Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”
Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
Tham khảo:
Có lẽ, cây bàng trước cửa nhà tôi là một chứng nhận cho tình cảm gắn bó giữa tôi và Bình. Tình bạn chúng tôi lớn lên cùng cây, theo năm tháng.
Khi tôi và Bình hiểu biết về con người và các sự vật quanh mình thì cây bàng đã có rồi, không hiểu ai trồng nó. Các bạn đồng tuổi với chúng tôi thường nhìn màu đỏ của phượng mà chờ hè đến. Nhưng chúng tôi lại theo dõi sự thay đổi diệu kì của các mầm non của bàng đang chuyển dần sang lá – là sự báo hiệu của mùa hè. Đi học về, vào đến ngõ, tôi và Bình đã nhìn thấy cây bàng. Thân cây xù xì như một chiếc áo bông cũ của một bác công nhân cần cù đáng mến. Thân cây có nhiều cái bướu. Rễ bàng ăn sâu xuống đất, vững vàng qua gió mưa. Các tán lá bàng xoè ra như những chiếc ô lớn, nhiều tầng. Quả bàng chỉ nhỏ như một quả ổi nhỡ, hình bầu dục. Khi bàng chín vàng, thường tự rụng xuống đất. Lấy búa đập bàng chín, trong có nhân ăn rất bùi ; nếu ăn vỏ : hơi chan chát. Những ngày hè nóng nực, tôi và Bình thường chơi bắn bi dưới bóng bàng rợp mát. Có lúc, bàng đã chứng kiến sự cãi cọ, tranh luận của hai đứa về một vấn đề gì đấy, không ai chịu ai. Có ngày mưa bão, hai đứa, mỗi đứa ngồi một nhà, đều nhớ và thương bàng, bàng đang nghiêng ngả ngoài gió bão…
Lên lớp 6, tôi và Bình xa nhau. Bình phải theo bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh (vì sự thuyên chuyển công tác của bố mẹ Bình). Một mình tôi ở lại với bàng. Tôi buồn và bàng hình như cũng buồn vì thiếu Bình. Lòng tôi thơ thẩn và bỗng hiểu hơn bao giờ hết tình bạn của tôi cùng Bình đã ghi dấu nơi đây – nơi cây bàng đang vươn cành, trổ bông mỗi chuyến giao mùa. Lòng tôi se lại. Mỗi lần ngắm nhìn cây bàng, hình ảnh Bình lại hiện lên với bao kỉ niệm…
Tôi có kể lại chuyện này cho cô giáo của tôi. Cô nói cô cũng giống tôi và Bình là có kỉ niệm về cây bàng. Nhà của cô ở phố Mai Hắc Đế (cách đây 20 năm, phố này yên tĩnh và những cây bàng mọc suốt hai bên đường phố). Trong một buổi sớm năm 1968., cô lên đường đi học xa, đã viết bài thơ về bàng và phố quê hương, trong đó có đoạn kết như sau :
Sương đêm ngưng đọng lá bàng xanh
Ta quyết ra đi chắp lại cành
Để bàng lại chín, em về nhặt
Cho dãy phố dài trùm lợp mãi màu xanh.
Tôi thích đoạn thơ này, xin cô được chép lại và gửi vào Thành phố Hồ Chí Minh cho Bình.
Đề miêu tả là đề 1.
Vì yêu cầu đề là "tả" loài cây em yêu, cần dùng nhiều tính từ để gợi được hình dáng vẻ đẹp của loài cây mình tả.
MB: Giới thiệu chung về đối tượng, tình cảm bao chùm.
TB: -Cảm nghĩ, nhận xét về vị trí, đặc điểm của cây
-Cảm nghĩ, nhận xét, vị trí ( trong lòng em ), vai trò của cây với mọi người và bản thân người viết.
-Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ
KB: Khẳng định lại tình cảm của người viết, lời hứa hẹn.
Viết văn biểu cảm
1. tả loài cây em yêu
2.cảm nghĩ của em về nụ cười của mẹ
có lập dàn ý nhé
ko cop mạng
Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?
Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.
Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.
Chúc bạn học tốt!
Em tham khảo:
Bài 1:
Cây phong lan nhà em đẹp lắm. Khi hoa nở, cứ 5 đến 6 bông hoa trắng muốt như tuyết mọc so le nhau trên một nhánh cây màu xanh trong. Cánh hoa chụm vào nhau, e ấp ôm ấy nhụy hoa yêu kiều như người mẹ bảo hộ cô con gái nhỏ của mình vậy. Hoa phong lan thường tươi lâu lắm. Khi hoa nở, phải hơn 2 tuần liền mới héo. Hương hoa thơm dịu nhẹ và thanh khiết. Thân cây lại mềm mại, cong cong mà rủ xuống. Thấp thoáng sau sắc trắng kia là sắc xanh dịu ngọt của lá. Những chiếc lá dài, đối xứng nhau, như làm nền để tôn lên những bông hoa. Hàng ngày em em vẫn cùng bố tưới cây và chăm sóc cây rất chu đáo. Mỗi lần khách đến nhà chơi, ai cũng tấm tắc khen mấy chậu phong lan đẹp quá. Em rất yêu những chậu hoa phong lan đó.
Bài 2:Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức ...
Con gấu bông
Ba tôi từ Nga về,cho tôi 1 con gấu bông,màu lông trắng tuốt <nhân ngày sinh nhật lần thứ 10 của tôi .
thoáng nhìn em gấu ý dơn giản lắm,nhưng là của ba cho nên tôi hơi sợ sợ và....đáp lại :ôi con yêu em ý lắm ạ,con cảm ơn ba .
Thực tình mấy ngày đầu tôi hơi khó chịu,chẳng thà ba cho túi kẹo còn đem chia các bạn,em gấu này chỉ mình chơi,mà nằm chiếm mất nửa giừơng của công chúa rùi ,thật là con gấu ngủ đông,lười và vô tích sự quá !
Vài ba ngày sau ,ba tôi lại đi công tác xa,mẹ bảo tôi về buồng mẹ cùng em gấu nũa cho vui ,tôi đành đem theo đi.
Hôm đầu tiên ba xa nhà mà có 2mẹ con tôi và em gấu,mẹ bảo :đây là tình cảm của ba dồn vào cho con gái cưng đấy,con cứ khám phá dần xem em ấy cũng có hồn đấy !
Tôi ngạc nhiên quá,vật bằng vải mà có hồn ư? nghĩ thế nhưng không dám cãi lại mẹ .tôi tò mò nhìn vào mắt em ý,chao ôi long lanh lóng lánh ,đẹp lắm,như làm bằng 2 hòn bi ve,lại còn chơm chớp nữa chứ .!miệng gấu xinh xinh lúc nào cũng cừoi,2 tai dỏng lên như đang nghe mọi ng nói gì đó,có cả râu,cả mũi,đầy đủ tất.Tôi đem banh 4 chân em ý ra ,bỗng tiếng kêu khịt khịt ở lồng ngực,mẹ bảo ,con nhẹ tay kẻo em ý đau đấy,tôi tò mò bẫm vào cạnh sườn ,em ý nằm lăn ra,co tròn lại cười rinh rích .
À là thế,ba tôi tinh thật,đêm nay 2 mẹ con tôi tha hồ nói chuyện với em ya và khám phá xem còn tác dụng gì nữa đây !
Tôi tự hào lắm,ba tôi có mình tôi thui,ba gửi lòng ba vào em gấu,ba bảo phải mất 2 tháng lương của ba mới mua được em ý từ NGA về đấy,bay giờ tôi đã lướn,có thể mua tặng ba mẹ 10 em gấu đó và chỉ bằng 1phần ba tháng lương của tôi thôi nhưng ...quà của ba mẹ vẫn là thiêng liêng nhất .
tôi thầm nhắc mình ; con gái cưng của ba luôn tôn trọng những mns quà ba mẹ ban cho, vất vả cả cuộc đời ba mẹ mới sinh ra mình ,sống và làm việc cho có ích để khỏi phụ công cha nghĩa mẹ ơn thầy .Gấu bông của ba .quà kỷ niệm đáng nhớ.
Ai cũng có một tuổi thơ, một tuổi thơ với biết bao kỉ niệm vui buồn. những kỉ niệm đó hẳn là những kỉ niệm đẹp nhất mà mỗi chúng ta đều trân trọng. Tôi cũng vậy, những kỉ niệm thời thơ ấu trong tôi sẽ không bao giờ phai, nó là những dấu ấn mang đầy tình cảm với sự thiết tha, mộng mơ. Nhưng cái đặc biệt ở những kỉ niệm ấy là thông qua một thức quà quen thuộc của thôn quê. Đó chính là nước sấu.
Thức quà ấy đối với tôi thật thiêng liêng cùng với từng khoảnh khắc vui vẻ, thân thương. Sấu đã đi theo tôi suốt chặng đường dài học tập, và sẽ mãi theo tôi trên con đường này. Nhớ lại những giờ sau buổi học, cốc nước sấu đã khiến cho tôi vơi đi những vất vả, căng thẳng nơi học đường, vơi đi những nỗi buồn bận bịu quanh tôi. Nó là một thức uống thần tiên khiến bất kì người nào được thưởng thức cũng không thể quên được hương vị. Vị chua hoà quyện cùng vị ngọt đường thật thôn quê nhưng cũng đầy vẻ thanh tao, nhã nhặn. Dường như thức quà ấy đã quá quen thuộc với tôi đến từng hương vị, cách chế biến. Sấu bề ngoài vỏ xù xì đó là một hình thức mang đầy tính giản dị để rồi khi hoàn thành các công đoạn thì lại toát lên được phẩm giá bên trong nó. Đó là những gì thú vị ở thức quà mà tạo hoá ban tặng ấy. Nhớ lại những buổi chiều, trên đường tan học, tôi cảm thấy thật thú vị với những vòm sấu xanh um tùm, những chùm hoa trắng li ti đơm kín cả cây bên đường, và nhìn thích mắt hơn nữa là những quả sấu tròn tròn thấp thoáng sau tán lá. Dường như để lưu lại những điều đẹp đẽ đó mà người ta đã giữ lại quả để ngâm. Người thì ngâm đường thành thứ nước giải khát tuyệt hảo cho mùa hè, người thì ngâm sấu với nước mắm để khi thu sang mang ra ăn với cơm nóng mong xoá dịu nỗi nhớ vị chua đến lạ kì của trái sấu mùa hè. Chẳng khác gì tôi, đối với tất cả các cô cậu học sinh thì mùa sấu lại gắn liền với những món thân quen như sấu dầm, ô mai sấu. Chỉ với những quả sấu thôi mà thời xưa các cô tiểu thư Hà Thanh mê ngậm ô mai sấu cả mùa. Thực ra thì sấu là kỉ niệm trong tôi và đó cũng có thể là kỉ niệm của nhiều người khác. Nhưng trong tuổi thơ, tôi có một cách cảm nhận riêng về sấu. Quả sấu gắn liền với thôn quê và nay cũng đã gắn liền với văn minh đô thị. Đối với nhiều người thì quả sấu thật giản đơn nhưng đối với tôi thì đó là một thứ gì đó quý báu và không thể thiếu trong đời thường. Nhìn những gì mà sấu đã mang lại, những gì mà sấu đã đem đến cũng đủ để hiểu được rồi.
Với tôi thì sấu thân thương vì nó không chỉ là một thức uống giải khát, một thức uống tinh thần mà nó còn là một thức uống kỉ niệm. Thức uống ấy thật ngon trong tuổi thơ tôi nên sẽ là thức uống mãi ngon về sau cả cuộc đời. Nước sấu đã chứng kiến biết bao kỉ niệm vui buồn, tủi hờn, giận dỗi của tôi. Nó như một chứng nhân cho tuổi thơ tôi và cũng như một cánh cửa để tôi đặt chân về thời thơ ấu. Tất cả những gì liên quan đến sấu đều khiến tôi hồi tưởng lại kí ức. Từ những buổi đi chơi trên con đường làng quen thuộc, tay cầm túi sấu mà đầu óc cứ mơ mộng biết bao, thật là những dấu ấn đẹp của tuổi thơ. Hay những buổi chiều đá bóng về, lũ bạn cùng rủ nhau đi thả diều giải trí bên bình nước sấu thơm ngon. Có thể nói rằng, với một từ thật thân quen, giản dị “sấu” nhưng đó lại chan chứa cả tuổi thơ hồn nhiên của tôi. Nó không chỉ là một niềm an ủi mà sẽ mãi là một kí ức đẹp, một động lực mạnh mẽ để giúp tôi vươn xa trong cuộc đời.
Tham Khảo (Sau khi lựa thì mình thấy bài này hợp vs yêu cầu bạn)
Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như chanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sậm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không xơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như mãng cụt, vốn nó đã đẹp ờ ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi măng cốt sắt, khô, nóng và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao!
Ôi, những hàng me Chợ Cũ, những hàng me phố Gia Long, những hàng me phố Tản Đà giao nhành rợp bóng, những hàng me bầu bạn của người đi bộ về trưa, những hàng me tò mò dòm vào các cửa sổ tư gia, gởi vào đó những lá nhỏ li ti trên tóc cô gái bé, những hàng me tàn xanh sậm quyến luyến những tiếng dương cầm của ai trong vài cửa sổ vọng ra...
A.. ha, những cây me vui, những cây me rắn mắc, thỉnh thoảng sau một trận mưa, lại đánh rơi xuống áo đẹp của ai những hột nước làm cho ai nhăn mày...
Tham khảo:
Có lẽ, cây bàng trước cửa nhà tôi là một chứng nhận cho tình cảm gắn bó giữa tôi và Bình. Tình bạn chúng tôi lớn lên cùng cây, theo năm tháng.
Khi tôi và Bình hiểu biết về con người và các sự vật quanh mình thì cây bàng đã có rồi, không hiểu ai trồng nó. Các bạn đồng tuổi với chúng tôi thường nhìn màu đỏ của phượng mà chờ hè đến. Nhưng chúng tôi lại theo dõi sự thay đổi diệu kì của các mầm non của bàng đang chuyển dần sang lá – là sự báo hiệu của mùa hè. Đi học về, vào đến ngõ, tôi và Bình đã nhìn thấy cây bàng. Thân cây xù xì như một chiếc áo bông cũ của một bác công nhân cần cù đáng mến. Thân cây có nhiều cái bướu. Rễ bàng ăn sâu xuống đất, vững vàng qua gió mưa. Các tán lá bàng xoè ra như những chiếc ô lớn, nhiều tầng. Quả bàng chỉ nhỏ như một quả ổi nhỡ, hình bầu dục. Khi bàng chín vàng, thường tự rụng xuống đất. Lấy búa đập bàng chín, trong có nhân ăn rất bùi ; nếu ăn vỏ : hơi chan chát. Những ngày hè nóng nực, tôi và Bình thường chơi bắn bi dưới bóng bàng rợp mát. Có lúc, bàng đã chứng kiến sự cãi cọ, tranh luận của hai đứa về một vấn đề gì đấy, không ai chịu ai. Có ngày mưa bão, hai đứa, mỗi đứa ngồi một nhà, đều nhớ và thương bàng, bàng đang nghiêng ngả ngoài gió bão…
Lên lớp 6, tôi và Bình xa nhau. Bình phải theo bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh (vì sự thuyên chuyển công tác của bố mẹ Bình). Một mình tôi ở lại với bàng. Tôi buồn và bàng hình như cũng buồn vì thiếu Bình. Lòng tôi thơ thẩn và bỗng hiểu hơn bao giờ hết tình bạn của tôi cùng Bình đã ghi dấu nơi đây – nơi cây bàng đang vươn cành, trổ bông mỗi chuyến giao mùa. Lòng tôi se lại. Mỗi lần ngắm nhìn cây bàng, hình ảnh Bình lại hiện lên với bao kỉ niệm…
Tôi có kể lại chuyện này cho cô giáo của tôi. Cô nói cô cũng giống tôi và Bình là có kỉ niệm về cây bàng. Nhà của cô ở phố Mai Hắc Đế (cách đây 20 năm, phố này yên tĩnh và những cây bàng mọc suốt hai bên đường phố). Trong một buổi sớm năm 1968., cô lên đường đi học xa, đã viết bài thơ về bàng và phố quê hương, trong đó có đoạn kết như sau :
Sương đêm ngưng đọng lá bàng xanh
Ta quyết ra đi chắp lại cành
Để bàng lại chín, em về nhặt
Cho dãy phố dài trùm lợp mãi màu xanh.
Tôi thích đoạn thơ này, xin cô được chép lại và gửi vào Thành phố Hồ Chí Minh cho Bình.