Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bình thường quá. Bố lúc nào chả nấu nướng. Có phải là phải mẹ lúc nào cũng nấu đâu
bố em nấu ắn rất tệ
tệ ko thể tả nổi
mỗi khi bố vào bếp là em chạy trốn
hề hề
Chiều nay cơn mưa rào chợt đến, thì thào rót vào tai những điệu buồn thôn dã, khiến lòng tôi nhớ về người cha nơi quê nghèo, đã một thời cùng tôi rong ruổi trên những bước đường xa lặng lẽ, mênh mông.
Dòng sông, bao giờ cũng âm thầm cuộn chảy và mạch đời vẫn sống mãi giữa tháng năm, những gì đã qua đi thì không bao giờ trở lại và nét chữ cũng phai mờ theo dấu vết thời gian. Nhưng đối với tôi, những kỷ niệm đó, nó hầu như sống mãi, cứ ngỡ như mới hôm qua. Những hình bóng thân thương, những kỷ niệm vui buồn bên cha, luôn hiện hữu mãi trong lòng tôi.
Cha! Là duy nhất, là tất cả. Vâng, cha là tất cả. Hầu như mọi người trong chúng ta, khi nói về công ơn dưỡng dục, phần lớn thường nghĩ về mẹ. Có mấy ai nhớ rằng, trong từng nhịp thở của ta là có cả một vùng trời bao la mà cha dành tặng. Tuy âm thầm lặng lẽ, nhưng chan chứa vạn tình thương. Càng nghĩ đến cha, tôi thấy mình dâng lên niềm thổn thức. Bóng chiều chóng qua, màn đêm buông xuống, đất trời đang tràn ngập dưới ánh trăng vàng lung linh,lặng lẽ. Giờ này, có lẽ cha vẫn còn thức!… Cha ơi!
Nói đến cha, hình bóng thân thương ngày nào trong tôi bỗng sống lại, tôi bâng khuâng nghĩ về ngày ấy. Vâng, có lẽ đó là những chuỗi ngày đối với tôi vừa là êm đềm, vừa là phong ba bão táp.
Ngày đó, gia đình tôi nghèo khổ lắm, tôi phải xa mẹ trong hạn cuộc biệt ly của thế thái nhân tình, như bèo hợp để mà tan. Đêm đến, trong ngôi nhà nhỏ, chỉ hai bóng hình cha và con in trên tường vách. Càng nghĩ, càng thấy thương cha, thương nhiều lắm. Đối với tôi lúc này mà nói, thì tôi chẳng thấy buồn gì cả, nhưng sao trong tận đáy lòng bỗng nghe trống vắng, không có sự nuông chiều, không có người nhõng nhẽo, mà ngược lại hầu như thường xuyên đón nhận những lời răn đe và ánh mắt nghiêm nghị của cha.
Thế nhưng, dù nghiêm khắc, ít nói nhưng tình thương cha dành cho, tôi cảm nhận được. Đêm đến, cha thay mẹ ôm ấp tôi vào lòng, sưởi ấm cho tôi ngon giấc. Những lúc mưa to, gió lớn sợ tôi giật mình tỉnh giấc, cha lo lắng không yên. Những đêm hè đến, cha cùng tôi ngắm trăng, ngắm những vì sao lấp lánh, cùng bát ngát nương rẫy ngô khoai. Lẳng lặng trong đêm,những điệu nhạc buồn của những chú ễnh ương khi trời vừa tạnh, trên những vũng nước,cùng những điệu nhạc buồn của những chú dế rên rỉ đâu đây. Ôi thật tuyệt! Nghe như một khúc nhạc ly kỳ được hòa tấu bằng một dàn âm thanh tổng hợp. Những giây phúc ấy, chính là niềm hạnh phúc vô biên mà mấy ai diễm phúc có được. Bên cha, tôi thấy ấm áp và an toàn làm sao! Cái cảm giác đó khó mà dùng ngôn từ để diễn tả hết được. Vì con, cha hi sinh tất cả, những năm tháng thanh xuân của thời trai trẻ,bao nhiêu tình thương, cha dành hết cho con, nuôi con khôn lớn.
Thương cha lam lũ một đời
Tìm trong xa vắng những lời xa xưa
Bồng bềnh gió đẩy mây đưa
Bơ vơ con đứng bóng mưa ngập lòng.
Nhiều lúc ngồi suy ngẫm lại, tôi thấy thương cha vô ngần. Thật đúng với câu “tấm lòng của người cha là một tuyệt tác của tạo hóa”, sự hiện diện của cha là sự có mặt của lòng dũng mãnh trong hành động và lặng lẽ trong tình thương.
Giờ đây, tôi còn nhớ rất rõ, có một lần về thăm nhà, sau bao nhiêu năm xa cách, cảm giác vui mừng lúc đó không thể nào diễn tả hết được. Lúc ấy, tôi chỉ mới 15 tuổi, là một bé con lâu ngày mới được về thăm nhà. Cha thấy tôi, ông mừng lắm, thay vì ôm chằm lấy tôi như người mẹ, nhưng không, ông chỉ nở một nụ cười đầy hoan hỷ. Nhưng rồi chẳng được bao ngày thì “bèo hợp để tan, người gần để ly biệt”, tôi phải ra đi khi sương khuya còn đang lung linh trên đầu cây ngọn cỏ, khi màn đêm cô tịnh đang chuyển dần cho bình minh ló dạng, cánh đồng cỏ mênh mông đang xào xạc vẫy chào để tiễn bước chân tôi. Cha vội vã dúi vào tay tôi một ít tiền rồi đứng lặng yên nhìn chiếc xe từ từ lăn bánh đưa tôi khuất bóng và mất hút trong rừng cây. Trong cái tờ mờ ấy, tôi chợt nhận ra đôi mắt cha đang buồn bã nhìn theo, như cố níu lại những giọt lệ sắp lăn dài trong vùng trời thương nhớ. Cha nhìn theo tôi, tuy không nói một lời nhưng chính là nói tất cả. Tôi hiểu và tôi rất hiểu về cha, tôi mỉm cười, một nụ cười như được giải tỏa một điều gì đó. Tôi ngẩn mặt lên nhìn theo những hàng cây, cố tìm hình bóng cha giữa hàng cây sâu thẳm, nhưng tất cả chợt hiện ra rồi tan theo sương mờ.
Mãi cho đến hôm nay, dù trên vạn nẻo đường sương gió, tôi luôn có cảm giác cha vẫn đâu đó âm thầm theo mỗi bước chân tôi. Dẫu giờ đây, tôi không còn bé nữa, cũng như cha ngày một cằn cỗi với năm tháng, như bóng xế chiều tà, tôi vẫn thấy cha hiên ngang sừng sững như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, lúc nào cũng che chắn cho con giữa ngàn cơn bão tố. Bởi lẽ, “cha là duy nhất, một trái tim cho con được thở, cha là ánh sáng một bầu trời bao la rộng mở…Cha! Là cánh gió, nâng con lên vút tận trời cao”.
Tham khảo:
Trong gia đình em, ai em cũng yêu cũng thương như nhau, mỗi người trong gia đình lại chiếm một vị trí đặc biệt khác nhau, không ai có thể thay thế được ai cả, nhưng người em kính trọng nhất là bố em. Vì bố là niềm tự hào và mong ước trong lòng em.
Bố em là bộ đội, thời gian ở nhà rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay, từ bé có khi em chẳng mấy khi được gặp, chẳng mấy khi đươc ôm bố, không được như bọn bạn em được gọi bố hàng ngày, được bố lai đi học, được nũng nịu. Đôi lúc em còn không tưởng tượng ra được bố mình như thế nào nữa, vì khoàng cách với bố quá xa vời, muốn gặp đâu phải thích là được, bố còn bận rất nhiều công việc khác, nên khó ở bên cạnh em xuốt được.
Bố em có khuôn mặt tròn, mà đặc biệt nhất là chiếc trán hói, nhìn rất là đáng yêu. Đôi mắt bố trong và rất đẹp, bố không có bị cận nên lúc nào bố cũng nhắc nhở em phải cẩn thận giữ đôi mắt của mình. Bố sống rất bình dị, mọi thứ bố đều rất tiết kiệm. Tuổi thơ của bố không được chơi nhiều như em bây giờ, từ bé bố đã phải lo công việc trong nhà, nên rất vất vả, vừa cố gắng học vừa làm giúp cha mẹ.
Bố kính yêu của em khá là nghiêm khắc, chắc bị lây từ bố, nên tính cách của em khá là khó tính và hơi để ý như bà cụ non, việc cần cẩn thận thì không bao giờ cẩn thận, nhưng những việc không cần thì lại làm tốt hơn người khác. Chẳng hiểu sao mỗi lần thấy bố mặc gì cũng đẹp cũng xinh.
Em hay lôi ảnh của bố lúc trẻ ra ngắm, rồi hỏi mẹ linh tinh những câu chuyện về bố. Bé mỗi lần nhớ bố quá, lại cố gắng viết một lá thư thật dài cho bố, nói là “con nhớ bố”, “bố về mua bánh socola cho con”. Nhưng khi bố về, bố dang đôi tay ra để ôm thì lại chạy thật xa khỏi đấy vì quá sợ hãi không biết phải làm như thế nào.
Bố rất quan tâm mọi người, mỗi lần đi đâu xa bố đều mua quà cho từng người, coi em học bài dù trời đã muộn, thấy bố vẫn xem phim xong học xong thấy bố ngủ khì ở ghế uống nước. Bố chẳng mấy khi nói ra thương con như thế nào nhưng bố luôn âm thầm từ phía sau.
Bố rất hay mắng và bắt em học bài, nhiều lúc ghét bố lắm, nhưng mỗi lần được điểm cao là hạnh phúc vô cùng. Người làm cha làm mẹ chỉ muốn tốt cho con cái thôi.
Bố em rất tâm lí, vào ngày lễ hay dịp gì cũng đều mua bao nhiêu là hoa hồng thơm nức, thích gì đòi bố một tí là được mua.
Em chỉ nhớ có một lần rất lâu về trước, ngày mà bố đi công tác về em không nhận ra bố mình, một đứa trẻ con không nhận ra bố có phải rất đáng thương không. Đó là lần duy nhất trong cuộc đời em không nhận ra bố mình. Giờ thì bố em cũng về nhiều hơn trước một chút rồi, nhưng nó không đủ cho em.
Bố em rất thích làm vườn và trồng cây cảnh, bố em trồng bao nhiêu cây xanh quanh nhà, cây nào cũng đẹp, cũng đáng yêu, mỗi lần về là bố lại bón phân rồi tỉa lá, bắt sâu. Bố rất yêu công việc, lúc nào cũng làm lụng trồng rau cho mẹ, bố em dạy em cách tận hưởng thiên nhiên, dạy em cách sống là chính mình. Có đôi lúc em thấy mình thật may mắn, có lẽ vì em xa bố em lâu quá, nên em không có những trận đánh đòn, không có những ngày bị bố la mắng, nhưng bị bố mắng khóc những lúc làm sai thì tất nhiên là có.
Em rất thương bố, rất muốn lớn thật nhanh để làm giúp bố tất cả mọi việc. Cuộc sống bên ngoài toàn cạm bẫy và những sự đố kị, đôi lúc muốn mình nhỏ bé bên vòng tay cha mẹ để tránh tất cả những nguy hiểm của cuộc sống. nhưng phải lớn thôi vì cuộc sống là không chờ đợi, bố mẹ cũng đang đợi mình tự tin vững bước vào tương lai.
Chúc bạn học tốt!
Đêm hội diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của Công ty thương mại Khatoco đã đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm xúc và ngạc nhiên nhất, sân khấu với ánh sáng và âm thanh hiện đại như đưa người xem đang thưởng thức một show diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp. Bất ngờ nhất là đây, các nghệ sỹ, ca sỹ, các diễn viên không chuyên của chúng ta, đã cống hiến một đêm diễn văn nghệ đầy lắng đọng và cảm xúc.
Hội diễn văn nghệ lần này thật sự gây nhiều hình ảnh mới lạ, người xem cảm nhận được đặc trưng của văn hóa vùng miền, sự cần mẫn, mộc mạc của cô thôn nữ miền tây, cái rắng rỏi, kiên trung đối đầu với những ngọn sóng dữ của người lính trường sa. Và đây, lễ hội với những câu giao duyên quan họ, trong tiếng khèn thánh thót vùng tây bắc đến miền đất phù sa đặc sản trái cây miền sông nước Nam Bộ. Nơi đất Quảng với những điệu múa chăm huyền bí đã gây ấn tượng mạnh với tinh thần tập luyện miệt mài của các bạn chi nhánh Đà nẵng. Rực sáng ngọn lửa, âm thanh cồng chiên vang dội của đội Đồng Nai đã khơi lại hào khí hùng hồn của chiến trường chiến khu Đ năm nào.
Tuy còn có những tiết mục chưa gây được ấn tượng lắm, nhưng nhìn chung hội diễn văn nghệ lần này đã đạt được yêu cầu về chất lượng và nội dung mà Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra.
Tinh thần luyện tập, tham gia hội diền văn nghệ của các chi nhánh, các tổ thị trường lần này thật đáng được trân trọng. Các bạn, các nhân viên thị trường đã thực sự cháy hết mình cho đêm diễn của mình.
Đợt công diễn này đã thể hiện trách nhiệm đầy quyết tâm của các chi nhánh, không vì sân chơi này mà các đội tham gia cho có mặt hoặc thể hiện một cách qua loa mà ngược lại họ đã làm, đã diễn rất hay và đầy nhiệt huyết, tôi đã xúc động thực sự khi xem các nghệ sỹ không chuyên của nhân viên thương mại Khatoco diễn xuất đêm ấy – Cám ơn các bạn nhiều lắm!
Giải thưởng đã được trao cho các đội xứng đáng nhất. Trên hết là Ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một sân chơi có ý nghĩa tinh thần to lớn, tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các nhân viên thị trường, các chi nhánh trên toàn quốc. Và tất cả đã tập trung về đây, mái nhà Khatoco, cùng góp tay xây dựng mái nhà chung luôn vững vàng và vươn xa mãi.
Đêm hội diễn văn nghệ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 10 của Công ty thương mại Khatoco đã đọng lại trong tôi nhiều ấn tượng, cảm xúc và ngạc nhiên nhất, sân khấu với ánh sáng và âm thanh hiện đại như đưa người xem đang thưởng thức một show diễn của các ca sĩ chuyên nghiệp. Bất ngờ nhất là đây, các nghệ sỹ, ca sỹ, các diễn viên không chuyên của chúng ta, đã cống hiến một đêm diễn văn nghệ đầy lắng đọng và cảm xúc.
Hội diễn văn nghệ lần này thật sự gây nhiều hình ảnh mới lạ, người xem cảm nhận được đặc trưng của văn hóa vùng miền, sự cần mẫn, mộc mạc của cô thôn nữ miền tây, cái rắng rỏi, kiên trung đối đầu với những ngọn sóng dữ của người lính trường sa. Và đây, lễ hội với những câu giao duyên quan họ, trong tiếng khèn thánh thót vùng tây bắc đến miền đất phù sa đặc sản trái cây miền sông nước Nam Bộ. Nơi đất Quảng với những điệu múa chăm huyền bí đã gây ấn tượng mạnh với tinh thần tập luyện miệt mài của các bạn chi nhánh Đà nẵng. Rực sáng ngọn lửa, âm thanh cồng chiên vang dội của đội Đồng Nai đã khơi lại hào khí hùng hồn của chiến trường chiến khu Đ năm nào.
Tuy còn có những tiết mục chưa gây được ấn tượng lắm, nhưng nhìn chung hội diễn văn nghệ lần này đã đạt được yêu cầu về chất lượng và nội dung mà Ban Lãnh đạo công ty đã đề ra.
Tinh thần luyện tập, tham gia hội diền văn nghệ của các chi nhánh, các tổ thị trường lần này thật đáng được trân trọng. Các bạn, các nhân viên thị trường đã thực sự cháy hết mình cho đêm diễn của mình.
Đợt công diễn này đã thể hiện trách nhiệm đầy quyết tâm của các chi nhánh, không vì sân chơi này mà các đội tham gia cho có mặt hoặc thể hiện một cách qua loa mà ngược lại họ đã làm, đã diễn rất hay và đầy nhiệt huyết, tôi đã xúc động thực sự khi xem các nghệ sỹ không chuyên của nhân viên thương mại Khatoco diễn xuất đêm ấy – Cám ơn các bạn nhiều lắm!
Giải thưởng đã được trao cho các đội xứng đáng nhất. Trên hết là Ban lãnh đạo công ty đã tạo ra một sân chơi có ý nghĩa tinh thần to lớn, tạo cơ hội gặp mặt, giao lưu giữa các nhân viên thị trường, các chi nhánh trên toàn quốc. Và tất cả đã tập trung về đây, mái nhà Khatoco, cùng góp tay xây dựng mái nhà chung luôn vững vàng và vươn xa mãi.
mẹ làm giấy vụn. tại vì điểm cao hay điểm thấp đem về khoa mẹ xong được gì đâu. Đóng khung treo tường ak
Hoa mai vàng đã nở báo hiệu cho mùa xuân cho mùa xuân đã về. “Xuân xuân ơi xuân đã về Có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến... Bất chợt được nghe bài hát của ca sĩ Thanh Thảo thì trong em tràn về bao nhiêu niềm vui và rộn ràng khi mùa xuân đến. Ngày xuân đem lại cho em nhiều điều thích thú gợi nhớ. Mùa xuân thường bắt đầu từ những đóa pháo hoa đêm giao thừa, đó là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Ai cũng ngước nhìn những tràn pháo hoa sáng lung linh đủ sắc màu tung ra như những ngôi sao bé nhỏ nhảy nhót tung tăng vui đùa. Mọi người cầu khẩn chúc nhau. Độ 6,7 giờ sáng mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng yếu ớt đầu tiên xuống vạn vật. Bầu trời dường như cao hơn. Những cánh én chao liệng trên bầu trời cùng với điệu nhạc du dương. Mùa xuân là mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả đều khoác lên chiếc áo màu xanh mơn mởn. Dường như chúng được nàng Đông ủ ấm sau một thời gian dài để trồi ra những chiếc lá li ti mạnh mẽ, nhà nào cũng có những cành mai, chậu cúc để tô thêm cho một mùa xuân tràn trề hạnh phúc. Mùa xuân là mùa mà các bạn trẻ thiếu nhi thích nhất, được nhận những bao lì xì, được mặc những bộ quần áo đẹp, được ba mẹ chở về quê chơi,... Ôi! Thật tuyệt! Đã gần trưa mà bầu không khí vẫn trong lành mát mẻ. Đâu đây em ngửi thấy mùi bánh chưng bánh giầy thơm ngon tuyệt vời. Gia đình hội tụ. Tiếng cười, tiếng nói chuyện râm ran, đong vui, em chúc Tết ông bà, cha mẹ an khang thịnh vượng. Mùa xuân năm nay đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em sẽ nhớ mãi. Em ước gì mình là cánh chim có thể bay tung tăng trên bầu trời ngày xuân để cất tiếng hát “Tết, tết, tết, tết đến rồi...”. Em cũng mong rằng những tháng ngày buồn phiền của năm cũ sẽ vơi hết đi và bắt đầu cho một năm mới yên lành và hạnh phúc.
Khi chiếc lá ngả màu vàng úa, làn gió khẽ mơn man đổ mùa xô nghiêng trên vai, khi những con đường se lạnh co rúm mình lại trong màu hoàng hôn tím ngắt, lòng chợt buồn man mác khi nhớ về những điều đã qua nghĩa là thu đã về
Trới thật xanh và nằng thật nhạt nhưng cũng đủ để nhận thấy sự tồn tại của nắng. Sẽ không có gì khoan khoái bằng cảm giác đi trong tiết trời se lạnh, trên con đường dài ngun ngút hai hàng cây và lắng tai nghe tiếng lá vàng xào xạt dưới chân. Thỉnh thoảng lại có cơn giá nhẹ thổi qua nựng nhẹ các cánh hoa cúc vàng bên đường như thầm khen cho vẻ đẹp bình dị của loài hoa có hương thơm rất nhẹ này. Đó là những gì tôi tưởng tượng ra và thường thấy trong các giấc mơ của mình
Theo tháng năm, tôi lớn lên và đại học. Những năm tháng lăn lộn ở giảng đường cùng vô vàn những kỳ thi. Và sau những kỳ thi là giấc mơ – Giấc mơ của tôi luôn là những quyển sách dày cộp với những ghi chú chi chit và đường gạch bằng bút dạ quang xanh đỏ.
Rồi tôi cũng ra trường, đi làm, không còn bị điểm số ám ảnh nữa, nhưng luôn có cái gì đó làm tôi không có mấy khi được mơ tiếp những giấc mơ mùa thu bỏ dở. Thậm chí có lúc tôi không còn nhớ mình thích mùa thi đến thế nào.
Trời xanh lắm, xanh ơi là xanh nhưng không phải là xanh lè như cái kiểu tôi hay nói chuyện. Nằng cũng rất vàng nhưng lại cũng rất dịu. Cây cối vừa thay chiếc áo mới, chiếc áo vàng điểm hoa đỏ - nhìn đẹp cứ như những cô gái mười tám đôi mươi. Đẹp tới mức gió không nỡ lay động mà chỉ nhẹ nhàng vỗ về vừa đủ tạo ra những âm thanh xào xạt vui tai và đem hương lá khô thoảng nhẹ khắp không gian.
Tôi cũng không biết là mùa thu ở đây đẹp hơn hay mùa thu trong mơ của tôi đẹp hơn. Nhưng tôi đã ngồi liên tục hàng giờ trong công viên, qua nhiều ngày liên tiếp để đắm mình trong sắc thu, trời thu và để nghe tiếng vọng của mùa thu, hương thơm và hơi thở của mùa thu
Bạn tham khảo nha!
Trong đời sống tinh thần của con người có rất nhiều tình cảm thiêng liêng như tình cha con, mẹ con, tình anh em, tình thầy trò, bè bạn… Nhu cầu về tình bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng, vì vậy mà trong ca dao, dân ca có nhiều câu rất cảm động về vấn đề này:
Bạn bè là nghĩa tương tri,
Sao cho sau trước một bề mới yên.
Có những tình bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bình với Dương Lễ, Bá Nha với Chung Tử Kì, như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê… Trong cuộc sống xung quanh ta cũng có rất nhiều tình bạn đẹp đẽ.
Vậy thế nào là một tình bạn đẹp? Theo em, trước hết đó phải là một tình cảm chân thành, trong sáng, vô tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thân thiết dành cho nhau. Tình bạn bước đầu thường được xây dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và có chung sở thích với ta, mặc dù là cùng hoặc không cùng cảnh ngộ.
Tình bạn trong sáng không chấp nhận những toan tính nhỏ nhen, vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu biết, thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với nhau, đó mới thực sự là bạn tốt. Còn những kẻ: Khi vui thì vỗ tay vào, Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai không xứng đáng được coi là bạn.
Đã là bạn thân thì thường dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là một sai lầm nên tránh. Nể nang, bao che… chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi. Trong tình huống như thế, bạn rất cần những lời khuyên đúng đắn, sáng suốt và đầy tình thân ái. Giúp bạn sửa chữa sai lầm cũng chính là giúp mình, giữ cho mình đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.
Một yếu tố cơ bản để giữ cho tình bạn được bền lâu chính là niềm tin tưởng. Tin bạn cũng như tin mình, luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp. Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của ta trong cuộc đời.
Tục ngữ có câu: Học thầy không tày học bạn với nội dung đề cao vai trò của bạn bè không chỉ trong phạm vi học hành mà còn ở nhiều mặt khác. Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo, nhiều lúc bạn đóng vai trò người thầy dẫn dắt, chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải. Đường đời vạn nẻo không ít gian nan, thử thách. Trên con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng, cùng quyết tâm, kề vai sát cánh thì lòng ta ấm áp thêm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.
Vì những lẽ đó mà tình bạn cao quý là một món quà tinh thần vô giá dành cho những ai biết tôn trọng và nâng niu nó. Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình gắn bó dài lâu giữa những người bạn trung thành, thân thiết.
Ta hãy thử hình dung cuộc sống của một người không có bạn bè sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu! Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời, như khu vườn hoang vắng thiếu sắc màu rực rỡ của những bông hoa, thiều tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nói tóm lại, đó là cuộc sống buồn bã và vô vị.
Tình bạn đáng yêu, đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gìn, vun trồng cho nó mãi mãi xanh tươi. Đối với tuổi trẻ, tình bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nào! Chúng ta hãy giạng rộng vòng tay, nối kết tình bạn bè và tình thân ái. Các bạn ơi hãy nhở: Tình bạn – đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người!
Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại thư.
Người xưa kể rằng,Lí Thường Liệt sáng tác bài thơ “sông núi nước nam” trong một cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược.Ông không chỉ là một vị tướng tài giỏi mà còn là một người có tấm lòng yêu nước thương dân,là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học việt nam.
Khi quân Tống do sự chỉ huy của Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm quân sang xâm lược nước ta thì quân ta dưới sự chỉ huy của một vị tướng tài ba Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm không ngại hy sinh và chặn đánh chúng trên sông Như Nguyệt.
Câu thơ đầu:
“ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
Ngay từ những dòng thơ đầu tiên tác giả đã đưa ra chân lí “sông núi Nam Việt vua Nam ở” nhân dân ta phải trải qua biết bao cuộc đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập chủ quyền của đất nước, chân lí ấy vẫn thật đơn sơ vì nó phản ánh đúng sự gian khổ hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào dân tộc.Không chỉ vậy mà dân tộc ta đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng chính sức mạnh quân sự của mình,bằng chính tình đoàn kết của những người dân Việt Nam một lòng vì non sông đất nước nhất định phải giải phóng đất nước nhất định phải giành độc lập
Không những vậy lũ giặc ngoại xâm còn ra sức bóc lột nhân dân ta nặng nề,luôn có tham vọng cướp thuộc địa của ta và biến ta thành thuộc địa của chúng.Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đây tác giả xưng danh nước ta là “Nam” ngầm gạt bỏ ý định của chúng định biến nước ta thành thuộc địa của chúng bấy lâu nay và đồng thời cũng gạt bỏ thái độ khinh miệt nước ta.Tác giả hẳn là người có vốn kiến thức thật uyên bác tinh sâu chỉ từ thể hiện qua những vần thơ mà đã nêu rõ được ý của mình,đặt nước mình là “Nam quốc” tức ngang hàng với “Bắc quốc” (vua phương bắc) đồng thời tác giả còn xưng vua Nam “Nam đế” cũng là bác bỏ ý nghĩ của chúng tự cho rằng chúng là con của chúa trời.
Câu thơ
“Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ sở)
Câu thơ ấy lại một lần nữa khẳng định chủ quyền của nước ta đã được ghi rõ trên sách trời không gì có thể thay đổi được.Sách trời đã chia riêng bờ cõi điều đó là bất khả xâm phạm.Câu thơ ấy đã khiến cho chân lí càng tăng thêm giá trị.Không gì có thể thay đổi được chân lí thiêng liêng ấy,nước nào có vua nước đấy.
Cuối năm 1076, mấy chục vạn quân Tống hai hai tên tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết cầm đầu sang cướp nước ta. Quân ta dưới quyền chỉ huy của Lí Thường Kiệt đã chiến đấu dũng cảm, chặn chân chúng lại ở phòng tuyến bên sông Như Nguyệt. Truyền thuyết kể rằng một đêm nọ, quân sĩ nghe vẳng vẳng trong đền thờ Trương Hồng và Trương Hát (hai tướng quân của Triệu Quang Phục đã hi sinh vì nước) có tiếng ngâm bài thơ này. Điều đó ý nói thần linh và tổ tiên phù hộ cho quân ta. Bài thơ đã góp phần khích lệ binh sĩ quyết tâm đánh tan quân giặc, buộc chúng phải rút lui nhục nhã vào tháng 3 năm 1077.
Từ trước đến nay, người ta thường cho rằng vị tướng Lí Thường Kiệt làm bài thơ này chỉ với mục đích động viên khí thế binh sĩ của mình. Tất nhiên là thế, nhưng câu thứ tư (Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm) lại rõ ràng là lời cảnh cáo quân giạc. Thì ra đối tượng nghe thơ không chỉ là quân ta mà còn là quân địch. Chính vì thế mà bài thơ được coi là một văn bản địch vận nhằm lung lya ý chí chiến đấu của đối phương.
Tác giả khẳng định: Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
Bài thơ lưu lại từ xưa không có tựa đề. Các sách thường lấy mấy từ Nam quốc sơn hà trong câu đầu làm tựa đề cho bài thơ (Dịch là Sông núi nước Nam):
Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu thứ nhất nêu lên chân lí: Sông núi nước Nam vua Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được.
Từ khi nước nhà có chủ quyền cho đến năm 1076, dân tộc Đại Việt đã nhiều lần khẳng định chân lí ấy bằng sức mạnh quân sự của mình. Lũ giặc phương Bắc quen thói hống hách, trịch thượng, luôn nuôi tham vọng cướp nước nên chúng khăng khăng không chấp nhận.
Ý nghĩa câu thơ không dừng lại ở đó. Tác giả xưng danh là nước Nam với chủ ý gạt bỏ thái độ khinh miệt coi nước ta là quận huyện vẫn tồn tịa trong đầu óc lũ cướp nước bấy lâu nay. Đặt nước mình (Nam quốc) ngang hàng với (Bắc quốc). Xưng vua Nam (Nam đế) cũng là bác bỏ thái độ ngông nghênh của bọn vua chúa phương Bắc hay tự xưng là thiên tử (con trời), coi thường vua các nước chư hầu gọi họ là vương. Các từ nước Nam, vua Nam vang lên đầy kiêu hãnh, thể hiện thái độ tự hào, tự tôn cùng tư thế hiên ngang làm chủ đất nước của dân tộc Việt. Đó không phải là lời nói suông. Chiến dịch tấn công ào ạt của quân ta vào căn cứ của quân cướp nước mấy tháng trước đó là một bằng chứng hùng hồn. Do đó, chân lí nói trên càng có cơ sở thực tế vững chắc.
Ngày ấy, triều đình nhà Tống lấy cớ ta dám quấy nhiễu vùng biên ải nên phải "dấy binh hỏi tội". Đầu năm 1076, quân ta đã tiêu diệt các căn cứ lương thảo, vũ khí, quân đội... nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lược của kẻ thù ngay bên đất chúng. Cho nên Lí Thường Kiệt nhắc lại chân lí này để quân dân nước Nam đang chiến đấu nắm chắc thêm lưỡi gươm giết giặc, mặt khác để vạch trần bộ mặt phi nghĩa của quân thù và đánh mạnh vào tinh thần chúng.
Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư (Vằng vặc sách trời chia xứ sở) khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời. Sách trời đã chia cho vua Nam có riêng bờ cõi.
Người xưa quan niệm rằng các vùng đất đai dưới mặt đất ứng với các vùng sao trên trời. Nước nào có vua nước đó. Điều đó là do thiên định nên thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh khiến cho chân lí nêu ở câu trên càng tăng thêm gái trị.
Câu thơ thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? (Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?) là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc ( rõ ràng, minh bạch) trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng. Vậy cớ sao quân giặc kia lại dám xâm phạm tới? Câu hỏi thể hiện thái độ vừa bực tức vừa khinh bỉ của tác giả. Bực tức vì tại sao tướng sĩ của một nước tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời? Khinh bỉ vì coi chúng là nghịchlỗ, tức lũ giặc cướp ngỗ ngược, ngang tàng. Gọi chúng là nghịch lỗ tức là tác giả đã dặt dân tộc Việt Nam vào tư thế chủ nhà và tin rằng có đủ sức mạnh để bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ chủ quyền độc lập.
Tác giả tăng cường sức khẳng định cho chân lí hiển nhiên đã nêu ở trên bằng nghệ thuật đối lập giữa cai phi nghĩa của lũ giặc dữ với cái chính nghĩa của nước Nam và sự phân chia minh bạch ở sách trời.
Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư (Chúng mày nhát định phải tan vỡ), ý thơ vẫn tiếp tục thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.
Ở trên, tác giả gọi quân xâm lược là giặc, là nghịch lỗ thì đến câu này, ông gọi đích danh như có chúng trước mặt: chúng mày. Cách xưng hô không khác gì người trên với kẻ dưới hàm ý coi thường, đồng thời nghiêm khắc cảnh cáo chúng: nhất định phải tan vỡ. Y như là sự việc đã sắp đặt trước, chỉ chờ kết quả. Kết quả sẽ ra sao? Đó là chúng mày không chỉ thua, mà thua to và thất bại thảm hại. Mười vạn quân giặc do hai tướng giỏi chỉ huy, quân ta đau phải dễ đánh bại nhưng vì hàng động của chúng phi nghĩa nên tất yếu chúng sẽ bại vong. Ngoài ý cảnh cáo giặc, câu thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh quân dân ta trên dưới đồng lòng và một niềm tự hào cao vút.
Câu thơ nguyên văn bằng chữ Hán: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư có nghĩa là : Rồi xem, chúng bay sẽ tự chuốc lấy phần thất bại thảm hại. Thất bại ghê gớm của giặc là điều không thể tránh khỏi bởi chúng là kẻ dám xâm phạm tới điều thiêng liêng nhất của đạo trời và lòng người.
Một lần nữa, chân lí về chủ quyền độc lập rất thuận lòng người, hợp ý trời của nước Nam đã được tác giả khẳng định bằng tất cả sức mạnh của lòng yêu nước, căm thù giặc.
Bài Thơ Thần ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể và nhằm vào một mục đích cụ thể. Cuộc đối đầu giữa quân ta và quân địch trước phòng tuyến sông Như Nguyệt đang ở thế gay go ác liệt. Để tăng thêm sức mạnh cho quân ta và đánh một đòn chí mạng vào tinh thần quân địch, bài thơ ấy đã vang lên đúng lúc và được lan truyền nhanh chóng. Có thể tưởng tượng rằng lúc ấy quân dân ta như được hun đúc trong ánh lửa thiêng liêng, máu sôi lên và khí thế giết giặc ngùn ngụt ngất trời.
Tính chân lí của bài thơ có giá trị vinhc hằng bởi nó khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam là bất khả xâm phạm. Tác dụng to lớn, mạnh mẽ của bài thơ không chỉ bó hẹp trong hoàn cảnh lúc bấy giờ mà còn kéo dài vô tận. Hơn mười một thế kỉ, quân xâm lược phương Bắc cố tình thôn tính nước ta nhưng dân tộc ta đã đồng lòng đứng lên chiến đấu đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi để bảo vệ chủ quyền ấy.
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.
Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỷ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác -Hồ hơn
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn… xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Có thể nói, Tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, … nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
mik cx muon lm 1 bai hoan chinh cho bn tham khao lam , nhung kho noi may tinh nha mik bi hu k go dau dc nen bn thong cam maknguyen thuy an, cam on bn nhieuBrown Bae
Khi bố nấu ăn
Cái khỉ gì vậy