Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ xuông.
Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, ta cần chú ý đến lí lẽ và bằng chứng. Các lí lẽ đưa ra phải phù hợp, có sức thuyết phục đối với người đọc. Đặc biệt là phải đưa ra bằng chứng cho các lí lẽ của mình thêm thuyết phục, không thể nói lí lẽ xuông.
Khi viết văn bản trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống, chúng ta cần vấn đề chung của bài, làm cơ sở cho lí lẽ. Ngoài ra, khi có lí lẽ, người đọc cần nhiều bằng chứng khác nhau, khi đó chúng ta bổ sung bằng chứng cho các lí lẽ tạo nên sự thu hút của người đọc làm văn bản chở nên sâu sắc hơn
Cho mình 1 like nha ;D
Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc, tấm lòng, sự vĩ đại của Bác luôn là nguồn cảm hứng sáng tác cho biết bao thế hệ tác giả. Viết về Bác ta không thể không nhắc đến tác phẩm Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Tác phẩm đã vẽ lên chân dung của vị lãnh tụ vừa giản dị, gần gũi vừa vĩ đại, lớn lao.
Bài thơ chỉ là một câu chuyện nhỏ nhưng vô cùng xúc động về tấm lòng yêu thương vô bờ bến của Bác với đồng bào, với những người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu. Câu chuyện mở ra ở chiến khu vào một đêm đông giá rét khi Bác ở trong rừng sâu cùng các chiến sĩ. Qua lời kể của anh đội viên, ta thấy Bác hiện lên thật giản dị, đẹp đẽ.
Với cương vị là một nhà lãnh đạo, một vị lãnh tụ đáng lẽ Bác sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt từ mọi người, được ngủ ở một nơi an toàn, ấm áp nhưng ngược lại, Bác hòa cùng nhịp sống với những người chiến sĩ. Anh đội viên vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Bác tuổi đã cao nhưng vẫn sẵn sàng đi hành quân trong đêm mưa rét và ngay cả khi đêm đã về khuya bác vẫn chưa ngủ:
“Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm”
“Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”
Bác ngồi trầm ngâm bên bếp lửa lo cho các anh bộ đội ngoài kia phải chống chọi với cái lạnh, với sự nguy hiểm, Bác lo cho chiến dịch, lo cho tương lai của đất nước. Những cử chỉ của Bác thật ân cần, ấm áp, cái nhón chân nhẹ nhàng khiến người ta liên tưởng Bác như người cha đang chăm lo cho những đứa con của mình. Bởi vậy mà anh thanh niên đã phải thốt lên: “Bóng bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng” . Tình cảm yêu thương bao la của Bác còn ấm hơn ngọn lửa thực kia, nó có sức mạnh không chỉ sưởi ấm cơ thể mà còn có thể sưởi ấm cả tâm hồn, làm bừng lên tinh thần yêu nước của người chiến sĩ.
Lần thứ ba thức dậy, anh giật mình vì vẫn thấy Bác đang ngồi “đinh ninh” , anh nằng nặc, tha thiết mời Bác ngủ. Giọng anh vô cùng chân thành, đó là lời nói sâu thẳm từ trong trái tim, thể hiện nỗi lo lắng cho sức khỏe của Bác. Đáp lại anh, lời nói của Bác thật chân tình, ấm áp: Chú cứ việc ngủ ngon/ Ngày mai đi đánh giặc. Tình cảm yêu thương, quan tâm, lo lắng của Bác cũng được thể hiện trực tiếp qua lời nói: Bác thức thì mặc bác/ Bác ngủ không yên lòng/ Bác thương đoàn dân công/…Càng thương càng nóng ruột/ Mong trời sáng mau mau. Trong cái giá lạnh của mùa đông, cái khó khăn của hiện thực Bác chẳng hề nghĩ đến bản thân mà chỉ lo lắng, quan tâm, dành tất cả tình yêu thương cho dân, cho nước. Tấm lòng của Bác thật bao la, rộng lớn như trời biển. Trước tấm lòng của Bác, anh đội viên đã có một hành động thật tự nhiên, chân thành “anh thức luôn cùng Bác” .
- Cách trình bày của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ theo dạng đồ họa thông tin
- Cách trình bày của văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” là dang soạn thảo văn bản đơn thuần.
→ Ở mỗi cách trình bày sẽ có những điểm khác nhau dạng soạn thảo văn bản sẽ đầy đủ, chi tiết hơn còn cách đồ họa thông tin sẽ ngắn gọn, sinh động, mới lạ hơn. Tùy vào nội dung cần truyền đạt của mỗi văn bản sẽ lựa chọn kiểu trình bày cho phù hợp.
- Văn bản trên cung cấp diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua ba đợt:
+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc
+ Đợt 2 ( 30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần
+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng
- Cách trình bày các thông tin đó giống nhau ở chỗ đều có thời gian, hoạt động cụ thể và kết quả.
- Cách trình bày theo dạng đồ họa thông tin ngắn gọn và sinh động:
+ Màu sắc: nổi bật, ấn tượng
+ Hình ảnh: các hình ảnh được người biên soạn lựa chọn rất phù hợp với đặc điểm của từng đợt chiến đấu.
+ Các kí hiệu: logic, sáng tạo, phù hợp với văn bản có nội dung lịch sử.
+ Cách trình bày, bố cục, chữ viết cũng rất sáng tạo, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.
- Cách trình bày văn bản rất logic và rõ ràng.
- Các lí lẽ được chia thành từng đoạn cụ thể. Ở mỗi đoạn đều có câu chủ đề rõ ràng.