K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tình hình dịch bệnh covid-19 ở Việt Nam hiện rất căng thẳng, diễn biến theo chiều hướng xấu không như trước. Là con dân Việt, người Việt Nam sống xa quê cũng rất lo lắng, quan tâm đến tình hình dịch bệnh đang bùng phát ở Việt Nam.

Tôi xin trình bày một vài suy nghĩ, hy vọng sẽ có ích cho việc tổ chức phòng dịch covid tại Việt Nam.

Để có những phương án, chiến lược chống dịch được tốt, theo tôi phải có cách nhìn hệ thống, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng, khả năng của hệ thống y tế – xã hội, xác định thật đúng mục tiêu rồi mới đưa ra các phương án, kịch bản chống dịch cho thích hợp.

ĐẶC THÙ của covid-19.

Coronavirus có tỷ lệ tử vong trên tổng số người bệnh tương đối thấp, tùy từng nước dao động trong khoảng 1%-3%. Tỷ lệ này ít hơn nhiều so với một số virus khác, chẳng hạn như Ebola hơn 70%. Tỷ lệ người mắc covid không có triệu chứng hay bị nhẹ rất lớn, nhất là người trẻ và trẻ em. Có thể nói, coronavirus là loại virus yếu, khả năng gây tử vong hay bệnh nặng không lớn. Nhưng đây lại chính là điều nguy hiểm, gây tác động rất lớn cho xã hội. Vì nhiều người bị mắc bệnh mà không biết nên chủ quan trong việc dãn cách, hạn chế tiếp xúc và họ biến thành nguồn phát tán, lây bệnh. Kết quả là tổng số người mắc bệnh rất lớn và số tử vong cũng vậy.Và cũng vì người bệnh không có triệu chứng nên việc xác định chính xác số người dính covid là khó nên khả năng bỏ sót, không phát hiện hết người bệnh là rất lớn. Khi số người mắc bệnh lọt ra cộng đồng đủ lớn thì việc truy tìm, đuổi bắt sẽ không còn hiệu quả.Hiện chưa có thuốc đặc chủng, phác đồ điều trị đảm bảo cho hiệu quả cao.Qua những gì được chứng kiến tại Nga thì diễn biến dịch bệnh, việc lây lan, mắc bệnh rất khó lường. Tất nhiên, thực hiện dãn cách xã hội nghiêm chỉnh và tuân thủ các khuyến cáo của y tế sẽ giảm rủi ro lây bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp người sống cùng, giao tiếp trực tiếp với người bệnh lại không bị nhiễm bệnh nhưng ngược lại có người rất cẩn thận, cả tháng tự cách li trong nhà, chỉ một lần xuống cửa hàng mua hoa quả thì bị lây bệnh rồi tử vong.Trong quá trình lan truyền, coronavirus phát sinh ra nhiều biến chủng mới, ngày càng mạnh và nguy hiểm, triệu chứng thay đổi. Điều này làm cho các phương pháp chữa bệnh cũ hay vắc xin sẽ không còn hiệu quả như trước.

 

MỘT VÀI NÉT ĐẶC THÙ của Việt Nam (từ góc nhìn đại dịch)

Mật độ dân số rất cao, cách sống túm tụm, thích tập trung đông người, môi trường vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho việc lây lan, mắc nhiễm.Hạ tầng y tế yếu, cả về mặt cơ sở vật chất lẫn đội ngũ nhân viên y tế. Vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về trình độ. Việt Nam không phải không có bác sĩ giỏi nhưng đứng về mặt hệ thống thì y tế Việt Nam là tương đối yếu. Có 2 nhược điểm khá rõ. Thứ nhất, đó là sự chênh lệch quá lớn giữa TW, các thành phố lớn với địa phương. Yếu kém thứ hai là hệ thống nhân viên phục vụ y tế, điều dưỡng viên. Bệnh viện không là một thể khép kín, vẫn phải dùng người nhà, người ngoài vào phục vụ, đưa cơm nước thì khó tránh khỏi lây ra ngoài. Khi số lượng bệnh nhân ít thì có thể giải quyết tạm thời nhưng khi số lượng bệnh nhân rất nhiều thì đây sẽ là một vấn đề giải quyết không đơn giản.Ý thức người dân chấp hành các qui định của nhà nước về dịch bệnh khá tốt so với các nước châu Âu, nhà nước có thể tiến hành các biện pháp chống dịch mạnh mà ít bị phản kháng.

VẮC XIN CHỐNG COVID-19

Không thể không nhắc đến điều thuận lợi rất quan trọng là thế giới đã có các loại vắc xin khác nhau. Tình hình hiện nay khác hẳn một năm trước, khi vắc xin chưa có (và cũng chưa có thuốc đặc chủng, phác đồ chữa bệnh chuẩn). Khi thế giới đã có vắc xin, lối ra cũng đã nhìn thấy. Ngoài ra, bây giờ có thuận lợi là thế giới không còn khan hiếm vắc xin như trước, khi mà nhiều nước đã kí hợp đồng, trả tiền trước từ lâu mà vẫn không có thuốc.

MỤC TIÊU.

Quan trọng nhất là cần xác định đúng mục tiêu. Mục tiêu có thể chỉ là chống và dập tắt dịch bằng mọi giá, các vấn đề khác kể cả kinh tế đều là thứ yếu. Có vẻ như Việt Nam đã và hiện đang thiên về mục tiêu này. Đại dịch covid-19 không chỉ gây tổn thất về người mà còn gây tác hại rất lớn đến nền kinh tế. Hầu hết các nước châu Âu và Mỹ coi cả việc chống dịch và lẫn giữ vững kinh tế khỏi rơi vào khủng hoảng đều quan trọng như nhau. Một bên là bài toán một mục tiêu, bên kia là bài toán hai mục tiêu, cách chống dịch sẽ rất khác nhau. Một bên sẽ thực hiện những biện pháp siết chặt, chấp nhận những thiệt hại cho nền kinh tế nói chung hay cho một nhóm đối tượng nói riêng. Bên kia điều tiết các mức độ siết vào hay mở ra tùy theo mức độ dịch bệnh, thực hiện biện pháp mạnh chỉ trong tình huống đỉnh điểm của dịch, không những vậy còn đưa ra rất nhiều các biện pháp để trợ giúp các doanh nghiệp và người dân.

CHIẾN LƯỢC chống dịch của Việt Nam, một vài cảm nhận.

Cách chống dịch của Việt Nam cho đến nay về cơ bản là đi theo theo 2 hướng: truy lùng và cách li/phong tỏa. Nói vui kiểu dân dã là chiến lược đuổi gà, nhốt vịt. Với nước ngoài thì Việt Nam đóng cửa một cách tối đa, thậm chí công dân nước mình cũng cho về nước một cách nhỏ giọt. Khi có người dính bệnh thì truy vết, phong tỏa cả khu dân cư.

Bằng cách này Việt Nam đã thành công, ngăn chặn được dịch bệnh hơn một năm. Đó là thành tích đáng đáng khích lệ. Tuy nhiên, đây chỉ là mặt phải của tấm huy chương. Mặt trái của nó bây giờ đang bộc lộ.

Việt Nam có hơn một năm dịch bệnh gần như không đáng kể. Đó là khoảng thời gian vàng khá dài quí báu mà ít nước nào có được. Đọc báo chí, theo rõi tình hình trong nước tôi có cảm giác Việt Nam ngất ngây, ngạo nghễ quá lâu mà bỏ phí quãng thời gian quí báu này để có những bước chuyển bị cần thiết khi dịch bệnh bùng nổ, khi cuộc chiến mới thực sự bắt đầu.

Có một vài nhận xét về cách chống dịch của Việt Nam.

Việc siết chặt, chỉ nhỏ giọt cho công dân Việt từ nước ngoài về nước và báo chí cổ vũ cho chính sách này đã làm cho nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Chắc không ít người có cảm giác bị bỏ rơi, tủi thân khi nghĩ về Tổ quốc. Ở đây tôi chỉ nói đến công dân Việt chứ chưa nói đến người nước ngoài gốc Việt. Chuyện 26 người Huế đi tàu về quê bị Huế từ chối nhận, không cho xuống ga và chuyện công dân Việt không được phép trở về quê hương mình là hoàn toàn tương tự. Cảm giác của 26 người dân Huế chắc cũng giống cảm giác của không ít đồng bào mình ở nước ngoài muốn về mà không được về. Cũng phải nói thêm, nhiều nước cũng phải đối diện với việc cho phép hay không công dân mình quay về nhưng không mấy nước làm như Việt Nam. Năm ngoái, đầu tháng 3 Nga gần như đã hết dịch nhưng sau đó do đón ồ ạt công dân mình về nên dịch bệnh bùng phát. Khi được hỏi: tại sao lại đón ồ ạt công dân từ nước ngoài về, ngoại trưởng Nga Lavrov có trả lời đại ý: theo hiến pháp, công dân Nga có quyền ra khỏi và quay về nước bất cứ lúc nào, nhà nước phải tạo điều kiện cho họ.Tỉ lệ người mắc covid  không có triệu chứng rất lớn, sai số của test covid khá cao (theo ý kiến của các chuyên gia Nga thì sai số có thể lên tới 35%, trên thực tế không ít người test 2 thậm chí 3 lần cho kết quả âm tính, lần sau đó lại dương tính). Vì những lí do này việc bỏ sót, lọt người mắc bệnh ra cộng đồng là khó tránh khỏi. Thêm nữa, việc đưa người nhập lậu qua biên giới hay những lỗ hổng khác cũng là các nguyên nhân làm lọt người mắc bệnh và lây lan ra cộng đồng. Đó chính là những rủi ro, nỗi lo sợ bệnh dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Điều này sớm muộn cũng sẽ phải xảy ra.Vì nhận thức được việc dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng là khó tránh khỏi, và coi mục tiêu kinh tế cũng quan trọng không kém việc dập dịch, các nước có chiến lược chống lược chống dịch hoàn toàn khác với Việt Nam. Họ không chạy theo việc truy đuổi và cách li như Việt Nam đã và đang làm. Họ không lùa các F1 vào các khu cách li, không đưa tất cả F0 vào bệnh viện, không phong tỏa một cách cứng nhắc các cụm dân cư theo kiểu nội bất xuất ngoại bất nhập rồi để gây ra biết bao nhiêu hệ lụy…Để chống dịch covid cần phải có cách nhìn hệ thống. Đây là bài toán phức tạp với nhiều tham số, nhiều mục tiêu và nhiều bài toán con cần giải quyết một cách đồng bộ. Nếu không nhận thức được điều này, không lường được độ phức tạp của bài toán, không dự báo được các tình huống sẽ xảy ra và không có chiến lược thích hợp, qui trình giải quyết, không có sự chuyển bị trước mà luôn chạy theo tình huống thì dễ dẫn tới rối loạn điều khiển. Cần phải hiểu chống covid không chỉ đơn thuần là bài toán dịch tễ mà còn là bài toán kinh tế và quản lý hệ thống/xã hội trong điều kiện rất phức tạp mà không thể giải quyết bởi tư duy phong trào hay theo thói quen cháy nhà mới lo dập lửa.  Cần phải có tư duy hệ thống, xác định chính xác bài toán, chỉ ra được những vấn đề cần phải giải quyết để bố trí nguồn lực thực hiện và tìm hướng giải quyết, một cách đồng bộ.Xin gạch một vài đầu dòng những mảng công việc không thể không được lưu tâm:

– Tiến hành củng cố, nâng cấp hệ thống y tế để sẵn sàng chống dịch: xây bệnh viện dã chiến; nâng cấp, chuyển đổi công năng một số bệnh viện; mua sắm trang bị các thiết bị y tế cần thiết, … và đặc biệt là huy động hết nguồn nhân lực, bồi dưỡng đào tạo lại đội ngũ nhân viên y tế. Trang thiết bị y tế có thể mua sắm, bệnh viện có thể nâng cấp, số giường bệnh có thể tăng nhưng nguồn lực nhân viên y tế là có hạn, đây là điều đáng lo nhất của nhiều quốc gia. Việc nâng cao năng lực, chuyển đổi công năng, sử dụng nguồn lực của hệ thống y tế, cả về vật chất lẫn nguồn nhân lực, cũng phải có tính toán, cân nhắc hợp lý chứ không thể dựa vào cảm tính. Những việc này cần được tiến hành sớm chứ không phải khi tình hình phức tạp mới bắt đầu lo. Việt Nam có một thời gian dài để làm chuyện này nhưng đáng tiếc đã bỏ phí thời gian, không có sự quan tâm đầy đủ.

– Đánh giá đúng tình hình dịch bệnh thông qua việc tiến hành test đại trà. Việc test đại trà ở các nước theo tôi có mục đích hơi khác với Việt Nam. Việt Nam thực hiện test nhằm để truy đuổi tìm dấu vết người bệnh rồi thực hiện cách li, phong tỏa, cô lập với cộng đồng. Các nước test là để nắm rõ bức tranh lây nhiễm trong cộng đồng và từ đó có các chính sách, phương án chống dịch: điều tiết việc tăng giảm mức độ dãn cách xã hội, tăng cường thêm bệnh viện, số giường bệnh nếu cần thiết, tiến hành các biện pháp hỗ trợ kinh tế cho doanh nghiệp và các đối tượng người dân…

Nhân đây xin kể lại một ví dụ. Năm ngoái, khi làn sóng 1 bùng phát ở Nga người ta làm một bản đồ online các địa chỉ (tòa nhà) tại Moscow có người bệnh nặng phải đi cấp cứu. Mọi người xem để biết mà đề phòng trong giao tiếp. Tuy nhiên, sau một thời gian thì bản đồ khắp nơi đều dày đặc các điểm bị đánh dấu đến mức trở thành vô nghĩa và người ta dừng cập nhật thông tin. Trong tình huống số lượng F0, F1 quá nhiều thì cách li như Việt Nam liệu có khả thi?

– Điều lo ngại nhất đối với các nước là khi dịch bệnh bùng phát quá mạnh, số người bệnh quá nhiều thì hệ thống y tế sẽ bị quá tải và có nguy cơ sụp đổ. Do vậy, các nước đều phân loại người bệnh (F0) nếu bị nhẹ thì chữa ở nhà (bác sĩ của phòng khám khu vực khám, cho đơn thuốc và theo rõi qua điện thoại), chỉ có những trường hợp nặng (xác định qua các triệu chứng) mới được đưa đi bệnh viện. Các đối tượng cần cách li (ví dụ, người đến từ các nước có tình hình dịch bệnh phức tạp, người sống chung với người bị bệnh..) đều tự cách li tại nhà. Để theo rõi, quản lý việc thực hiện cách li có thể có nhiều cách khác nhau, tùy theo mỗi nước.

– Cuộc sống, các hoạt động của xã hội trong đại dịch covid khác rất nhiều với lúc bình thường. Mọi cái đều thay đổi, khó khăn rất nhiều, không chỉ là tính mạng và sức khỏe của người dân mà còn với cả kinh tế, cuộc sống, giáo dục, văn hóa thế thao và nhiều thứ khác. Dịch bệnh càng bùng phát thì càng phải siết chặt nhưng ngược lại vẫn phải lo làm sao để hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế, không để nói rơi vào khủng hoảng trầm trọng, doanh nghiệp phá sản, dân nghèo vào chốn đường cùng không còn kế sinh nhai. Làm đươc điều này khó hơn rất nhiều với việc chỉ dập tắt dịch bằng mọi giá…

Xin đưa một vài ví dụ:

. Kể cả khi một thành phố bị siết chặt hay buộc phải phong tỏa thì các hoạt động quan trọng vẫn phải hoạt động, thành phố không thể để biến thành thành phố chết: các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm, hệ thống an ninh, giao thông, vệ sinh … vẫn phải hoạt động. Muốn người dân vẫn được cung cấp đầy đủ, ví dụ, thực phẩm thì phải có sự chuyển bị về nguồn thực phẩm, logistic, hệ thống cung cấp và phân phối, hệ thống mua, đặt hàng online và ship hàng. Đấy là chưa nói đến nhiều người dân chưa có kĩ năng, điều kiện để mua bán hàng onlin … Để làm được những điều này là cả một sự chuyển bị công phu chứ không phải tự nhiên mà có. Cảnh người dân ở một số khu cách li sống dở chết dở là một ví dụ minh chứng. Nếu qui mô dịch bệnh còn tăng nhiều thì lúc đó sẽ thế nào?

. Vì dịch bệnh, ở những giai đoạn nhất định, nhiều hoạt động sẽ phải chuyển sang online, chẳng hạn các hoạt động giáo dục như dạy và học. Để làm được việc này chắc cũng phải có một sự chuyển bị và thay đổi rất lớn chứ không đơn thuần là ra chỉ thị, công bố quyết định. Đảm bảo cơ sở vật chất (máy tính, mạng, phần mềm) ở nhiều nơi chắc không phải đơn giản? Rồi kĩ năng, phương pháp dạy và học của thày và trò, các vấn đề về tổ chức… cũng phải thay đổi.

. Một khi thành phố bị phong tỏa, nhóm đối tượng là dân nghèo không còn kế sinh nhai, nhà nước sẽ trợ giúp họ thế nào? Để họ tự phó mặc với cuộc đời hay trông chờ vào sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm? Nhà nước trợ giúp thì giúp bao nhiêu, theo cách nào để có hiệu quả?

. Một ví dụ khác là về ngành du lịch. Du lịch (nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành…) là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Vậy thì nhà nước giúp đỡ bằng cách nào? Tình hình dịch bệnh lúc tăng, lúc giảm vậy thì khi nào đóng, khi nào mở, điều tiết mức độ đóng mở ra sao? Khi mở thì cần những biện pháp gì để giảm thiểu khả năng lây lan rồi bùng phát trở lại. Cảnh người dân chen chúc tại chùa Tam Chúc, tại lễ hộ Đền Hùng hay bãi biển Vũng Tàu không lâu ngay trước đợt bùng phát lần này chắc nói lên nhiều điều.

Còn có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết mà trong một notes ngắn không thể liệt kê ra hết.

Và điều quan trọng hàng đầu là vắc xin. Hiện chính phủ đang nỗ lực hết sức để có được vắc xin, tiêm phòng cho người dân. Đó là điều rất tốt. Lẽ ra còn tốt hơn nhiều nếu Việt Nam bắt đầu việc tìm kiếm và đặt mua vắc xin từ sớm chứ không phải bây giờ, khi dịch bệnh bùng phát.

Có rất nhiều điều phải suy nghĩ khi xây dựng chiến lược chống dịch covid. Kể mà có nhiều thời gian thì cần thiết kế các mô hình về tình huống/hiện trạng, nhiệm vụ, chức năng, các kịch bản và cách giải quyết… để nhìn thấy toàn bộ bức tranh thì sẽ giúp ích nhiều trong việc ra các quyết sách cụ thể. Thời gian không cho phép nhưng việc đầu tiên là phải nhận thức đúng vấn đề, xác định chính xác bài toán, tìm hướng tiếp cận cho đúng.

Moscow, 18-07-2021

15 tháng 10 2021

hay qua

NK
11 tháng 1 2021

Đại địch Covid - 19 xảy ra đã làm đảo lộn cuộc sống của toàn nhân loại. Thật hiếm khi, chúng ta được chứng kiến vấn đề sức khỏe của người dân từ mọi quốc gia trên thế giới được quan tâm nhiều đến vậy. Bên cạnh sự quan tâm, còn có cả sự lo lắng khi nhiều nơi đã bị dịch bệnh tấn công.Trong bối cảnh đó, người dân Việt Nam và cả quốc tế đã và đang ngạc nhiên về tình hình dịch bệnh, Việt Nam đã đạt được những thành tích rất đáng ghi nhận trong công cuộc phòng và chữa bệnh Covid - 19.

Ta có thể thấy rằng, Covid-19 đã làm cho rất nhiều thứ thay đổi, và hơn hết, chưa bao giờ hai tiếng Việt Nam lại thiêng liêng đến thế, lại trở thành chỗ dựa cho biết bao con người. Ngoài các sự kiện bóng đá, khoa học- kĩ thuật,... thì gần đây nhất, đại dịch Covid-19 đã cho ta thấy được sự đồng lòng từ chính quyền đến nhân dân, từ mọi người trên khắp các vùng miền về dự tương thân, tương ái, đùm bọc, che chở, nghĩa tình đồng bào của những người chung một dân tộc Việt Nam lại mãnh liệt đến vậy. Phải chăng sự đoàn kết mãnh liệt ấy không đến từ những niềm vui, niềm tự hào mà đến từ những nỗi lo âu, sợ hãi của con người trước một đại dịch toàn cầu?

Biết bao nghĩa cử cao đẹp của những con người vì cộng đồng mà xung phong và " chiến trường" ngăn chặn "giặc" Covid xâm chiếm đất nước ta. Những chuyến bay đi đến tâm dịch, bất chấp nguy hiểm để đón những công dân Việt Nam trở về nước. Các y, bác sĩ tận tụy, thầm lặng, chấp nhận hi sinh để đứng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội mang trên vai trách nhiệm bảo vệ non sông, vừa xông lên mặt trận chống giặc Covid-10, vừa là những tấm lòng vàng khi nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, canh gác bảo vệ biên giới, vừa trực tiếp lo tiếp tế lương thực, cơm nước,...

Bên cạnh đấy, những chủ doanh nghiệp sẵn sàng cho mượn khách sạn mới để làm khu cách ly. Các nghệ sĩ cũng chung tay ủng hộ nhà nước chống dịch. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khử trùng, ở đâu cũng có người phát khẩu trang miễn phí. Trên các trang mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và rất nhiều những bức tranh, video thật dễ thương trong việc tuyên truyền chỉ thị " ai ở đâu ngồi yên ở đấy". Ai cũng góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phòng chống dịch bệnh.

Mặc dù vẫn còn những người vì muốn trục lợi cá nhân mà làm những việc ảnh hưởng đến việc phòng chống dịch bệnh, những người không màng đến sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng,nhưng rồi họ cũng sẽ nhận ra việc làm của mình là hoàn toàn sai trái. Và vì hai tiếng Việt Nam thân yêu, mỗi người dân đều sẽ trở thành chính mình tốt nhất cho xã hội.

Đại dịch Covid-19 lấy đi của chúng ta nhiều thứ, nhưng cũng mang lại cho chúng ta rất nhiều. Đó là việc biết bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân, biết sống vì cộng đồng, đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, việc học thuộc những bước để phòng tránh dịch là điều rất quan trọng, hơn thế nữa, em cần phải tuyên truyền đến bạn bè và những người xung quanh để mọi người cùng nhau thực hiện một cách nghiêm túc, cùng nhau đẩy lùi covid-19 ra khỏi Việt Nam.

Phần quà có tổng trị giá 11 triệu đồng bao gồm các thực phẩm, thức uống cần thiết và tiện dụng như sữa, nước ngọt, nước suối, cà phê, mì gói, bánh, xúc xích,… hy vọng sẽ tiếp thêm sức mạnh và động viên tinh thần cho những người hùng thầm lặng, những người đã và đang mang đến một môi trường cách ly lành mạnh, an toàn góp phần bảo vệ cho công cuộc phòng chống Covid-19 của cả cộng đồng.

Những phần quà tuy nhỏ nhưng mang nghĩa tình của lãnh đạo bệnh viện, cùng chung tay góp sức, “tương thân tương ái”, hỗ trợ các anh em nơi đầu sóng ngọn gió, mong đại dịch sớm qua đi.

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM rất hy vọng sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm cho nhiều đơn vị khác nữa trong cuộc chiến chống Covid-19 này, thể hiện quyết tâm như lời kêu gọi: “Hãy chung tay quyết tâm phòng chống Corona”

23 tháng 3 2020

Lòng yêu nước của dân Việt Nam ta là vô tận trong cái hoàn cảnh đại dịch này,mặc dù nhiều người đã khuất,nhưng các bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc những người đôi khi em còn nghĩ thời điểm hiện tại như thời chiến tranh của  các bác sĩ và các bắc sĩ và y tá đang cố gắng đánh nhau với Covid-19 để cứu đất nước khỏi bệnh dịch này, những người lớn, người già,sinh viên và trẻ em đang bị cách ly như những đứa bé và trẻ em mới 1 đến 6 tuổi dưới sự chăm sóc của các y tá và các bác sĩ đang ngày đêm chăm sóc chúng những người bị cách ly và người bệnh,và có cả những người nổi tiếng hoặc nhà giàu đã quyên góp nhiều nhất có thể để giúp những bác sĩ có tiền để ăn để chăm sóc chúng ta họ còn phại đóng lều hoặc ngủ trong những túi ngủ hay ngủ trên chiếu ngoài khu cách ly.Em nghĩ họ rất yêu đất nước ko muốn cả đất nước bị chết.

kb với mik nha

4 tháng 8 2021

      Hiện tại, có lẽ ai cũng biết, dịch Covid 19 đang là một mối lo ngại đối với nước Việt Nam ta, đặc biệt đối với các tỉnh phía Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh. Ai cũng đêù có trách nhiệm với dịch Covid 19, đặc biệt là những người trẻ, những người còn khoẻ, là tương lai của đất nước. Trách nhiệm ở đây, ko chỉ đơn thuần là ở yên tại nhà, thực hiện thông điệp 5K mà là rất nhiều thứ khác. Các bạn đều đã biết thời gian gần đây có một loại virus là virus tin giả, được đăng tải trên các trang MXH, những tin giả hầu hết là của những người trẻ, không chỉ ở Việt Nam mà cả nước ngoài, gây hoang mang dư luận, và, những người trẻ, không phải tất cả, là những người đăng những bài viết này. Trách nhiệm của người trẻ, còn là trách nhiệm đối với đất nước, hãy tham gia vào những nhóm chống dịch Covid 19, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Người trẻ, là niềm tin của đất nước, vì vậy, hãy đẩy lùi dịch, chứ đừng tụ tập, để mất kiểm soát dịch như thời gian hiện nay.

Người trẻ, người già, tất cả mọi người hãy cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid 19!

19 tháng 4 2020

mình lập dàn ý cho bạn nhé !  

MB: -tình người bắt nguồn từ đâu ?

       Ý nghĩa của tình người (khái quát)

  TB: -Ý nghĩa của tình người ( trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19)

    - Biểu hiện của tình người là gì ?

      - Biểu hiện của tình người trong mùa dịch này?

     - Nêu tấm gương : các y bác sĩ áo trắng ; ....  ko ngại hiểm nguy ;ko ngại dịch bệnh ; cứu giúp người

    -Như vậy ; khẳng định ý nghĩa của tình người trong cuộc chiến chống lại covid 19

    KB: -Nêu cảm nhận của bạn về  tình người trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 ( yêu thương ; mến mộ ;...)

         -Liên hệ bản thân ( em sẽ cố gắng học giỏi ; trở thành bác sĩ cứu giúp người;...)

5 tháng 3 2020

"...Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Nếu như sợ có thể bị nhiễm bệnh thì ta nên tránh tiếp xúc với họ nhưng vẫn phải tôn trọng người bệnh. Ngoài những biện pháp trên ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này hiểu rõ hơn và giúp họ tìm cách phòng chống.

Mặt khác, nên phê phán tố cáo những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có hành vi tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng.

Có thể nói đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian con người lo sợ bất an nhất. Nhưng cũng là khoảng thời gian ta đồng lòng đoàn kết cùng nắm tay nhau để đẩy lùi đại dịch bệnh này...Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus corona".