Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
Nghe tiếng gà trưa, người chiến sĩ bồi hồi, như được sống lại bao kỉ niệm tuổi thơ về người bà tần tảo, đôn hậu, như được mang theo tình hậu phương để ra trận:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Câu thơ “Giấc ngủ hồng sắc trứng” là một câu thơ hay có hình tượng đẹp và rất biểu cảm.
Tiếng gà trưa làm sáng lên trong tâm hồn người chiến sĩ tình yêu xóm làng quê hương, tình yêu Tổ quốc, tình yêu bà và gia đình thân yêu. Tiếng gà trưa làm sáng lên trong trái tim người lính trẻ về lí tưởng chiến đấu cao đẹp với bao niềm tin. Chữ “vì” được điệp lại 4 lần, làm cho cảm xúc và niềm tin trở nên tha thiết, mãnh liệt:
“Cháu chiến đấu hôm nay,
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ổ trứng hồng tuổi thơ”
Đọc đoạn thơ, ta nhớ đến những cha chú, những anh chị của chúng ta, những Giải phóng quân thời chống Mĩ. Nhớ đến để biết ơn và tự hào.
hok tốt
nhớ k mk
- … Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi! Cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ(Tiếng gà trưa- Xuân Quỳnh)Bài làmHình tượng người lính đã từ lâu trở thành nguồn cảm hứng sang tác chonhiều nhà thơ, nhà văn. Các anh ra đi bảo vệ tình yêu quê hương, Tổ quốc, vìnhững điều bình dị nhất. Vẻ đẹp tâm hồn ấy của những người lính được tái hiệnchân thực mà giản dị trong tác phẩm “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.Trong khổ cuối của tác phẩm, nhà thơ có viết:… Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi! Cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơBài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ trênphạm vi cả nước. Bị thua ở chiến trường miền Nam, giặc điên cuồng mở rộngchiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc nhằm phá hoại hậuphương lớn của tiền tuyến. Trong hoàn cảnh khốc liệt ấy, hàng triệu thanh niênViệt Nam đã lên đường với khí thế “xẻ dọc Trường Sơn” đi đánh Mĩ. Nhân vật trữ1
- tình trong tác phẩm là người chiến sĩ trẻ đang cùng đông đội lên đường vào miềnNam chiến đấu.Tiếng gà trưa trên đường hành quân đã gợi nhớ những kỉ niệm đẹp của tuổithơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêuđất nước.Khổ cuối là lời tâm sự chân thành của người chiến sĩ trẻ trên đường ra tiềntuyến gửi về người bà kính yêu nơi hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháuđến tình cảm to lớn như lòng yêu xóm làng, yêu Tổ quốc đều được thể hiện bằngngôn ngữ giản dị, mộc mạc như lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Điệp từ “vì” lặp lạibốn lần nhằm nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Những lí do anhđưa ra rất giản dị, tự nhiên: vì tiếng gà, vì bà, vì xóm làng, vì Tổ quốc. Tình cảmấy bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị, tình cảm gia đình với những kỉ niệmmộc mạc, đáng yêu. Điều đó giúp vun đắp và là động lực giúp anh thêm sức mạnhvượt qua mọi khó khăn, gian khổ để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Tình yêuquê hương, Tổ quốc khiến người chiến sĩ trẻ thổn thức tấm lòng, rời bỏ quê nhà rachiến đấu ở chiến trường gian nan, khốc liệt. Sau đó, tác giả nêu lên hai lí đó nữa làvì bà và vì tiếng gà cục tác. Ở dòng thứ tư, tác giả viết: “bà ơi!”. Cụm từ vang lênđầu câu thơ như một tiếng nấc nghẹn ngào, ngân dài trong nỗi nhớ bà, nhớ quênhà. Điều đó cho thấy người cháu rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận hisinh, gian khổ để bảo vệ bình yên cho bà và cũng để giữ mãi những kỉ niệm tuổithơ về tiếng gà cục tác. Bình thường, khi nhắc về tiếng gà, không ai nhắc đến từ“cục tác”. Nhưng trong đoạn trích này lại có điều khác biệt. Có lẽ tác giả muốnnhấn mạnh rằng chính tiếng gà mới là lời nhắc nhở, gợi nhớ kí ức, thôi thúc ngườichiến sĩ bảo vệ đất nước, quê hương thanh bình. Điều đó cũng lí giải tại sao tác giảlại đặt tên nhan đề của tác phẩm là “tiếng gà trưa”.Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, từ ngữ gần gũi, bình dị, tác giả đã chota thấy được mục đích chiến đấu của người lính. Đọc đoạn thơ cuối của bài thơ“Tiếng gà trưa”, ta mới thấm thía hết ý nghĩa trong câu nói của nhà văn Nga I-li-aE-ren: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải Trường giang Vôn-ga, con sôngVôn-ga đổ ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổquốc”.
Tham khảo:
Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .
"Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
Tham Khảo
Khổ thơ đầu đã diễn tả tâm trạng của người chiến sĩ vào lúc nghỉ chân ở xóm nhỏ
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
"Cục....cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Trong một ngôi xóm nhỏ vào ban trưa,tiếng gà nhảy ổ quen thuộc vang lên làm người chiến sĩ bồi hồi,xúc động."Cục..cục tác cục ta"-câu thơ ghi âm lại tiếng gà trưa mới thực,mới sống động làm sao! Ở ba câu thơ tiếp theo,từ "nghe" được điệp lại ba lần,đồng thời cũng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.Tiếng gà xua tan đi cái nắng chói chang,gay gắt của trưa hè.Tiếng gà làm dịu bớt đi sự mệt mỏi,nhọc nhằn của người chiến sĩ.Và hơn thế nữa,tiếng gà đã gợi dậy những cảm xúc về kỉ niệm đẹp đẽ thưở ấu thơ của Xuân Quỳnh.Tiếng gà thật kì diệu,tài tình biết mấy! Đọc các dòng thơ,lòng tôi trào dâng sự bồi hồi ở sâu thẳm đáy lòng
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Đó là một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi, nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm và tha thiết. “Tiếng gà trưa” là bài thơ xuất sắc của Xuân Quỳnh viết về tình cảm bà cháu. Đặc biệt, khổ thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được sự tinh tế trong nét bút của Xuân Quỳnh:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục …cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Cảm nhận của em về khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
Trong vô vàn âm thanh khác nhau của cuộc sống, người chiến sĩ chú ý đến âm thanh của tiếng gà bởi đây là âm thanh rất quen thuộc, gần gũi của làng quê, như dự báo cho những điều tốt lành. Người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà trong một hoàn cảnh đặc biệt. Trên đường hành quân, khi dừng chân bên một xóm nhỏ thanh bình, người chiến sĩ đã nghe thấy tiếng gà “nhảy ổ”. Âm thanh tiếng gà được tác giả ghi lại hết sức tự nhiên, chân thực: “Cục…cục tác cục ta”. Giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi người chiến sĩ, khơi gợi biết bao kỉ niệm tuổi thơ:
Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam.Hồn thơ của Xuân Quỳnh mang nhiều dáng dấp mói lạ, có khi mãnh liệt,vội vàng, có khi lại dịu dàng,đằm thắm,yêu thương.Thơ của bà chủ yếu viết về tình yêu,tình cảm gia đình và quê hương đất nước.Bài thơ " Tiếng gà trưa" là một trong những bài thơ như vậy và là một tác phẩm thành công của bà.Khổ thơ đầu trong bài là một trong những khổ thơ hay nhất,tạo tiền đề phát triển những dòng thơ tiếp theo với những dòng cảm xúc dung dị và chân thành:
Trích thơ( Bạn tự viết nhé!)
Bài thơ " Tiếng gà trưa" được sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, được in trong tập thơ" Hoa dọc chiến hào"(1968)rồi lại in trong tập thơ"Sân ga chiều em đi"(1984).Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ tuổi ở miền Bắc,nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc đã tạm gác bút nghiêng để lên đường vào chiến trường miền Nam để chiến đấu.
Trên đường hành quân ,khi đơn vị dừng chân bên xóm nhỏ.Bất ngờ, người chiến sĩ nghe được âm thanh của tiếng gà trưa vang lên:
"Trên đường....cục ta"
Cụm từ" hành quân xa" gợi cho người đọc hình dung ra người chiến sĩ đã phải trải qua chặng đường dài,chịu nhiều gian nan,vất vả,phải vượt qua biết bao nguy hiểm,bom rơi,đạn lạc,sự phúc kích của kẻ thù.Và khi được dừng chân nghỉ ngơi,người chiến sĩ nghe được âm thanh tiếng gà nhảy ổ"cục...cục tác cục ta":âm thanh bình dị,quen thuộc,gần gũi, gắn bó với những ai sinh ra và lớn lên ở làng quê,gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.Âm thanh tiếng gà gợi lên cả một không gian yên tĩnh, một cuộc sống bình yên.Tiếng gà"cục...cục tác cục ta" khiến ta hình dung được khuôn mặt vui sướng,rạng ngời của người nông dân khi có được những quả trứng hồng.Không những thế, tiếng gà trưa lanh lẳng vang lên đã tác động đến cảm xúc,tình cảm của người chiến sĩ:
"Nghe xao động nắng trưa....tuổi thơ"
Âm thanh tiếng gà trưa đã làm xao động cả một không gian yên tĩnh,làm dịu đi cái nắng trưa hè oi ả " xao động nắng trưa".Âm thanh tiếng gà trưa lam cho bàn chân của người lính đỡ mệt mỏi sau những ngày băng rừng,vượt suối,trèo đèo,đi trong mưa bom bão đạn.Đồng thời,nó còn làm dịu đi cả sự khốc liệt,tàn ác của cuộc chiến mà mỗi người lính đều phải trải qua.Không những thế âm thanh tiếng gà trưa còn gợi dậy bao khát vọng tuổi thơ và làm xao động lòng người.Điệp ngữ kết hợp với ẩn dụ đã nhấn mạnh âm thanh tiếng gà trưa tác động đến cảm xúc của người chiến sĩ,đó là những rung cảm trong tâm hồn người lính.
Bạn tự viết kết bài nhé!
Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven biển từ hàng nghìn năm nay, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao lưu với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Với bờ biển dài và được án ngữ bởi hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với trên 1 triệu km2 với hơn 3.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ.
Biển Đông cung cấp nguồn hải sải rất quan trọng. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú, trong đó có 6.000 động vật đáy, hơn 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá có giá trịnh kinh tế cao), có khoảng hơn 650 loài rong biển, gần 1.200 loài động vật, thực vật phù du, hơn 220 loài tôm… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, về thủy sản Việt Nam: “Kinh tế thủy sản tăng trưởng liên tục bình quân 5-7%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2006 tăng 250 lần so với năm 1981. Năm 2006, tổng sản lượng thủy sản đạt gần 3,7 triệu tấn, chủ yếu khai thác từ biển (1,8 triệu tấn) và nuôi nước lợ (1 triệu tấn); năm 2008 đạt 4,6 triệu tấn; năm 2009 đạt 4,85 triệu tấn”. Nguồn lợi thủy sản phong phú, dồi dào góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam đã vươn lên đứng hàng thứ năm về xuất khẩu thủy sản trên thế giới, đứng thứ ba về sản lượng nuôi tròng thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản.
Dựa vào Biển Đông, Việt Nam có thể phát triển mạnh những ngành kinh tế như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch… Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có khoảng 10 điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm. Biển Đông được coi là coi đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma lắc ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi - líp - pin, In - đô - nê - xia, Xin - ga - po đến Ốt - xây - lia và Niu Di lân… Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyết đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.
Dầu khí là tài nguyên lớn nhất của thềm lục địa nước ta. Đến nay đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn… được đánh giá có trữ lượng dầu khi lớn và khai thác thuận lợi. Theo số liệu Bộ Ngoại giao công bố: Tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long… đã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là 0,9 đến 1,2 tỷ m3 dầu và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại 6 mỏ ở thềm lục địa phía Nam, gồm: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Rạng Đồng, Hồng Ngọc và Bunga Kekwa - Cái Nước. Cùng với việc khai thác dầu, hàng năn phải đốt bỏ gần 1 tỷ m3 khí đồng hành, bằng số nhiên liệu cung cấp cho một nhà máy điện tubin khí có công suất 300MW. Để tận dụng nguồn khí này, Chính phủ đầu tư xây dựng Nhà máy Điện khí Bà Rịa và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), hiện nay đã đi vào hoạt động, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và điện trong nước.
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Việt Nam. Do đặc điển kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo ra nhiều cảnh quan thiên nhiên, nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động… tạo thành một quần thể du lịch hiếm có như: Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long, Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng… Hệ thống gần 82 hòn đảo lớn, nhỏ cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Trên đất liền có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: Hạ Long, Bích Động, Non Nước…, các di tích lịch sử văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm… phân bố ngay tại vùng ven biển. Những điều kiện trên, rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tắm biển, du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, du lịch thể thao…
Theo Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng biển.
Với tiềm năng, lợi thế của Biển Đông đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về các vấn đề có liên quan tới biển, đảo: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc biên giới và chủ quyền biển, đảo, vùng trời của Tổ quốc, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc. Từ tình cảm bà cháu, cho tới tình yêu xóm làng và to lớn như tình yêu Tổ Quốc đều được thể hiện bằng ngôn từ giản dị, thân thương như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tất cả được bắt nguồn từ tình cảm chân thực, giản dị chân chất và mộc mạc nơi quê hương, nó đã vun đắp tình yêu và là động lực để người chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách để chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà, giữ nguyên vẹn những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà cục tác. Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương.