Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.
Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.
Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.
Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"
(Bác ơi - Tố Hữu)
Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.
Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.
Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.
Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.
Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"
(Bác ơi - Tố Hữu)
Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.
Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.
REFER
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.
refer
Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.
Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.
Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.
Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.
Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.
Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"
(Bác ơi - Tố Hữu)
Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:
Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.
Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh
Bài thơ Viếng lăng Bác là một bài ca mà nghệ thuật biểu đạt đã đạt tới mức điêu luyện. Điều này thể hiện trong thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thơ.
Về thể thơ và nhịp điệu:
Bài thơ có bốn khổ, mỗi khổ gồm bốn dòng thơ. Các dòng thơ thay đổi từ bảy đến chín từ. Các dòng thơ mang âm điệu ấm áp, tâm tình. Nhịp thơ chậm, biến đổi theo cảm xúc trữ tình vừa tha thiết vừa trang nghiêm. Đặc biệt trong khổ thơ cuối, dòng cảm xúc được đẩy tới mức cao nhất, tuôn trào mạnh mẽ nhất: “Mai về miền Nam, thương trào nước mắt”. Câu thơ trên như lời nói bình thường, không mang yếu tốnghệ thuật. Giọng thơ chân chất rất Nam Bộ của tác giả, vừa bộc trực chân thành mà cũng rất tình cảm. Tác giả đã thay mặt cho đồng bào miền Nam này tỏ niềm thương tiếc vô hạn đối với Người.
Ước nguyện của tác giả ở phần cuối bài cho thấy niềm yêu thương, sự dâng hiến của tác giả đối với Bác. Điệp từ muốn làm được sử dụng nhiều lần đã thể hiện nỗi xót xa, ân hận vô bờ của tác giả:
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..
Bài thơ giàu hình ảnh sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng: hàng tre xanh xanh, mặt trời, vầng trăng, trời xanh… Ngôn ngữ chọn lọc và các hình ảnh kì vĩ, rộng lớn trên nối tiếp nhau xuất hiện khiến người đọc phải suy ngẫm. Suy ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ đến cái bất diệt, cái vô cùng cao cả ở mỗi con người.
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Giọng điệu bài thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, vừa tự hào, thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác.
- Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ (có dòng 7 hoặc 9 chữ). Cách gieo vần linh hoạt. Nhịp thơ nhìn chung chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những suy ngẫm sâu xa. Khổ cuối nhịp nhanh hơn với điệp ngữ “muốn làm”, thể hiện tình cảm lưu luyến và ước vọng tha thiết của nhà thơ.
- Hình ảnh có nhiều sáng tạo, kết hợp giữa thực và ảo nhờ ý nghĩa biểu tượng, ẩn dụ. Hệ thống biểu tượng, ẩn dụ: mặt trời, trời xanh, vầng trăng gợi về Bác; các hình ảnh hàng tre, tràng hoa gợi về tình cảm của nhân dân với Bác, tất cả đều vừa gần gũi vừa có giá trị biểu cảm, có ý nghĩa sâu xa.
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, tác giả Viễn Phương đã viết hai câu thơ có sử dụng hình ảnh mặt trời.
a. Em hãy chép lại chính xác hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
b. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó.
- Câu thơ thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác.
- Câu thơ có 2 hình ảnh mặt trời: một mặt trời thực tế trong cuộc sống, một mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ.
+ Mặt trời thực tế: mặt trời đi qua trên lăng trong câu thơ thứ nhất. Đây là hình ảnh mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài. Nghệ thuật nhân hóa “đi”, “thấy” chan chứa niềm tôn kính.
+ Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ - người mang lại ánh sáng, ấm no, xua tan đêm trường nô lệ cho dân tộc Việt Nam
Viết bài văn nghị luận văn học. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
b. Thân bài (9đ)
- Bài thơ thể hiện cảm xúc chân thành của tác giả từ khi ngắm nhìn cảnh vật ngoài lăng cho tới khi được vào trong lăng viếng Bác. (0.5đ)
Mỗi khổ thơ như một dòng tâm sự đầy xúc động và thành kính.
- Khổ 1:
+ Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
+ Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
- Khổ 2:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
+ Câu thơ thể hiện niềm tôn trọng, thành kính của tác giả, cũng như là của dân tộc đối với Bác.
+ Câu thơ có 2 hình ảnh mặt trời: một mặt trời thực tế trong cuộc sống, một mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ.
• Mặt trời thực tế: mặt trời đi qua trên lăng trong câu thơ thứ nhất. Đây là hình ảnh mặt trời tự nhiên, mang ánh sáng, sự sống đến cho muôn loài. Nghệ thuật nhân hóa “đi”, “thấy” chan chứa niềm tôn kính.
• Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ - người mang lại ánh sáng, ấm no, xua tan đêm trường nô lệ cho dân tộc Việt Nam
Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
+ Điệp từ ngày ngày diễn tả sự lặp đi lặp lại, sự nhớ thương khôn nguôi của mọi người dành cho Bác.
+ Mỗi người một nỗi nhớ thương kết thành một “tràng hoa” với lòng thành kính tôn nghiêm dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” (Hình ảnh ẩn dụ. 79 năm Bác sống là mấy mươi năm Bác cống hiến cho dân tộc.)
- Khổ 3:
Vào trong lăng, nhìn thấy Bác ngủ bình yên giữa một vùng ánh sáng dịu hiền. “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”, tác giả Viễn Phương đã so sánh Bác với “trời xanh” vĩnh hẵng, bất biến.
Để những mất mát và đau thương là có thực:“Mà sao nghe nhói ở trong tim”.
- Khổ 4:
+ Dù vẫn ở trong lăng nhưng tác giả đã hình dung cảnh chia lìa, phải xa Bác vào ngày mai để trở về miền Nam. Nghĩ đến đó thôi, Viễn Phương đã không kìm nổi xúc động mà “thương trào nước mắt”.
+ Ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Tác giả ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
- Bài thơ thể hiện giọng điệu sâu lắng, thể thơ tự do (chủ yếu 8 chữ), nhiều hình ảnh thơ độc đáo, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (ẩn dụ, nhân hóa...)
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.