K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 2 2016

- Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay :

 Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang.  

 Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp, tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi trong cạnh tranh.

  Hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột; nguy cơ khủng bố và chủ nghĩa li khai…

  Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, trở thành một xu thế khách quan, tạo nên thời cơ và thách thức cho các quốc gia đang phát triển.

- Những thời cơ và những thách thức đang đặt ra cho dân tộc Việt Nam :

 Thời cơ: Chúng ta có thể mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và các nguồn lực khác của thế giới, nhanh chóng đưa đất nước ta tiến lên kịp với thời đại

 Thách thức: Thách thức lớn nhất của chúng ta là trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kém. Ngoài ra còn có âm mưu diễn biến hoà bình, nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ suy thoái đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc. Tình trạng ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông...

4 tháng 2 2016

* Các xu thế phát triển :

- Một là : Sau chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

- Hai là : sau " Chiến tranh lạnh", quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt nổi bật là : mâu thuẫn và hòa hoãn, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

- Ba là : Tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau "chiến tranh lạnh", những ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại diễn ra nhữung chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố....Những mâu thuận sắc tốc, tôn giáo và tranh chấp lãnh thổ thường có những căn nguyên lịch sử nên việc giải quyết không dễ dàng và thường kéo dài.

- Bốn là : Những năm 90 của thế kỹ XX sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

* Thời cơ và thách thức :

- Thời cơ :

   + Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

  + Các quốc gia có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm  quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để đưa đất nước phát triển.

  + Các dân tộc ngày càng có tiếng nói chung, đoàn kết cùng nhau đấu tranh vì một thế giới hòa bình ổn định, hợp tác phát triển vì công bằng hạnh phúc cho mỗi con người, cho mỗi dân tộc trên hành tinh.

- Thách thức :

  + Đối với các nước đang phát triển : Cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế - phát huy thế mạnh; hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời. Phần lớn các nước đang phát triển đề từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng hạn chế. Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển. Vấn đề giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữc truyền thông và hiện đại cần được lưu ý.

+ Đối với các nước phát triển : Cần làm cho các vấn đề xã hội được ổn định, nhất là sự phân hóa giàu nghèo và những mâu thuẫn nội tại của đất nước. Cần điều chỉnh các chính sách đối ngoại cho phù hợp với xu thế hòa bình đang là nhu cầu đặt ra cho nhân loại.

19 tháng 9 2019

Đáp án D

Sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo những xu thế mới đã đặt ra không ít thách thức đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

- Mở cửa gia nhập thị trường thế giới Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICs…

- Quan hệ giữa các nước lớn luôn luôn ẩn chứa những mâu thuẫn bất đồng. Thách thức đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia dân tộc

=> Nếu không nắm được thời cơ, vượt qua thách thức thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu rất xa so với thế giới

11 tháng 12 2017

Xu thế phát triển của thế giới:

- Hầu như tất cả các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp...

- Nhiều khu vực trên thế giới vẫn diễn ra nội chiến và xung đột.

- Xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ.

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

18 tháng 10 2018
* Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ. - Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
30 tháng 3 2016

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ.

- Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

* Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Quá trình phát triển. (thành tựu chính)

            - Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

            - Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

            - Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện.

            - Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

            - ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

*  Nội dung Hiệp ước Bali:

            +> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

            +> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

            +> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

            +> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

            +> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam

* Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.

 

2 tháng 2 2016

Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển:

- Về thời cơ:

+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.

+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…

Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.

-Về thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.

+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.

+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại… 

1 tháng 9 2017

Đáp án B

Trong những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc Mĩ là nơi khởi nguồn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. Việc ứng dụng thành công những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong bối cảnh châu Âu sau chiến tranh đang rơi vào tình trạng kiệt quệ, hàng hóa Mĩ có khả năng cạnh tranh ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới => Nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thứ hai

=> Bài học quan trọng nhất mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới là đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học- kĩ thuật vào trong sản xuất bằng việc mua các phát minh, sáng chế để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu hợp lý, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường