Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: "Cả làng Việt gian theo Tây ". Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :"cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát".
Về đến nhà ông chán chường "nằm vật ra giường", nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra " chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ". Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả "có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ". Ông đau xót nghĩ đến cảnh "người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước".Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,"chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình", lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là "cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây".
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!". Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn...
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:"Thế nhà con ở đâu?", "thế con ủng hộ ai ?". Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:"Nhà ta ở làng Chợ Dầu","ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !". Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong "anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ". Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt "chảy ròng ròng trên hai má". Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về "cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ". Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu"Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả." "Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người". Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm "Làng " xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Tình cảm gia đình là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Khai thác mảng đề tài này, Nguyễn Quang Sáng đã có một số tác phẩm đặc sắc như “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,.. Trong đó, “Chiếc lược ngà” tạo được nhiều ấn tượng hơn cả. Một trong những yếu tố làm nên thành công của tác phẩm là nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật chính - nhân vật bé Thu - một cô bé cá tính, đáng yêu và có tình yêu ba tha thiết.
“Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên (Chiếc lược ngà) của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm tạo nhiều bất ngờ cảm động: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc, anh trở vể, đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Trong ba ngày ở nhà, bằng đủ mọi cách mà con bé vẫn không chịu gọi lấy một tiếng ba. Đến lúc phải ra đi nhận nhiệm vụ mới, bé Thu mới gọi anh bằng ba. Thật bất ngờ. Thì ra, nó không chịu nhận ba là vì vết thẹo trên má đã khiến anh không còn giống như trong bức ảnh chụp ngày cưới. Con bé chỉ gọi ba khi bà ngoại giải thích cho nó rõ điều này. Giây phút anh nghe được tiếng gọi mà anh chờ đợi đã bao năm ấy cũng là lúc cha con xa nhau. Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Nhân vật cô bé tám tuổi ấy là Thu, mới có tám tuổi nhưng cô đã bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà nó biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà - trong đó có bà nội - thừa nhận điều đó. Họ đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ. Chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi: “Thu! Ba đây con...”. Có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má.
Không chỉ vậy, qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu gọi "trổng" “vô ăn cơm”. Nồi cơm sôi, không tự chắt được con bé nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Nó tìm mọi cách chăt nước không cần nhờ vả. Đặc biệt, tính cách rắn rỏi, ngang bướng vô cùng trẻ con của Thu được thể hiện qua chi tiết bé hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu "con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm.". Đành rằng trẻ con chỉ tin vào những gì chúng thấy, đành rằng bé Thu không thể biết được sự ác nghiệt của bom đạn là thế nào, và nó có cách suy nghĩ theo kiểu trẻ con của nó, nhưng phải thừa nhận rằng cô bé này có một cá tính mạnh mẽ. Sự bướng bỉnh, gan góc đến kì lạ cùa bé Thu đã trở thành tiền đề để sau này trở thành lòng dũng cảm, sự lanh lợi của cô giao liên Thu.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, Thu cùng “Chiếc lược ngà" sẽ nằm lẫn vào vô vàn tác phẩm khác viết cho thiếu nhi. Điều khiến nhân vật cùng tác phẩm đi xa hơn trong lòng người đọc là ở chỗ bé Thu có một tình yêu ba nồng nàn, tha thiết.
Cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và vì thế, Thu càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu. Cái tình yêu ấy thật sâu sắc: nó chỉ có một, không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.
Khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên, buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa. " Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a...ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
Trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng: chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba. Cái thẹo là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mĩ gây ra. Thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm. Cô đã quyết tâm tiếp bước con đường cha cô đã đi để đánh đuổi kẻ thù của gia đình, kẻ thù của dân tộc.
Xây dựng nhân vật bé Thu - một cô bé bướng bỉnh, cá tính nhưng có tình cảm yêu ba tha thiết cảm động - Nguyễn Quang Sáng đã tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ bởi vậy nhà văn đã tạo nên được một nhân vật trẻ thơ thực sự sống động gây nhiều niềm xúc động sâu xa trong lòng người đọc. Bên cạnh đó, tác phẩm đã tạo nên một tình huống hiểu lầm độc đáo mà chi tiết quan trọng nhất là chi tiết cái thẹo. Chi tiết này có giá trị giống như một “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ hay “chiếc lá cuối cùng” trong truyện ngắn cùng tên của Ô Hen-ri,...
Nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam.
I) Mở bài :
- Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn về tình cha con sâu nặng.
- Với nhân vật chính là bé Thu – một cô bé đã phải lớn lên trong một gia đình vắng bóng người cha.
II) Thân bài:
+ Luận điểm 1 : bé thu trong những ngày đầu gặp cha
_Luận cứ 1: lúc mới gặp cha
- Giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác , lạ lùng.
- Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”.
=> Sự hồn nhiên ngây thơ , ngạc nhiên xen lẫn sợ hãi.
_Luận cứ 2 : những ngày ông Sáu ở nhà
- Anh Sáu càng vỗ về thì lại càng đẩy ra.
- Không chịu gọi anh Sáu là ba, cứ xem như người lạ.
- Không chịu gọi ba vào ăn cơm , thấy má giận nó chỉ nói trổng.
- Nhờ anh Sáu chắt nước nồi cơm một cách miễn cưỡng, tiếp tục nói trổng.
- Được anh Sáu gắp trứng vào tô nhưng lại hất ra , tuy bị đánh nhưng không khóc rồi chạy sang nhà ngoại.
=> Thể hiện sự mạnh mẽ, pha chút bướng bỉnh.
+ Luận điểm 2 : khi bé thu đã nhận ra cha mình
- Nhận ra tình cha con thật chất , lòng vô cùng ân hận.
- Không còn bướng bĩnh, lạnh lùng.
- Hôn khắp người, ôm chặt không cho cha đi.
=> Lòng thương cha vô bờ bến , biết hối hận về những gì mình đã làm.
III) Kết bài :
-Bé Thu tuy có nhiều tính cách khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn là một cô bé rất yêu thương cha.
-Bằng cách miêu tả tâm lí và xây dựng hình ảnh nhân vật bé Thu sâu sắc, tác giả đã đem đến người đọc một câu chuyện về tình cha con cảm động.
Chân dung của Vũ Nương:
Vũ Nương quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, xinh đẹp.
Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Biết giữ gìn khuôn phép, vì vậy cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Trương Sinh đi lính, nàng phải gánh bao vất vả. phải sinh nở và nuôi con một mình chăm sóc mẹ già khi ốm đau, khi mẹ mất lo toan như cho mẹ mình. Nàng đã làm tròn bổn phận làm dâu, làm vợ, làm mẹ.
Vũ Nương cũng giống như bao nhiêu người chinh phụ khác, lúc nào nàng cũng ước mong người chồng trở về đoàn tụ. Khát vọng hạnh phúc ấy thật là bình thường giản dị. Người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm luôn khao khát chồng đi lính sẽ được phong tước, phong hầu, để rồi một ngày kia "võng anh đi trước, võng nàng theo sau". Còn Vũ Nương chẳng ham công danh, võng lọng chỉ xin ngày về mang theo hai chữ "bình yên". Vũ Nương xem trọng hạnh phúc gia đình, xem đó là tất cả của cuộc đời mình.
Cái chết của Vũ Nương:
Trương Sinh trở về, ước mong của Vũ Nương sắp trở thành hiện thực nhưng không ngờ lại có một cuộc chia li vĩnh viễn.
Trương Sinh bế con, nó không theo, chàng dỗ con. Không ngờ thằng bé ngây thơ lại nói: Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi chỉ nín thin thít... Trương Sinh gặng hỏi con, thì đã được bé Đản nói rõ ràng: Cha nó đêm nào cũng đến, mẹ nó đi cha nó cũng đi theo, vốn tính cả ghen, Trương Sinh cho rằng có người đàn ông thứ hai xen vào gia đình mình.
Nghi ngờ này sẽ được giải tỏa nếu Trương Sinh cho biết câu nói của con. Trương Sinh không làm như vậy. Cái thói ghen tuông thô lỗ ăn sâu vào tâm trí, khiến cho Trương Sinh mất lí trí, thiếu tỉnh táo đã mắng nhiếc Vũ Nương thậm tệ rồi đánh đuổi nàng đi. Trương Sinh bất châp những lời thanh minh, van xin tha của Vũ Nương, khiến nàng chỉ còn một con đường lấy cái chết để giãi bày lòng mình.
Từ đây ta nhận thấy nguyên nhân cái chết của Vũ Nương còn do: chiến tranh li tán, vợ phải xa chồng tạo nên mối ngờ vực, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Cái chết của Vũ Nương đã chứng minh rằng: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông và sẻ chia.
Lần 3: “ Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồn xa, đầu còn có thể lại lên núi .Vọng Phu kia nữa”-> Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.* Lần 4: “ Kể bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố”-> Đây là lời độc thoại. Lời thoại là một lời than, một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh trong sạch của nàng. Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên tự đẩy đến chỗ tận cùng là cái chết
Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện cố hương là một truyện ngắn tuyệt hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực cảm động ký ức tuổi thơ. Nó phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng.
Các nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hai Dương - là những con người của quê hương, gợi ra bao nỗi buồn vui về nơi chôn nhau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình.
Sau hơn 20 năm xa cách !tôi về thăm quê, phải vượt qua 2000 dặm giữa một mùa đông lạnh giá. Lòng "tôi" bồi hồi không kể xiết. Gió lạnh vi vu thổi vào khoang thuyền. Gần về đến làng, trời càng u ám, xóm thôn xa dần, thấp thoáng tiêu điều, hoang vắng... lòng “tôi” se lại. về quê thì phải vui sao lại buồn? “Tôi” tự hỏi có phải đây là làng cũ thân yêu trong ký ức nữa không?
Chuyến về thăm quê này rất đặc biệt, về để bán nhà, giao nhà lại cho chủ mới. Về để từ giã ngôi nhà cũ nơi cả đại gia đình "chúng tôi” đời đời ở chung với nhau. Sao không buồn được, vì sau 20 năm đi xa, lần này , "tôi” trở về là để “vĩnh biệt ngôi nhà yêu dấu và từ giã làng cũ thân yêu đem gịu dinh đến nơi đất khách tôi đang làm ăn sinh sống
Quê hương thường gắn liền với phần mộ tổ tiên ông hà. Trong Cố hương không thấy nói đến. Tác giả chỉ xúc động nói đến ký ức tuổi thơ khoảng chừng
30 năm về trước. Một tình bạn đẹp tuổi thư độ lên mười với Nhuận Thổ con trai của một người làm thuê cho gia đình "tôi". Nhờ Nhuận Thổ mà "tôi" được biết bao chuyện kỳ lạ: cách bẫy chim trên tuyết, con “tra" lông, da trơn như mỡ biết ăn dưa; bên bờ .biển quê hương có nhiều vỏ sò đẹp và lạ: sò "mặt quỷ" và sò "tay phật”. Nhờ Nhuận Thổ mà tôi cảm nhận được vẻ đẹp quê hương, với bao cảnh tượng thần tiên: "Một vầng trăng tròn vàng thắm treo lơ lửng trên nền trời xanh đậm, dưới là một bãi cát bên bờ biển, trồng toàn dưa hấu, bát ngát một màu xanh rờn
Quê hương cũ với bao kỷ niệm thời thơ bé. Đó là những ngày mà “thầy tôi hãy còn”, cảnh nhà sung túc... năm ấy nhà tôi đến lượt lo giỗ tổ. Giỗ vào tháng giêng. Lễ vật rất nhiều, các đồ tế rất sang, người đến lễ cũng rất đông...
Quê hương trong ký ức bao giờ cũng cảm động. Lỗ Tân đã nói về hình ảnh quê hương trong hiện tại và trong quá khứ, lúc ở trên đường trở về, lúc gặp lại bạn cũ, người xưa. Có niềm vui nỗi buồn, 30 năm đã trôi qua, nhưng không bao giờ có thể quên được quê hương và tuổi thơ.
Mẹ đã già. “Tôi” đã trưởng thành, đi làm ăn xa, lưu lạc 20 năm trời nay mới về thăm quê, thăm mẹ. Lâu nay chỉ "gặp mẹ” và hỏi thăm mẹ qua những cánh thư. Con vừa bước vào nhà, mẹ “đã chạy ra đón”. Mẹ già “rất mừng rỡ” gặp lại con trai sau những năm dài xa cách, thế nhưng “nét mặt vẫn ẩn nỗi buồn thầm kín". Chắc là mẹ buồn vì thương nhớ người đã khuất, mẹ buồn vì cảnh nhà sa sút, phải bán nhà, theo con trai đến nơi đất khách quê người? Mẹ vẫn hiền hậu, săn sóc ,"tôi” như ngày “tôi" còn thơ bé: "Mẹ bảo tôi ngồi xuống nghỉ ngơi, uổng trù...".
Mẹ nói với con trai chuyện dọn nhà... Mẹ vẫn hiền từ như xưa: "Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bù con một chút rồi mẹ con mình lên đường". Nhắc đến Nhuận Thổ... “Mẹ tôi" động lòng. Gặp 2 bố con Nhuận Thổ, mẹ ân cần vồn vã. Mẹ thở than cho cảnh nhà anh ta, mẹ bàn với “tôi”: “Cái gì không cần chở đi thì cho anh ta hết. Cứ để cho tùy ý chọn, lấy cái nào thì lấy!". Thương con cháu và thương người đó là hình ảnh người mẹ trong Cố hương.
Có một nhà thơ trẻ Việt Nam đã viết: “Quê hương là cầu tre nhỏ - Mẹ về nón lá nghiêng che”. Đọc cố hương của Lỗ Tấn, nếu ai đó không hiểu được người mẹ thì làm sao cảm nhận được hình ảnh quê hương thân yêu. Bởi lẽ mẹ là quê hương, quê hương là mẹ! Tình yêu quê hương luôn luôn gắn liền thiết tha với người mẹ hiền mà ta yêu quý.
Nhuận Thổ trước hết là tình bạn tuổi thơ. Ba mươi năm trước, "tôi" và Nhuận Thổ đã sống với nhau trong suốt một tháng giêng mà suốt đời “tôi"
không thể nào quên được. Hình ảnh hắn thuở lên 10, lần đầu gặp tôi: “Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc sáng loáng... Hắn “bẽn lẽn" với mọi người, nhưng "không bẽn lẽn” với chỉ riêng tôi. Hắn nói lên tỉnh, hắn được trông thấy những điều hắn chưa bao giờ trông thấy cả. Cũng như "tôi" nghe hắn nói chuyện bẫy chim sẻ, chuyện cầm đinh ba đâm con “tra" khi đi canh dưa, chuyện vỏ sò, vỏ ốc, v.v... là những chuyện lí thú, kỳ lạ. Ba mươi năm rồi, "tôi” nhớ đến Nhuận Thổ là nhớ đến gói quà hắn gửi cho tôi: một bọc vỏ sò và mấy thứ lông chim rất đẹp.
Không cổ tuổi thơ thì không có quê hương. Tình bạn tuổi thơ làm cho tình yêu quê hương mãi mãi tươi thắm. Đúng như Lỗ Tân đã viết:
"Bây giờ mẹ tôi nhắc đến Nhuận Thổ, kí ức tôi bỗng dưng sáng bừng lên trong chốc lát. Tôi cảm thấy tựa hồ tôi đã tìm ra được quê hương tôi đẹp ở chỗ nào rồi”. Hình ảnh Nhuận Thổ ấu thơ là hình ảnh quê hương, là “vành trăng non trên bầu trời xanh miền thơ ấu". Nhuận Thổ là một phần rất nhỏ của cố hương. là tình yêu quê hương.
Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là nỗi đau, nỗi buồn VC quê hương. Sau 30 năm xa cách nay gặp lại, Nhuận Thổ thay đổi quá nhiều. Nước da “vàng xạm”, những nếp nhăn trên mặt “sâu hóm’’. Cặp mắt, mí mắt “viền húp đỏ mọng lên”. Đầu đội một cái mũ lông chiên “rách tươm", mặc một cái áo bông “mỏng dính” giữa lúc trời rét dữ! Người "co ro cúm rúm”, đôi bàn tay “vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”. Thời gian đã tàn phá một con người về mặt ngoại hình. Sự nghèo khổ và vất vả làm tàn tạ một con người vốn cường tráng và dẻo dai. Gặp lại bạn cũ, Nhuận Thổ “vừa hớn hở vừa thê lương” mấp máy đôi môi nói không ra tiếng, sau mới “cung kính” nói được hai tiếng: “Bẩm ông!”. Lễ giáo và tôn ti trật tự của xã hội phong kiến đã tạo nên giữa đôi bạn "một bức tường khá dày ngăn cách”. ''Tôi” như bị “điếng người" khi nghe anh ta nói. Nhìn người và nghe Nhuận Thổ nói "tôi" nặng trĩu trong lòng “trông anh ta phảng phất như một pho tượng đá ” vô hồn và vô cảm.
Hình ảnh Nhuận Thổ trong hiện tại là hình ảnh một xứ sở, một miền quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân bị bần cùng hóa, bị áp bức và bóc lột đến tận xương tủy: “mất mùa, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào...", “chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả”.
Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối cùng của “tôi”, thông qua những rung cảm của "tôi” trước sự thay đổi, tàn tạ ghê gớm của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, tác giả đã lên án tội ác của chế độ phong kiến đối với nông dân, từ đó đặt ra vấn đề quyền sống và hạnh phúc của nhân dân trên con đường đi tới.
Nói đến con người quê hương trong cố hương không thể nào không nhắc tới hình ảnh chị Hai Dương - "Tây Thi đậu phụ", ngày xưa “phấn son” nổi danh tài sắc bây giờ đã trở thành một "bỉ vỏ" trơ tráo, lúc thì ăn cướp đôi tất tay, lúc thì lấy cái “cầu khí sút” rồi chạy biến. Cũng không thể không nghĩ tới cháu Hoàng và ỉ hủy Sinh, con trai thứ năm của Nhuận Thổ. Trẻ con xưa nay vẫn hồn nhiên và đáng yêu. Nghĩ đến những con người quê hương, “tôi" mong muốn những em bé quê hương sẽ không còn “phải khốn khổ và tàn nhẫn... ”, mong mỏi chúng nó được sống “một cuộc đời mù chúng tôi chưa từng được sống".
Phần cuối truyện cố hương tác giả viết một câu văn rất lạ mà hay. Sau khi ông nói đến mọi thứ “tượng gỗ" và “sùng bái tượng gỗ”, nói đến mong ước "gần gũi” và “xa vời", nói đến “thực" và “hư” trong “hy vọng", rồi ông hạ bút. Đó là suy ngẫm của “tôi”:
“Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Có con đường mưu sinh phải xa quê. Có con đường tình nghĩa, không quản xa xôi, cách trở đã về thăm lại quê. Có con đường khổ ải. Có con đường hạnh phúc. Con đường gần, con đường xa, con đường hi vọng đi lên phía trước. Có con đường mòn... Cũng có chuyện phá lối mở đường. Con đường đến với mỗi người là con đường sô’ phận. Con (Mins; của mỗi dân tộc là con đường cách mạng. Phải chăng đó là ý tưởng sâu sắc về hình tượng con đường trong cổ hương.
Ca dao có câu:
Quê hương nghĩa nặng tình sâu,
Bể dâu biến đổi biết đâu là nhà.
Đọc Cố hương của Lỗ Tấn, tôi bâng khuâng mãi về tiếng hát ấy lừng vang vọng khắp miền Trung thân yêu của quê mẹ...
tham khảo ạ:
Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
Tôi đã từng rơi nước mắt trước những tình cảm cha con thật cảm động và cao thượng… Người cha, với biết bao gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng, với bao nhiêu công ơn lớn lao mà mây trời lồng lộng cũng không phủ kín. Đừng bao giờ nghĩ rằng tình phụ tử không thiêng liêng và cao cả, không ấm áp và đẹp đẽ như tình mẫu tử, nếu ai có những suy nghĩ đó thì chắc chắn sẽ có một cách nhìn khác về tình cha con qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, được nhà văn Nguyễn Quang Sáng khắc họa thành công nhân vật bé Thu thật ấn tượng và tinh tế, nổi bật hơn là tình cảm cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.
Câu chuyện kể về ông Sáu , người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện.
Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng “ba” dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, bởi lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều… Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua… Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này.
Tác giả tỏ ra am hiểu tâm lý trẻ con, với tất cả sự trân trọng và yêu mến rất thiêng liêng, rất đẹp đẽ dành cho những tâm tư, tình cảm vô giá ấy. Bé Thu, một cô bé mạnh mẽ, bướng bỉnh, nhưng dù sao thì nó vẫn là một đứa trẻ 8 tuổi với tất cả sự hồn nhiên, ngây thơ và đáng yêu. Khi nó bị ông Sáu đánh vì cái tính ngang ngạnh, thật ngạc nhiên vì nó đã “cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”, dường như nó sợ ông Sáu sẽ thấy được những giọt nước mắt trong chính tâm tư của nó. “Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”, trong một loạt hành động đó, dường như có điểm đối lập giữa một bên là sự già dặn và cứng cỏi, nhưng với một khía cạnh khác, nó lại muốn được yêu thương, vỗ về. Từ đó, rõ ràng cho ta thấy được cái tính cố chấp rất hồn nhiên, rất trẻ con của nó đã được khắc họa một cách rất thực và gần gũi qua nhiều chi tiết.
Và rồi đến lúc nó nhận ra ông Sáu là cha, nhận ra được cái lỗi của chính mình, thì thật khó để người khác có thể phủ nhận rằng nó là một cô bé giàu tình cảm. Có ai ngờ được một đứa trẻ phải xa cha mình từ lúc chưa đầy một tuổi, rồi 8 năm ròng rã trôi qua vô tình, thế mà nó vẫn luôn vun đắp, ấp ủ một tình yêu mãnh liệt đến bất tận dành cho người cha thân yêu của nó. Tình yêu đó đã đánh bại được thời gian, đánh bại luôn cả khoảng cách giữa cha và con mà khoảng thời gian ấy đã tạo nên. Tình yêu thương dành cho cha của một đứa bé chỉ mới 8 tuổi mà lại dạt dào và sắc nét đến thế ! Dẫu rằng người cha thân thương mà nó vẫn hằn mong chưa hề mang đến cho nó sự nâng niu, săn sóc, hay một bàn tay rộng ấm áp tình thương đến bên ân cần và che chở cho nó. Chỉ những điều đơn giản thế thôi mà ông Sáu vẫn chưa hề làm được, thì mơ gì đến việc ông làm cho nó một món đồ chơi, kể cho nó nghe một câu chuyện, hay tâm sự và sẻ chia với nó những niềm vui, nỗi buồn từ khi nó đến với thế giới này, tất cả đều quá xa vời với nó. Nó dường như không có một kỷ niệm hay một chút ấn tượng gì về cha của nó, nhưng chắc hẳn, đã không ít lần nó tự tưởng tượng ra hình ảnh người cha của nó là một người tài giỏi như thế nào, cao lớn và có một vòng tay rộng lớn, ấm áp để ôm nó vào lòng ra sao. Tình yêu mãnh liệt của nó đã ngăn không cho nó nhận người đàn ông lạ trên mặt có vết sẹo như thế kia. Mãi đến ngày ông Sáu phải lên đường, thì đứa bé bướng bỉnh và cứng cỏi của ngày hôm qua “như bị bỏ rơi”, “lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa của và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó” dường như đó là lúc nó thèm muốn cái tình cảm ấm áp của gia đình, nó muốn ông Sáu nhận ra sự hiện diện của nó trong lúc ấy, nó muốn chạy lại hôn ba nó lắm, nhưng chẳng hiểu sao lại có một cái gì đó ngăn nó lại và làm cho nó cứ mãi đứng yên. Đến phút chia tay, ông Sáu mới nhìn sang và chào nó với một giọng khe khẽ “Thôi ! Ba đi nghe con !” thật lạ, sao chỉ là một lời chào vẻn vẹn trong bốn từ thế kia ? sao ông không dặn dò hay nhắn nhủ đến nói một điều gì? có lẽ nào sự phũ phàng mà nó dành cho ông Sáu, đã làm cho ông thất vọng và tổn thương lắm nên mới như vậy ? Rồi đến khi tiếng kêu của nó thét lên “Ba… a… a… ba!”, “tiếng kêu của nó như xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Đến lúc ấy, mọi người mới nhận ra rằng, nó thèm muốn được gọi tiếng “ba” đến nhường nào. Tiếng “ba” mà nó đã cất lên trong nghẹn ngào, tiếng “ba” mà nó đã đè nén sau bao nhiêu năm cách biệt, nghe mới thật thiêng liêng làm sao!. Đó là tiếng kêu như vỡ tung ra từ đáy lòng của nó, “nó vừa kêu vừa chạy xấn tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt cổ ba nó”, “nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hon vai, và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Tất cả những điều đó đã thể hiện được một tình yêu mãnh liệt lên đến điểm cao trào nhất của đứa con dành cho ba nó, khiến mọi người xung quanh ai cũng không cầm được nước mắt trước cảnh tượng đầy xót xa ấy. Điều đó càng chứng tỏ được tình cảm của Thu dành cho ba thật sâu sắc. Nó chỉ bộc lộ tình yêu sâu sắc của mình với ba khi biết chắc đó là ba.
Bên cạnh hình ảnh bé Thu, hình ảnh ông Sáu được giới thiệu là người lính chiến tranh,vì nhiệm vụ cao cả mà phải tham gia chiến đấu, bỏ lại gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm yêu thương con đến tha thiết. Tình cảm ấy được biểu hiện phần nào trong chuyến về quê thăm nhà. Khi xuồng chưa kịp cập bến, trông thấy con ông đã vội vàng “nhảy lên bờ, khom người, hai tay đưa về phía trước, miệng lắp bắp: “ba đây con ! ba đây con.” Cứ ngỡ rằng bé Thu sẽ chạy ào tới, ôm lấy cổ ba cho thoả những tháng ngày xa cách. Nhưng không, ông hụt hẫng, bất ngờ khi thấy: “bé tròn mắt ngơ ngác nhìn rồi sợ hãi bỏ chạy ”. Thời gian ở nhà không nhiều nên ông Sáu không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về con, mong con gọi một tiếng ba mà không được. Có lúc giận quá ông đã đánh con. Lúc chia tay, tình yêu mãnh liệt của bé Thu đã khiến ông cảm động “một tay ôm con, tay kia lấy khăn chấm nước mắt ”, những giọt nước mắt hiếm hoi của một cuộc đời từng trải nhiều gian khổ vất vả, song lại rơi khi lần đầu tiên ông cảm nhận được sự ấm áp của cha con thực sự! Đau đớn hơn khi biết rằng đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông được nghe tiếng ba thân thương từ cô con gái nhỏ, bởi vì sau đó, chẳng bao giờ ông có thể trở về được nữa! Trong những ngày ở khu căn cứ, ông ân hận vì đã trót đánh con. Nhớ mãi lời con dặn: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba!”, đó là mong ước đơn sơ của con gái bé bỏng trong giây phút cha con từ biệt. Nhưng đối với ông thì đó là mơ ước đầu tiên và cũng là duy nhất, nên nó cứ mãi thôi thúc trong lòng ông. Lúc tìm được một khúc ngà, ông đã vui mừng “hớn hở như một đứa trẻ được quà”. Ngày qua ngày, ông cặm cụi “cưa từng răng lược, anh còn khắc lên đó dòng chữ nhỏ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Những lúc nhớ con ông lại mang cây lược ra mài lên tóc mình cho cây lược thêm óng mượt, tuy rằng chiếc lược ấy chưa chải được mái tóc của bé Thu nhưng lại gỡ rối được tâm trạng của ông lúc này. Ông đã nâng niu chiếc lược như nâng niu đứa con bé nhỏ của mình. Lòng yêu con đã biến một người chiến sỹ trở thành một nghệ nhân sáng tạo tài tình, dù chỉ sáng tạo môt tác phẩm duy nhất trong đời. Có lẽ những lúc ấy ông mong có một lần về phép thăm nhà để tự tay mình cầm cây lược chải tóc cho con. Đau đớn thay chiến tranh khiến ông chẳng bao giờ có thể trở về bên con gái được nữa. Ông bị hy sinh trong một trận càn lớn, nhưng “dường như chỉ có tình cha con là không thể chết”, ông cầm cây lược trao cho người bạn thân với niềm mong mỏi không còn có thể cất được thành lời. Từ lúc ấy, cây lược bằng ngà đã trở thành kỷ vật, thành biểu tượng thiêng liêng của tình phụ tử. Những dòng cuối cùng của truyện khép lại trong nỗi buồn mênh mông mà chứa chan ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện như một lời tố cáo chiến tranh phi nghĩa gây đổ máu vô ích, làm nhà nhà li tán, người người xa nhau vĩnh viễn. Song cái chúng ta thấy lại không có sự bi lụy ma là sức mạnh,lòng căm thù đã biến Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm,mạnh mẽ, đã gắn bó với cuộc đời con người mất mát xích lại gần nhau để cung đứng lên hát tiếp bài ca chiến thắng, Chủ đề của chuyện không mới lạ, nhưng tác giả thành công bởi đã khai thác tình cha con trong những tình huống éo le và cảm động. Cách lựa chọn ngôi kể, tạo lập tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lý cùng với việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế, sâu sắc đặc biệt là tâm lý trẻ thơ, hơn nữa lãi có giọng văn dung di, cảm động đã giúp truyện có được vị trí riêng trong lòng độc giả .
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” là một áng văn bất hủ ca ngợi tình phụ tử giản dị mà thiêng liêng, với những con người giàu tình cảm và đẹp đẽ,như nhân vật bé Thu và ông Sáu. Câu chuyện không chỉ ca ngợi tình cha con sâu nặng thắm thiết, mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm và thấm thía được tình sự đau thương, mất mát của chiến tranh tàn khốc gây ra. Vì thế mà ta càng quí cuộc sống thanh bình của ngày hôm này, quí tình cha cao thượng và vĩ đại. Mỗi người đều lưu giữ trong trái tim mình hình ảnh một người cha, hãy biết trân trọng tình yêu và sự hy sinh vô điều kiện mà cha đã dành cho ta. Vòng đời mới ngắn ngủi làm sao, đừng mãi sống ích kỷ, chỉ biết nhận tình cảm thương yêu từ cha mẹ mà chẳng bao giờ đền đáp lại. Nếu bạn còn cha, và một người cha đúng nghĩa thì hãy cảm ơn thượng đế vì bạn đã được sinh ra trong cuộc sống này !