K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  1. 1

    Viết nhật ký về sự biết ơn. Nhắc nhở bản thân về điều mà bạn cần phải tỏ lòng biết ơn và ghi nhận chúng mỗi ngày sẽ giúp khẳng định sự biết ơn của bạn. Cho dù cuộc sống hiện tại của bạn có khó khăn đến đâu, sẽ luôn có một điều gì đó cung cấp cho bạn một vài tia sáng, khiến bạn cảm thấy trân trọng cuộc sống. Xác định được chúng sẽ giúp bạn có thể đối phó với các mặt khác trong cuộc đời.[2]
    • Ghi chép lại 3 - 5 điều khiến bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày. Chúng có thể đơn giản như là "mặt trời đang chiếu sáng" hoặc có thể to tát như "người yêu của bạn cầu hôn bạn".
    • Mỗi ngày, hãy dành một ít thời gian để nhìn lại điều khiến bạn biết ơn nhiều nhất trong ngày. Bạn có thể sẽ nhận thấy rằng có nhiều hơn 5 thứ mà bạn muốn ghi nhận.
    • Khi bạn đang gặp phải thời điểm khó khăn, đọc lại danh sách mà bạn đã ghi chép trước đó có thể khá hữu ích. Trong hoàn cảnh khó khăn cùng cực, hãy tìm kiếm những thứ nhỏ nhặt nhất mà bạn cảm thấy biết ơn. Ví dụ: nếu bạn đang trong giai đoạn cuối của một căn bệnh nào đó, tất nhiên bạn sẽ không thể nào biết ơn điều này, tuy nhiên, bạn có thể tỏ lòng cảm kích trước những thứ chẳng hạn như một ai đó đem cơm cho bạn, một chiếc giường ấm áp, chú mèo của bạn rúc vào người bạn. Tất cả mọi hành động nhỏ nhặt này có thể giúp bạn dễ dàng chịu đựng chấn thương to lớn hơn (căn bệnh của bạn).
  2. Tiêu đề ảnh Be Thankful Step 2

    2

    Thay đổi cách suy nghĩ. Cuộc sống của người biết ơn không phải dễ dàng hơn bạn. Thật ra, người sở hữu nhiều sự biết ơn nhất lại là người thường phải trải qua những điều vô cùng khó khăn, bởi vì họ hiểu rằng hoàn cảnh của họ không phải là nguyên nhân của vấn đề mà là cách suy nghĩ của bạn sẽ khiến cho nó trở nên dễ dàng hay khó khăn.
    • Sử dụng từ ngữ phù hợp. Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực và từ ngữ có xu hướng "dán nhãn" sẽ giúp tình hình trở nên khó khăn hơn và nhìn chung sẽ khiến bạn khó có thể cảm thấy biết ơn. Ví dụ: cụm từ "căn bệnh tệ hại của tôi" sẽ khiến cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn là câu nói "căn bệnh mà tôi đang mắc phải". Trong ví dụ thứ hai, bạn không chỉ biến căn bệnh thành một phần của bạn mà bạn còn thay đổi nó sang ngôn ngữ trung tính thay vì tiêu cực.
    • Chỉ trích bản thân và người khác sẽ chỉ khiến bạn khó có thể hình thành sự biết ơn. Khi bạn đang suy nghĩ tiêu cực về bản thân hoặc người khác, hãy ngừng lại và thay đổi nó. Ví dụ: thay vì nghĩ rằng "Mình thật ngu toán", hãy nói rằng "Mình đang gặp khó khăn với bài toàn này". Hành động này sẽ giúp bạn chuyển hướng vấn đề để nó không tập trung vào bản thân bạn, giúp bạn nhận thức được rằng giữa bạn và vấn đề này có sự chia cắt và bạn hoàn toàn có thể vượt qua nó.
  3. Tiêu đề ảnh Be Thankful Step 3

    3

    Luyện tập chánh niệm. Bằng cách sống trọn từng phút giây, bạn đang khiến cho bộ não không thể suy nghĩ sâu xa hơn hoặc lên kế hoạch cho tương lai, hoặc sa lầy trong quá khứ. Đây là cách để bạn luyện tập lòng biết ơn, bởi vì bạn đang đắm chìm trong thực tại và bạn nhận thức được cũng như biết ơn tầm quan trọng của "hiện tại".
    • Luyện tập chánh niệm khi bạn ăn uống. Điều này có nghĩa là không đọc sách, xem TV, hoặc sử dụng điện thoại. Thay vào đó, hãy tập trung vào thực phẩm mà bạn đang ăn: nó có nóng không? hay nó khá lạnh? kết cấu của nó như thế nào? hương vị? nó có vị ngọt hay chua hay mặn?
    • Thực hiện điều này khi đi dạo, hoặc chỉ đơn giản là khi bạn ngồi ngoài sân. Chú ý đến màu sắc của bầu trời và hình dạng của mây. Chú ý đền màu sắc và hình dạng của cây cối. Sử dụng mũi để xác định vị trí của từng mùi hương, và lắng nghe âm thanh xào xạc của cây cối, âm thanh trẻ con vui đùa, âm thanh của những chiếc xe chạy ngang qua.
    • Luyện tập chánh niệm là phương pháp để bạn sống trọn từng khoảnh khắc. Nó là kỹ thuật có thể giúp xoa dịu vấn đề tinh thần chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng, bởi vì chúng thường được hình thành từ nỗi sợ hãi và từ sự lo lắng về quá khứ.[3]
  4. Tiêu đề ảnh Be Thankful Step 4

    4

    Thiền. Thiền là một cách hiệu quả khác để đối phó với các vấn đề tinh thần và cảm giác bất ổn diễn ra trong cuộc sống nói chung. Nó cũng có thể giúp bạn nuôi dưỡng lòng biết ơn.
    • Mỗi ngày, bạn có thể tìm đến một nơi yên tĩnh nào đó và thiền trong 15 phút. Ngồi trong tư thế thoải mái và bắt đầu hít thở sâu. Bụng của bạn sẽ nâng cao và hạ thấp với mỗi nhịp hít vào và thở ra. Tập trung vào hơi thở của bạn. Khi những suy nghĩ vẩn vơ xuất hiện, hãy nhìn nhận chúng và loại bỏ chúng. Nếu bạn cảm thấy rằng bạn mất tập trung trong quá trình thiền, bạn có thể hướng sự chú ý vào hơi thở của bạn.
    • Sẽ tốt hơn nếu bạn thiết lập mức độ luyện tập dựa trên hơi thở hơn là dựa trên thời gian để bạn không phải liên tục xem giờ. Bạn có thể lên kế hoạch theo kiểu như "Mình sẽ thiền trong vòng 50 nhịp thở". Nếu bạn quên mất số nhịp thở mà bạn đang đếm cũng không sao! Có thể cũng đã đến lúc bạn kết thúc quá trình luyện tập.
  5. Tiêu đề ảnh Be Thankful Step 5

    5

    Hình thành lối sống lành mạnh. Trở nên biết ơn thật ra có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn và duy trì sức khỏe cho bạn. Tuy nhiên, tăng cường lòng biết ơn bằng cách hình thành lối sống lành mạnh thông qua việc ngủ đủ giấc, uống đủ nước, và sở hữu chế độ ăn uống sẽ giúp nuôi dưỡng sự khỏe khoắn của cơ thể.
    • Giấc ngủ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và thái độ biết ơn của bạn. Mặc dù, hành động luyện tập thể hiện sự biết ơn ngay cả trong những thời điểm khiến bạn mất ngủ và lo lắng trong cuộc sống có thể rất đáng ngưỡng mộ, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn dễ dàng hình thành thái độ biết ơn. Cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối và tắt mọi thiết bị điện tử (máy vi tính, điện thoại, iPod) 30 phút trước giờ ngủ.
    • Uống đủ nước. Vì cơ thể chúng ta cần khá nhiều nước, nước là yếu tố cần thiết để bảo đảm mọi hoạt động trong cơ thể diễn ra suôn sẻ. Bạn nên cố gắng uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày.
    • Tập thể dục. Tập thể dục (đặc biệt là các bài tập tương tự như cardo - bài tập cho tim mạch) giải phóng chất hóa học của sự hạnh phúc chẳng hạn như endorphin, giúp điều chỉnh tâm trạng của bạn và khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn nên cố gắng tập thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua hành động đơn giản chẳng hạn như chạy bộ, hoặc bật nhạc lên và nhảy trong vòng 30 phút, hoặc tập yoga.
    • Bạn cũng cần phải ăn uống đầy đủ để cơ thể của bạn có thể vận hành một cách hiệu quả và lành mạnh. Bạn nên ăn rau củ quả (màu càng tối thì càng có nhiều chất dinh dưỡng) chẳng hạn như cải xoăn, ớt đỏ, và chuối; carbohydrate tốt cho sức khỏe chẳng hạn như gạo nâu, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch; protein chẳng hạn như cá hồi, đậu hạt, thịt nạc, trứng. Tránh xa đường và muối càng nhiều càng tốt. Tập trung vào những thực phẩm lành mạnh và tốt nhất cho sức khỏe, và thỉnh thoảng bạn có thể cho phép bản thân ăn thực phẩm mà bạn yêu thích.
20 tháng 2 2019

còn ý nào khác không chứ cái này mình coi ở trên mạng rồi, không thực tế bạn ạ

cảm ơn bạn

2 tháng 9 2018

Tham khảo : ( nguồn : lazi.vn )

Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn căn dặn thế hệ mai sau cần phải “uống nước nhớ nguôn”, phải luôn ghi nhớ công lao của những người đã cho ta cuộc sống của ngày hôm nay. Bởi vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng.Trong xã hội ngày nay, lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp từ đời xưa để lại. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải nhận thức được điều này để cùng nhau xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn.Lòng biết ơn hay “uống nước nhớ nguồn” được hiểu theo nghĩa cả nghĩa đen và nghĩa bóng. “Uống nước” là hành động hằng ngày chúng ta vẫn làm đều đặn, khi chúng ta uống nước, nâng niu trên tay tài nguyên thiên nhiên quý giá thì chúng ta cần phải nhớ rằng nguồn gốc của nó từ đâu mà có, ai đã mang đến cho chúng ta uống. Còn theo hàm ý sâu xa hơn thì uống nước nhớ nguồn là nói lên lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn của mình với tấm lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có nguồn gốc, không ai tự nhiên mà sinh ra. Mỗi ngày chúng ta trưởng thành và khôn lớn, công lao dưỡng dục, sinh thành ấy rất vĩ đại. Cần phải nghĩ về họ, nghĩ về quá khứ và những gì đã qua để thấy được những nhọc nhằn vất cả mà họ đã trải qua để đổi lấy sự yên bình cho chúng ta hôm nay." Biết ơn " mang giá trị nhân văn sâu sắc, là tấm lòng giữa người với người. Biết ơn không chỉ là nói suông, cần thể hiện bằng hành động thì nó mới thực sự ý nghĩa.Ngày nay, sự biết ơn được biểu hiện trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Đâu đâu chúng ta cũng thấy được lòng biết ơn luôn hiển hiện khắp nơi. Là điều mà mỗi người đều có thể nhận thức được là cần làm, cần ghi nhớ.Hằng ngày chúng ta bưng bát cơm trắng, dẻo thơm để ăn. Chúng ta có biết rằng để làm ra hạt cơm thơm lừng, trắng tinh ấy người nông dân đã đổ ra biết bao nhiêu công sức, mồ hôi, nước mắt. Nhọc nhằn một nắng hai sương, lo lắng vụ mùa thất bát là những điều mà không phải ai cũng thấy và cảm nhận được.Để có một xã hội thái bình thịnh vượng như ngày hôm nay, ông cha ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu và nước mặt. Bao nhiêu người đã ngã xuống, bao nhiêu người còn ở lại nhưng thân thể không được lành lặn nữa. Họ – những con người đánh đổi cả tuổi trẻ, đánh đổi cả một người vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Hằng năm vẫn có ngày lễ kỉ niệm các anh hùng thương binh liệt lỹ 27-7 với mục đích nhớ lại, biết ơn những gì mà họ đã mang lại cho chúng ta hôm nay.Như vậy lòng biết ơn luôn hiển diện xung quanh cuộc sống của chúng ta, chỉ là chúng ta không tinh tế để nhận ra. Ai cũng có một cội nguồn để nhớ về để nâng niu và trân trọng.Nhưng biết ơn là điều không phải ai cũng có thể làm được. Có rất nhiều người đã chà đạp lên thành quả của xã hội, không coi trọng những gì mình đang có, điều đó đồng nghĩa với việc không coi trọng thế hệ đi trước đã dựng xây và cống hiến. Ý thức ấy sẽ khiến cho họ càng ngày càng không biết nâng niu và trân trọng cuộc sống.Đối với thế hệ trẻ này nay thì rèn luyện, bồi đắp sự biết ơn là điều cần thiết để không quên cội nguồn, nhắc nhở bản thân trân trọng thành quả của quá khứ.

2 tháng 9 2018

Đất nước chúng ta trải qua hơn bốn nghìn năm đô hộ giặc tàu, tám mươi năm đô hộ giặc tây, gánh chịu bao nhiều thăng trầm. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta đã được thống nhất, được hòa bình, sống trong yên ấm, nhà nhà hạnh phúc. Tất cả đều nhờ vào sự hi sinh và đổ máu của biết bao anh hùng. Do đó, hãy ghi nhớ công ơn của họ, hãy nhìn về quá khứ để hiểu được thành quả ngày hôm nay. Chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống cáo đẹp của dân tộc, một nét văn hóa của Việt Nam đó chính là uống nước nhớ nguồn, đó là ăn quả phải nhớ kẻ trông cây.

Những câu tục ngữ của ông cha xưa để lại cho chúng ta luôn là những lời dạy bảo, nhắc nhở vô cùng đúng và hữu ích. Câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là khuyên ta phải luôn có lòng biết ơn và tôn trọng với những người đã hi sinh vì dân tộc, đối với ông bà, tổ tiền với công lao của cha mẹ ta, với những người đã giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống. Đây là đạo lý cần được truyền từ đời này sang đời khác, và cần được phát huy gìn giữ

Mỗi người đều có những cách biểu hiện lòng biết ơn, thành kính theo những cách riêng, có thể ngay trong lời nói, hay ở cử chỉ, hành động, hay chỉ là ánh mắt của mình. Chỉ cần bạn có tâm thì ở bất kỳ biểu hiện nào đều đáng quý, đáng trân trọng.

Nhìn lại trang lịch sử đất nước mình ta càng thấy khâm phục con người xưa hơn. Bốn nghìn năm phương Bắc đô hộ, nhằm biến nước ta thành một tỉnh của chúng, chúng mang chữ viết, mang phong tục tập quán, mang nền giáo dục nho học của chúng vào đất nước ta, rồi lại đến bọn thực dân Pháp, bọn đế quốc Mỹ, phát xịt Nhật chúng áp bức, lợi dụng dân ta, muốn biến dân ta thành thuộc địa. Nhưng hãy nhìn ngày hôm nay của chúng ta để thấy được rằng, chúng ta đang là một đất nước độc lập, chúng ta có tiếng nói, có ngôn ngữ, văn hóa, phong tục riêng. Chúng ta được thừa nhận là một dân tộc có lãnh thổ, chủ quyền….Tất cả điều này được đánh đổi bằng chính con người Việt Nam xưa, các vị anh hùng, tầng lớp nông dân, tri thức, người già cho đến phụ nữ, trẻ nhỏ của ngày xưa,…không sợ súng đạn, không sợ thương vong, sẵn sàng một long đuổi tất cả bọn cướp nước bán nước. Công lao đó quá to lớn, vĩ đại, đó chính là một tường thành mãi mãi của thời gian, cột mốc không bao giờ được xóa bỏ, chúng ta cần trân trọng và biết ơn. Hãy hướng về cội nguồn, nơi những người đã khuất đã nằm xuống, hãy để họ mãi sống trong lòng chúng ta.

Mỗi năm, chúng ta đã chúng thường tổ chức ngày tưởng nhớ công lao những người anh hùng liệt sĩ vào ngày 27/7. Chúng ta cũng luôn tổ chức những cuộc tìm kiếm những mộ anh hùng vô danh về với người thân của họ. Chúng ta cũng luôn thăm hỏi, tặng quà, tạo công việc cho những người thương binh, những mẹ Việt Nam anh hùng. Tuy chỉ là những hành động nhỏ, nhưng đây cũng là một cách để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Và hơn hết, chúng ta phải nhớ đến công ơn dưỡng dục, sinh thành của cha mẹ. Cha mẹ là những người luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất mà không bao giờ cần chúng ta đến đáp. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, chiu mọi khổ cực, có thể nhường cơm, nhịn đói để lo cho ta được no đủ. Vậy, mỗi đứa con hãy khắc cốt ghi tâm sự hi sinh thầm lặng của cha mẹ. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt, trở thành người tốt, người có ích cho xã hội. Lúc đó chính bạn sẽ khiến ba mẹ được ấm lòng và hạnh phúc. Khi cha mẹ về già, nhìn những thành quả bạn gặt hái được sẽ khiến họ vui vẻ khỏe mạnh. Là một đứa con, chỉ cần nụ cười trên đôi môi cha mẹ bạn sẽ thấy hạnh phúc nhường nào, tại sao ngay lúc này bạn không thực hiên?

Và biết ơn với những người giúp đỡ với chúng ta như câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Họ đã sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn khó khăn, nếu không có họ liệu bạn có vượt qua và thành công không. Lòng biết ơn sẽ giúp cho mối quan hệ giưa người với người trở nên tốt đẹp hơn, tình cảm hơn. Nhưng bạn phải bày tỏ lòng biết ơn bằng chính trái tim của mình, để nó trở nên chân thành và thiêng liêng nhất.

Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều mảng tối, và tồn tại nhiều tệ nạn như phá hủy những nơi cổ kính, chụp hình phản cảm bên những bia mộ, con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, đánh đạp cha mẹ. Phản bội lại với những người đã giúp đỡ mình, đã hướng dẫn mình đi đúng đường.…Họ quên đi những giá trị tốt đẹp của dân tộc luôn uống nước nhớ nguồn, biết ơn với những công lao trong quá khứ, luôn nhớ đến công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, nhớ ơn với những người đã giúp đỡ mình. Thật buồn và đáng tiếc làm sao! Chúng ta cần lên án, phê phán thực trạng này. Cuộc sống sẽ chẳng còn tốt đẹp và ý nghĩa khi chúng ta quên đi sự biết ơn, nó đẩy chúng ta lạc lõng trong xã hội, thật bạc bẽo khi bạn đang sống cuộc sống hôm nay trên mồ hôi, nước mắt và máu của những người đã đi trước mà bạn lại vô tâm không nhớ đến.

Giới trẻ ngày nay, chính là một thế hệ mới đưa đất nước đến tầm cao mới, vậy các bạn đừng bỏ đi truyền thống quý báu của dân tộc. Chúng ta hãy làm cháy nồng phong trào anh hùng, tưởng nhớ những người đã khuất, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, và đặc biệt hãy là một người hiếu thảo đối với cha mẹ và người thân…. đây chính là hành động thiết thực nhất mà bạn phải làm. Đừng bỏ qua nó.

Uống nước nhớ nguồn hay ăn quả nhớ kẻ trồng cây chính là nét đẹp, bản sắc, đạo lý của dân tộc Việt. Hãy cùng gìn giữ và quý trọng, hãy sống để tưởng nhớ và biết ơn, hãy mở rộng trái tim của chúng ta để cùng tạo nên nhưng trang sử mới tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam.

# MissyGirl #

3 tháng 5 2022

giúp mình plsssss

 

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".a.Mở bài:-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"b.Thân bài:-Luận điểm giải thích:Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền...
Đọc tiếp

Đề 1: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","uống nước nhớ nguồn".

a.Mở bài:

-Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp

-Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

b.Thân bài:

-Luận điểm giải thích:

Ẩn dụ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lý đó như thế nào?

-Luận điểm chứng minh:

+Luận cứ 1; Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lý đó:

Con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ,  thờ cúng tổ tiên, lễ Tết, lễ hội văn hóa, ......

+Luận cứ 2:Một số ngày lễ tiêu biểu:Ngày 20/11 lòng biết của học trò với thầy cô giáo.Ngày 27/7 thương binh liệt sĩ,...

+Luận cứ 3: sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông. Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi,...

c.kết bài:

+khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc 

+bài học:cần học tập, rèn luyện, ...

0
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :           Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một nhà khoa học cổ đại đã từng viết nhiều quyển sách nói về lòng biết ơn như vậy.Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi :           

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một nhà khoa học cổ đại đã từng viết nhiều quyển sách nói về lòng biết ơn như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

 Đã từ lâu đời, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ. (Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017)      

Câu 1: (1điểm) Hãy chuyển câu in đậm trên thành câu bị động.

Câu 2: (1điểm) Ghi lại một trạng ngữ trong đoạn trích và nêu ý nghĩa của trạng ngữ đó .

1
22 tháng 4 2022

Câu 1:

 Một nhà khoa học cổ đại đã từng viết nhiều quyển sách nói về lòng biết ơn như vậy.

=>Nhiều quyển sách nói về lòng biết ơn đã được một nhà khoa học cổ đại từng viết.

Câu 2:

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. 

TN:Trong cuộc đời mình

Ý nghĩa ;

+Xác định nơi chốn "trong cuộc đời mình"

 

 

18 tháng 2 2022

Tham khảo: Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

18 tháng 2 2022

Đoạn văn ngắn ấy ạ cái này hơi dài ạ