp chính là ông mặt trời ở trên trời cao trong xanh, là nhân vật chiếu ánh sáng để giúp cho sự sống của muôn vàn sinh vật trên Trái Đất này. Đối với bắp, mặt trời như một ân nhân rất cần cho sự sống vậy! Còn ở câu thơ thứ hai, "mặt trời" ở đây chỉ một em bé tên Cu Tai ngoan ngoãn ngủ và chơi trên lưng của mẹ, để mẹ có thể yên lòng hái bắp trên đồi. Ôi! Vậy ta thấy rằng mặt trời thứ hai xuất phát từ tình mẫu tử- một tình cảm thiêng liêng và cao quý, em chính là nguồn sống của mẹ để mẹ có thể vượt qua mọi khó khăn, gian lao, đó chính là mặt trời "hạnh phúc nhất", Cuối cùng là ta đã nhận ra được ngòi bút thơ tinh túy của tác giả đã viết nên một bài thơ rất hay và ý nghĩa có thể cho ta hiểu được sự cao quý của tình mẫu tử.

Trong bài thơ : " Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ " nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết :                                                      Mặt trời của bắp thì nằm trên núi                                                      Mặt trời của mẹ con nằm trên lưngHai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó...
Đọc tiếp

Trong bài thơ : " Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ " nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết :

                                                      Mặt trời của bắp thì nằm trên núi

                                                      Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng

Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4
1 tháng 6 2018

Hình ảnh đứa con với mặt trời của lòng mẹ - một cách so sánh ẩn dụ giàu giá trị biểu cảm, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Sức nóng của mặt trời trên đồi sao sánh bằng cảm giác ấm áp của tình mẹ con. Con là niềm tin, là hạnh phúc, là ngọn lửa sưởi ấm lòng mẹ. Tình mẫu tử thắm thiết sâu nặng gắn với tình quân dân, cách mạng. Hai câu này, có hai từ mặt trời. Từ mặt trời thứ hai đã được chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ .Đứa con là mặt trời của mẹ - con là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ. Cách diễn đạt này nói rất sâu sắc và gợi cảm về tình thương yêu của mẹ đối với con. Và tình thương của người mẹ ở đây còn rộng lớn hơn, mẹ thương con gắn liền với thương làng đói và ước mơ của người mẹ Tà - ôi cũng hết sức bình dị, một ước mơ chính đáng của người dân miền núi bao đời . Học tốt!vuiư

kich cho tui đi 

1 tháng 6 2018

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ và đó là biện pháp tu từ ẩn dụ

Tác giả đã ngầm ví mặt trời của mẹ chính là là em bé. Mặt trời được được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng bằng tình mẹ con.

10 tháng 6 2018

Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. 

Còn cảm xúc của mik là :

Qua đoạn thơ trên , mik cảm thấy người mẹ rất hiền và luôn muốn con mik đc

1 cuộc sống ấm no , hạnh phúc . Và cũng qua bài thơ thì mik cũng thấy 1 điều rằng : " ko j có thể thay thế 

đc người mẹ và những tiếng hát ru của mẹ trong khi con mik đag còn bé . 

Còn hình ảnh những chú bộ đội thì cho ta thấy " Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:

hok tốt nhé !

10 tháng 6 2018

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại

đó là

lời ru của mẹ mong dc thấy bác Hồ

mong con dc tự do

Theo mk thì:

Người mẹ vất vả khi phải nuôi con nhỏ, sự vất vả đó được nhân lên khi người mẹ yêu nước này tham gia phục vụ bộ đội kháng chiến. Hai câu đầu là sự vỗ về, là lời ru của người mẹ để đứa con ngủ ngoan để mẹ giã gạo nuôi bộ đội. Người mẹ làm việc hăng say và đứa con ngủ theo nhịp chày của người mẹ. Mồ hôi của người mẹ chảy đầm đìa trên vai áo đã hòa vào người con như hòa những nỗi gian nan vất vả từ người mẹ. Nhưng người con vẫn ngủ ngon lành trên lưng người mẹ như cảm thông, như chia sẻ, như chịu đựng sự vất vả lớn lao đó cùng với người mẹ.

Qua đó ta thấy người mẹ có tấm lòng thương con, yêu nước vô bờ, sẵn sàng phục vụ bộ đội, phục vụ kháng chiến dù vất vả khó khăn. Đó là tấm lòng của người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

~Hok tốt Hoa nhé~

BÀI NÀY LÀ MÌNH CÓP TRÊN MẠNG NHƯNG BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" vào năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên thời đánh Mĩ. Bài thơ viết theo điệu ru con của người dân tộc Tà-ôi, qua đó ca ngợi tình thương con bao la, tình yêu nước sâu nặng của người phụ nữ miền núi trên dãy Trường Sơn.

Hai câu thơ đầu cất lên như vỗ về em Cu Tai:

"Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ".

Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. Nhịp chày nghiêng, mồ hôi mẹ, vai, lưng và trái tim là những chi tiết nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình thương con của người mẹ nghèo:

      "Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:

  Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội".

Câu thơ "Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội" thể hiện một cách tuyệt đẹp tình thương con chan hòa với tình yêu nước dào dạt trong trái tim bà mẹ Tà-ôi. Mỗi hạt gạo mẹ giã trắng ngần để nuôi quân đều mang nặng tình non nước.

Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:

"Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân".

Khúc ru thứ hai cho biết người mẹ vừa địu con vừa phát rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi trên dãy Trường Sơn, ngọn núi hùng vĩ thuộc miền tây Trị Thiên. Câu thơ "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" là một cách nói tương phản để khẳng định và ngợi ca đức tính cần cù, tinh thần kiên nhẫn, đảm đang của người phụ nữ miền núi trong lao động sản xuất.

Hình ảnh "Mặt Trời" trong vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa sâu sắc. "Mặt Trời của bắp" là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài, tạo vật. "Mặt Trời của mẹ" là em Cu Tai đang nằm ngủ trên lưng mẹ, đang lớn lên trong tình yêu thương và hi vọng của mẹ. Câu thơ đăng đối, hình ảnh tượng trưng rất sáng tạo và biểu cảm:

"Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt Trời của mẹ, em nằm trên lưng".

Lời thơ và tiếng ru cứ ngân dài trong không gian và theo dòng chảy thời gian năm tháng. Sâu nặng biết bao tình mẫu tử:

"Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!".

Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi mang tầm vóc chiến sĩ, rất trung hậu được chúng ta kính trọng và ngưỡng mộ, đã để lại một dấu son trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.