K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2021

D

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bênvà cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì cóvẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ...
Đọc tiếp

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,
nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bên
và cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì có
vẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,
nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,
rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ cầm cái que đưa lướt trên tờ giấy trắng, và tờ
giấy này sẽ thì thào khe khẽ. Trò ấy sẽ lâu đấy, vì vậy cho nên cả ta nữa,
ta cũng sẽ ngồi xuống bên ông ấy". Sau đó dúi dúi mũi vào lòng bàn tay
ấm áp của chủ. Và chủ nói:
- Nào, bé Bim, ta làm việc thôi. - Và đúng vậy, ông ngồi xuống.
Và Bim cuộn tròn nằm dưới chân ông, hoặc nếu ông bảo "Về chỗ" thì nó
sẽ đi về ổ đặt trong góc phòng và sẽ đợi. Nó đợi một cái nhìn, một lời
nói, một cử chỉ. Tuy vậy một lát sau cũng có thể rời ổ, hì hục với một
khúc xương tròn, chả gặm được đâu, nhưng là để mài răng cho sắc thôi,
- chỉ có điều là đừng làm
Nhưng khi Ivan Ivanưts đưa tay lên ôm mặt, khuỷu chống lên bàn, thì
Bim tới bên ông và đặt cái mõm có hai tai hai màu lên đầu gối ông. Và
cứ đứng thế. Nó hiểu, nó mơn trớn. Nó hiểu ông bạn nó có điều gì
không vui. Và Ivan Ivanưts cảm ơn nó:
- Cảm ơn mày, cu con ơi, cảm ơn Bim, - và cái que lại thì thào trên mặt
tờ giấy trắng.
Ở nhà thì thế đấy.
Nhưng ở ngoài đồng cỏ thì không phải thế. Ở ngoài ấy cả hai đều quên
hết mọi sự. Ở đó có thể chạy, nhảy nhót, đuổi bướm, lăn lóc trên cỏ, - cái
gì cũng được phép. Nhưng khi Bim đã tròn tám tháng tuổi thì ngay cả ở
đó nữa, mọi cái đều diễn ra nhất nhất theo khẩu lệnh của chủ: "Cho đi!",
thế là có thể đi chơi được, - "Lùi lại", rất dễ hiểu, - "Nằm xuống", quá rõ
rồi, - "Hấp!", là nhảy qua, - "Tìm đi", là đi tìm mẩu pho mát, - "Bên
cạnh", là đi bên cạnh chủ, nhưng chỉ phía bên trái thôi, - "Lại đây!", là
chạy mau về chỗ chủ, và sẽ được một miếng đường. Và đến tuổi một
năm thì Bim đã hiểu nhiều tiếng khác nữa. Đôi bạn, một người một chó,
càng ngày càng hiểu nhau hơn, yêu nhau và sống bình đẳng.
Nhưng đã xảy ra một việc làm đảo lộn cuộc sống của Bim, và chỉ trong
vài ngày nó đã trưởng thành vọt lên. Chuyện đó xảy ra chỉ là vì Bim
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 14
bỗng phát hiện ra một khuyết tật lớn, đáng lạ lùng của chủ.
Sự thể là thế này. Như một con thoi, Bim đang ra sức sục sạo kỹ lưỡng
trên đồng cỏ, cố tìm cho được miếng pho mát chủ ném ra thì chợt, giữa
các mùi khác nhau của cỏ, của hoa, của bản thân đất và dòng sông, sực
lên một luồng không khí khác thường và rạo rực: mùi của một con chim
gì đó, không giống tí nào với mùi những con chim Bim từng biết, - các
chú chim sẻ đủ loại, các chú vành khuyên vui tính, các chú chìa vôi và
các loại linh tinh khác mà đừng có hoài công đuổi bắt làm gì vô ích
(người ta đã thử rồi). Sực lên mùi một con chim gì đó chưa từng biết, nó
làm máu trong người nôn nao. Bim đứng sững lại, đưa mắt nhìn Ivan
Ivanưts, nhưng ông ta lại quay sang phía khác, tuyệt nhiên không nhận
thấy một cái gì cả. Bim lấy làm ngạc nhiên: ông bạn thế ra không đánh
hơi thấy. Vậy đích thị ông bị tật rồi! Và thế là Bim tự quyết định một
mình: nó lặng lẽ nhoài người bước lên, tiến đến gần cái không biết là gì
ấy, chẳng nhìn gì Ivan Ivanưts nữa. Bước chân nó mỗi lúc một dứt khoát
hơn, nó dường như chọn kỹ từng điểm để đặt từng bàn chân xuống,
làm sao cho không sột soạt, không vướng vào cành gai. Cuối cùng, cái
mùi ấy mạnh quá đến nỗi không thể nào tiến lên được nữa. Và Bim
đứng chết lặng tại chỗ, đờ ra như hóa đá, cái cẳng trước vẫn giơ lên,
chưa kịp đặt xuống đất. Đó là bức tượng một con chó, dường như do
một nhà điêu khắc điêu luyện tạo nên. Đó, lần đầu tiên nó đứng khựng
lại rình mồi là đó! Sự thức tỉnh đầu tiên của lòng đam mê săn mồi, ham
mê đến mức quên cả bản thân.
Ồ mà đâu phải, chủ nó khe khẽ bước tới bên nó, vuốt vuốt lên mình Bim
đang rùng rùng xúc động:
- Tốt, tốt, cu con ạ. Tốt lắm. - Rồi nắm lấy cổ dề nó: - Tiến... Tiến lên...
Nhưng Bim chịu chết: đứt hơi rồi.
- Tiến... Tiến lên... - Ivan Ivanưts lôi nó.
Và nó cất chân bước! Rón rén, rón rén. Chỉ còn một tí nữa thôi, - cái
chưa từng biết kia hình như sát đâu đây. Nhưng bỗng một hiệu lệnh gắt
- Tiến lên!!!
Bim lao lên. Một con chim cun cút bay vọt ra ồn ào. Bim xốc tới và...
đuổi theo, cắm đầu cắm cổ, dốc toàn lực.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 15
- Lùi lại-i - Chủ nó hét lên.
Nhưng Bim chẳng nghe thấy gì cả, dường như cũng chẳng có tai để mà
nghe nữa.
- Lùi lại-i! - Một tiếng còi. Lùi lại-i! - Một tiếng còi nữa.
Bim cứ thế phóng thục mạng cho đến lúc mất hút con chim cun cút, sau
đó quay trở về, vui vẻ, tươi hơn hớn. Nhưng thế này là thế nào nhỉ? Chủ
nó mặt sa sầm, nghiêm khắc nhìn nó, chẳng vuốt ve nó. Mọi chuyện thế
là rõ: ông bạn nó không đánh hơi thấy cái gì cả! Ông bạn bất hạnh... Bim
liếm liếm tay ông với một vẻ thận trọng, qua đó nói lên một lòng
thương xót đáng cảm động trước cái khiếm khuyết quá nổi bật có tính
chất di truyền của con người thân cận nhất của nó.
Ông chủ nói:
- Mày thật chả ra thế nào cả, đồ ngốc ạ. - Rồi bằng giọng vui vẻ hơn: -
Nhưng không sao, nào, ta bắt đầu, Bim, một cách thực thụ. - Ông tháo
cái cổ dề ra, thay vào đó một cái khác (vướng víu khó chịu) và móc vào
đó một sợi dây da dài: - Tìm đi.
Bây giờ thì Bim đi tìm một cái mùi chim cun cút, chỉ cái mùi ấy thôi. Và
Ivan Ivanưts dẫn nó đến cái chỗ con chim vừa mới bay chuyền tới. Bim
thật không ngờ là ông bạn mình đã nhìn thấy đại để cái nơi con cun cút
đậu xuống sau cuộc đuổi bắt nhục nhã kia (đánh hơi thì tất nhiên ông
chẳng thấy đâu, nhưng nhìn thì ông ta đã nhìn thấy).
Và cái mùi ấy, chính nó đây rồi! Bim không để ý sợi dây da, lao thẳng
lên, kéo, kéo, ngẩng cao đầu mà kéo căng ra... Một lần nữa nó lại dừng
lại! Nó sửng sốt trước vẻ đẹp kỳ lạ của ánh nắng trên nền trời chiều, một
vẻ đẹp dễ mấy ai hiểu nổi. Ivan Ivanưts xúc động run lên, nắm lấy đầu
dây da, cuộn chặt vào tay, khẽ ra lệnh:
- Tiến... Tiến lên...
Bim kéo cương bước đi. Và một lần nữa lại đứng khựng lại.
- Tiến lên!!!
Bim lại lao bổ lên, như lầu đầu. Lần này con chim cun cút vỗ cánh
phành phạch bay vọt lên. Bim lại xông lên một cách ngớ ngẩn để đuổi
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 16
bắt con chim, nhưng... sợi dây da giật mạnh bắt nó phải nhảy lùi lại.
- Lùi lại!!!! - Chủ nó quát. - Lùi lại!!!
Bim ngã xuống, quay lơ.
Nó chẳng hiểu là thế nào. Và một lần nữa lại kéo căng dây cương về
phía có con cun cút.
- Nằm xuống.
Bim nằm xuống.
Và một lần nữa mọi sự lặp lại, lần này là với một con chim cun cút khác.
Nhưng bây giờ Bim cảm thấy cái giật của sợi dây cương sớm hơn lần
trước, và nghe thấy lệnh thì nằm bẹp xuống, run lên vì xúc động, vì
hăng say và đồng thời cũng vì buồn, và nản: tất cả những cái đó hiện ra
trong bộ dạng nó, từ mũi đến đuôi. Mà đau thật cơ! Và không phải chỉ
vì sợi dây cương ác nghiệt đáng ghét kia, mà còn vì cái gai bên trong
vòng cổ dề nữa.
- Vậy đấy, Bim ạ. Phải thế, không khác được. - Ivan Ivanưts âu yếm vuốt
lông Bim.
Chính từ ngày ấy Bim đã trở thành con chó săn thực thụ. Cũng từ ngày
hôm ấy nó đã vỡ nhẽ ra rằng chỉ mình nó, chỉ một mình nó thôi là có thể
biết được con chim ở đâu, còn ông chủ nó thì chịu, và cái mũi ông ta có
chẳng qua chỉ là để cho đẹp mắt. Bắt đầu một sự nghiệp thực thụ mà cơ
sở của nó là ba tiếng: không được, lùi lại, tốt.
Rồi sau đó - chao ôi! Sau đó là khẩu súng! Một phát nổ đoàng. Con cun
cút rụng xuống như bị dội nước sôi.
Và té ra là đuổi bắt chim cun cút là một chuyện hoàn toàn không nên,
chỉ tìm nó thôi, xùy cho nó bay lên, rồi nằm xuống. Mọi việc sau đó do
ông bạn nó đảm nhiệm.
Thế là hòa: Chủ không có tài đánh hơi, chó không có súng.
Tình bạn đầm ấm và lòng chung thủy đã biến thành niềm hạnh phúc
như vậy đó, bởi vì bên nọ hiểu bên kia và không đòi hỏi ở bên kia nhiều
hơn cái mà bên kia có thể cho được. Đó là cơ sở, là hương vị của tình
bạn.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 17
Lên hai tuổi Bim đã trở thành một con chó săn xuất sắc, cả tin và ngay
thẳng. Nó đã biết được gần một trăm từ liên quan đến săn bắn và cuộc
sống ở nhà: Ivan Ivanưts nói "Đưa đây" ư, - Xong ngay; nói "Đưa dép
đây", - nó đưa. "Mang bát đến đây", nó ma đến; "Ngồi lên ghế!" - nó
ngồi. Thế đã ăn thua gì! Chỉ nhìn mắt nó là đã hiểu rồi: chủ nhìn người
nào bằng con mắt thân thiện thì đối với Bim cũng từ cái phút ấy người
ấy là người quen; chủ nhìn bằng con mắt ác cảm ư thì Bim có lần thậm
chí đã nổi đóa lên nữa, ngay cả khi nó bắt nhận được trong giọng nói
người kia một cái ý nịnh nọt (nịnh ngọt như mía lùi). Nhưng Bim không
cắn ai bao giờ, dù có bị xéo lên đuôi. Ban đêm, nó sủa lên để báo trước
có người lạ đang tới, xin mạn phép thế thôi chứ cắn thì không, trong bất
kể trường hợp nào. Quả thật là thông minh có nòi.
Về đầu óc thông minh thì Bim đã biết cả đến như thế này: nó đã tự hiểu
ra được, bằng cái trí não của chính bản thân nó mà đi tới được chỗ biết
cào cửa để người ta mở ra cho. Có lần Ivan Ivanưts bị ốm, không đi dạo
với nó được và thả cho nó đi một mình, Bim chạy nhông một tí, giải
quyết những việc cần thiết rồi vội vã trở về. Nó đứng dựng hai chân
sau, cào cào cánh cửa, kẽ kêu ăng ẳng vài tiếng như khẩn cầu, và cánh
cửa đã mở ra. Chủ nặng nề lê bước lệt sệt ra hành lang đón nó, vuốt ve
nó rồi lại lên giường nằm. Đó là những khi ông chủ nó, một người đã
luống tuổi, bị ốm (và càng ngày ông càng hay bị ốm vặt thế, điều mà
Bim không thể không nhận thấy).
Bim nắm được rất chắc; cứ cào vào cửa, thế nào người ta cũng sẽ mở cho
vào; cái cửa sinh ra chính là để cho người ta có thể vào được: khắc yêu
cầu, khắc vào được. Đứng trên quan điểm của một con chó, đó đã là một
niềm tin vững chắc.
Có điều là Bim không biết, nó không biết và không thể biết được rằng
niềm tin ngây thơ ấy về sau này đã đem lại cho nó biết bao sự vỡ mộng
và tai ương, nó không biết và không thể biết rằng có những cánh cửa
không mở ra, dù nó có cào đến
Nhưng đó là chuyện về sau, chuyện chưa biết, và bây giờ chỉ còn một
điều để nói: Bim, một con chó có tài đánh hơi xuất sắc, dẫu sao cũng vẫn
là đáng ngờ; nó không được cấp giấy chứng chỉ chó nòi. Ivan Ivanưts đã
hai lần đưa nó đi triển lãm: người ta đã đưa nó xuống đài không cần
đánh giá. Nghĩa là nó bị loại.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 18
Nhưng Bim vẫn cứ không phải thuộc một giống nòi vô tích sự, mà là
một con chó thực thụ, tuyệt vời: nó đã bắt đầu công việc săn chim từ lúc
tám tháng tuổi, Và săn ra săn! Những muốn tin rằng trước mắt nó mở ra
một tương lai tốt đẹp.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
CHƯƠNG 2
RỪNG XUÂN
Vào mùa săn thứ hai, tức là năm thứ ba sau khi Bim ra đời, Ivan Ivanưts
cho nó làm quen với rừng. Đó là một chuyện hết sức lý thú đối với cả
chó lẫn chủ.
Trên bãi cỏ và cánh đồng kia mọi cái đều thấy rõ ràng: khoảng rộng,
ngọn cỏ, cây lúa, lúc nào cũng trông thấy bóng chủ, cứ lao như một con
thoi sục sạo ngang dọc, tìm kiếm, phát hiện, khựng lại và đợi lệnh.
Tuyệt! Còn ở trong rừng đây thì lại hoàn toàn khác hẳn.
Đầu mùa xuân.
Khi hai thầy trò đến đây lần đầu, trời chỉới hoàng hôn, nhưng giữa các
hàng cây đã nhọ mặt người mặc dù bóng lá còn chưa hiện. Ở dưới thấp
mọi vật đều sẫm màu: các thân cây, lớp lá màu nâu thuẫn của năm
trước, các ngọn cỏ khô, và ngay cả đến những trái kim anh đỏ thắm của
mùa thu cầm cự được qua mùa đông, giờ đây nom cũng cứ như những
hạt cà phê vậy.
Cành lá khẽ xào xạc gió nhẹ, nghe lơ thơ và trần trụi: chúng như sờ soạng nhau
khi chạm nhau ở đầu cành, khi thì khẽ đụng nhau ở giữa
cành: chúng còn sống không nhỉ? Ngọn cây khe khẽ lắc lư, - dù không
lá, cây có vẻ vẫn còn sống. Muôn vật xào xạc huyền bí và ngào ngạt mùi
hương: cả những cây kia, cả lớp lá dưới chân, mềm mại và quyện hương
xuân của đất rừng, cả các bước chân của Ivan Ivanưts bước đi rón rén và
êm ru. Đôi ủng của ông cũng xào xạc, và vết chân ông ở đây cũng sực
mùi hơn ở ngoài đồng. Sau mỗi gốc cây lại có một cái gì mới lạ, bí hiểm.
Chính vì vậy mà Bim không rời xa Ivan Ivanưts quá hai chục bước: nó
chạy lên trước - tạt trái, tạt phải - rồi chạy trở lại, rồi nhìn mặt chủ, ý hỏi:
"Ta sa vào đây để làm gì thế nhỉ?".
- Không biết để làm gì à? - Ivan Ivanưts đoán hiểu. - Rồi sẽ biết, Bim ạ
rồi sẽ biết. Cứ đợi tí.

nữa này
 

6
7 tháng 10 2016

Hay !

7 tháng 10 2016

còn khá nhìu

5 tháng 2 2017

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết haha

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốtleuleu

22 tháng 1 2019

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ? Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. ...
Đọc tiếp

a) Tìm các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ sau và nêu ý nghĩa của chúng đối với bài thơ?
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh)
b) Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả và cảm nghĩ của tác giả trong đoạn trích sau. Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tình cảm của tác giả có thể bộc lộ được không?
Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ, cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh.
​c) Hãy nêu mục đích sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm?

4
6 tháng 11 2016

a) Tự sự : 2 câu đầu

Miêu tả : 2 câu cuối

=> Ý nghĩa : Vừa miêu tả, vừa kể để bộc lộ tâm trạng

b) Mục đích: Giúp tác giả có thể nói lên tâm tư tình cảm của mình và có thể phát biểu cảm nghĩ của mình

6 tháng 11 2016

 

T ko ngờ. M rảnh ghê luôn á Dương

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan BÀI LÀMBà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên...
Đọc tiếp

Đề : Biểu cảm về bài thơ Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

BÀI LÀM

Bà Huyện Thanh Quan là một nữ thi sĩ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX . Bà tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của bà đều có giá trị to lớn . Ai đã từng đọc thơ của bà đều không thể quên được vẻ dịu dàng , trang trọng với nỗi buồn kín đáo, ẩn trong từng câu chữ . Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là một minh chứng tiêu biểu cho điều ấy

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời,non,nước

Một mảnh tình riêng , ta với ta

Với thể thơ thất ngôn bát cú cùng phong cách trang nhã , bài thơ Qua Đèo Ngang đã cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng sự sống của con người nhưng hoang sơ , đồng thời thể hiện nỗi tâm tư cô đơn lẻ lỏi khi nhớ về quê hương mình giữa chốn ‘‘đất khách quê người’’

Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang vu , tĩnh mịch của Đèo Ngang lúc chiều tàn :

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá , lá chen hoa

Với nghệ thuật điệp từ (chen) , cách gieo vần lưng , vần chân nhà thơ đã liệt kê cảnh Đèo Ngang có cỏ , có cây , đá , lá , hoa là ta đã nhận ra nỗi buồn xa vắng .

Câu thơ đầu đã xuất hiện cụm từ “bóng xế tà” , trời đã về chiều . Bà Huyện Thanh Quan vì lần đầu xa nhà , xa quê mà gặp phải cảnh vật bát ngát núi rừng lúc chiều tà , chỉ sót lại vài tia nắng vàng vọt , yếu ớt . Điệp từ (chen) cùng với cách gieo vần chân , vần lưng khiến cho ta như hình dung được khung cảnh Đèo Ngang không phải cỏ cây được tỉa tót , cây trồng phẳng từng hàng mà cây cỏ ở đây um tùm , rậm rạp , chen chúc đón những ánh nắng yếu ớt còn sót lại cuối ngày . Cảnh vật hoang sơ , vắng vẻ làm cho bà thêm ngỡ ngàng . Từ “tà” là khái niệm sắp tàn lụi , biến mất . Yếu tố thời góp phần làm tăng thêm nỗi buồn của câu thơ , nói lên tiếng lòng của bao người tha hương . Cảnh tuy mang đầy sức sống hoang dã của rừng núi nhưng vẫn hiu hắt , tiêu điều . Đó chính là bản thân cảnh vật hay do hồn người phả vào cảnh vật . Bởi nếu người buồn thì cảnh vật nào vui bao giờ , nỗi buồn của tác giả như lan tỏa thấm vào vạn vật . Và rồi trên đỉnh Đèo Ngang , nữ thi sĩ đã phóng tầm mắt về phía xa để tìm kiếm chút sự sống linh động : xa xa dưới núi thấp thoáng bóng dáng của con người

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Với hai câu thơ thực tác giả đã sử dụng cụm từ láy “lom khom” , “lác đác” . Câu thơ đã gợi cho ta hình dung trong bóng hoang hồn , hiện lên hình ảnh thưa thớt của những chú tiều phu đang đốn củi , mấy quán chợ liêu xiêu trong gió . Những từ láy tượng hình “lom khom , lác đác” được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh thêm cảnh vật thưa thớt , vắng lắng . Con người hiện lên trên cái ngút ngàn mênh mông của thiên nhiên không làm cho cảnh vật thêm tươi vui , nhộn nhịp mà càng làm cho bức tranh thiên nhiên vắng lặng , quạnh hiu hơn . Từ vài , mấy là những lượng từ chỉ số ít như khắc sâu sự rời rạc , vắng vẻ nơi đây . Cảnh vật nơi đây thưa thớt , đượm buồn và cái hình ảnh ấn tượng về sự vắng vẻ , lát đác , thoáng vắng cứ thêm đậm , thấm sâu vào lòng người xa xứ . Trong sự hiu quạnh đó , bỗng nhiên văng vẳng tiếng kêu đều đều man mác :

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Câu thơ sao mà tha thiết , khắc khoải đến thế ! Nghệ thuật ẩn dụ , đối đảo ngữ và sử dụng điển tích được bà Huyện Thanh Quan sử dụng một cách thuần thục và thật hay . Nghệ thuật chơi chữ “quốc quốc”,”gia gia” phải chăng chính là Tổ quốc và gia đình của bà hồi ấy ? Những âm thanh ấy vang lên sinh động , đượm buồn và khắc khoải triền miên không dứt . Nhưng có thật bà đã nghe được tiếng chim gia gia , chim quốc quốc hay chính là tưởng tượng của tác giả . Tiếng chim gia gia da diết phải chăng là nỗi nhớ nhung tha thiết của bà khi phải rời xa gia đình , vượt nghìn trùng vào kinh đô xứ Quế nhận chức “cung trung giáo tập” . Còn tiếng chim quốc quốc “nhớ nước đau lòng” khắc khoải ? Hay chính là tâm sự thầm kín , sự hoài niệm về quá khứ vàng son của đất nước . Chỉ với hai câu luận , ta đã thấy rõ được tư tưởng luôn hứng về quê hương , đất nước và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan . Ai bảo rằng , người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời không có được những tình cảm thiêng liêng đó ! Thiên nhiên bao la đã gợi ra cho người thi sĩ bao suy tưởng lớn lao và bây giờ thiên nhiên lại kéo bà trở về với hiện thực một mình đơn lẻ :

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Điệp từ (ta) , quan hệ từ (với) được đối lập với hình ảnh ‘‘Một mảnh tình riêng’’ tạo nên một phép đối thú vị ở câu kết . Ta như thấy được sự cô đơn , lẻ lỏi của bà Huyện Thanh Quan . Bốn chữ ‘‘dừng chân đứng lại’’ khiến ta như thấy được tiếng kêu sững lại của tác giả trước cảnh thiên nhiên bao la , ngút ngàn . Một cái nhìn mênh mông : trời , non , nước , nhìn xa lẫn nhìn gần , sâu trong bốn phía . Rồi nữ thi sĩ thấy lòng mình chùng xuống , giữa cái thiên nhiên bao la mênh mông vô hạn của vũ trụ như tương phản với cái nhỏ bé của nỗi tâm tư thầm kín , ‘‘mảnh tình riêng’’của bà . Cụm từ ‘‘ta với ta’’ không mang nỗi vui sướng hân hoan , thân thiết như của Nguyễn Khuyến mà lại trầm buồn , ưu uất . Một nỗi buồn cô đơn lẻ loi không một ai chia sẻ ngoài trời mây non nước bát ngát , mênh mông nơi đỉnh đèo xa lạ đối diện và chiêm ngưỡng thiên nhiên vô cùng tận trong ánh hoàng hôn vừa tắt . Đọc câu thơ ta không khỏi nghẹn ngào , mủi lòng trước sự cô đơn , trống vắng của nhà thơ .

Bài thơ ‘‘Qua Đèo Ngang’’ bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tiêu biểu của bà Huyện Thanh Quan . Với lối tả cảnh ngụ tình điêu luyện hòa với giọng thơ nhẹ nhàng , sâu lắng , xao xuyến bâng khuâng . Những phép đảo , đối ngữ được tác giả sử dụng thật đắt , thật độc đáo . Cảnh Đèo Ngang hiện ra nên thơ , trầm buồn . Đó chính là bức tranh độc đáo bộc lộ niềm cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hòa với tình yêu quê hương đất nước đậm đà mà còn thể hiện bút pháp điêu luyện , trang nhã của một tài năng . Qua Đèo Ngang là bài thơ có một mà không hai .

[Các bạn nhận xét giúp mình với ! Nhận xét rõ ràng , sửa chữa và chấm điểm bài viết luôn thì càng tốt . Mình muốn có nhiều ý kiến để sửa bài thêm hay thôi ^^ Mình cám ơn mọi người trước]

2
12 tháng 12 2016

bài này bạn viết khá tốt. Nếu đk chấm mk sẽ cho bạn 8,5đ bài này

12 tháng 12 2016

Cám ơn bạn rất nhiều ^^

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió...
Đọc tiếp

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.
Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.
Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?
Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?
Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?
Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió đìu hiu?
Em đã khóc khó thật nhìu nhưng có ai xót xót cho em?
Nó thèm đồng tiền lẻ của mẹ cho nó để ăn kem,
Nó thèm tiếng à ơ của mẹ rku nó ngủ trong đêm,
Nhưng có lẽ sẽ là kí ức mà nó giấu sâu mãi trong tim.
Vì mẹ đã nhẫn tâm:
Bỏ em đứng khóc góc hiiên nhà, 
Theo người đàn ông lạ mẹ nhìn em không chút xót xa
Tay mẹ rút vài trăm ngàn nhét vội cho ông bà
Bước lên chiếc xe lạ rùi bóng mẹ dần dần xa.
Và ngày tháng trôi wa lời chế giễu, lời dèm pha
Nó vẫn nghe, vẫn pít, nó vẫn mặc kệ người tar
Nhưng đâu đó trong suy nghĩ nó vẫn không thể bỏ ngòai tai
Những lời đó như động lực giúp nó cứ lao vào sa đà
Cứ thế nó bỏ học bắt đầu pít cãi lời ông bà
Ăn cắp hết tiền nhà cùng tụi bạn bỏ đi xa
Bước chân lên Sài thành_nơi lộng lẫy xa hoa
Bắt đầu tập tành chơi từ việc cà phê vs thuốc lá
Tập xiếc nổ bồ đà, rùi dần dần chơi vs ma
Cái túi không còn đạn bắt đầu ăn cắp của người tar
Cướp giật, xin đễu, lập băng đâm chém vs người lạ
Rùi một ngày nó đã bị bắt khi giao hàng cấm trong wán baz
Tòa tuyên nghe mức hình phạt là tám năm ngồi trong nhà đá
Bước chân như ngã quỵ không pít tới bao giờ được ra
Tương lai như khép lại không pít bao giờ mới được thả
Nó được về vs xã hội nó sẽ được sống như người tar
Ngày nó vào trại chỉ có ông bà nó đến thăm
Nó nói vs ông bà là "Kon nhớ mẹ lắm"
Gịot nước mắt nó ngậm ngùi ông bà chỉ pít ngồi lặng thầm
Nó bước quay vào trong vs một nỗi pùn sâu thẳm
Giấc ngủ đêm nay nó mún mơ mình thấy mẹ
Thấy mẹ đến thăm nó và sẽ hát ru cho nó nghe
Nó sẽ nằm trong lòng mẹ và ngủ một giấc thật là dài
Nó sẽ ôm chặt lấy mẹ, giữ mẹ của nó lại mãi mãi
Nếu như ngày đó mẹ nó không bước theo đam mê
Nếu mẹ ở lại thật thì cuộc đời nó đâu như thế 
Nếu như còn có mẹ thì tương lai nó đâu ê chề
Và nếu nó còn có mẹ thỉ cuộc sống đã bình yên nơi vùng wê
Đôi lúc nó rất hận và dường như căm ghét mẹ lắm
Mẹ bỏ rơi cuộc sống nó con tàu bé nhỏ như bị đấm
Giữa cuộc đời này cám dỗ vs những con đường đi sai lầm
Nó vấp ngã thật là đau rùi phải đướng dậy trong âm thầm
Giờ đây sau song sắt, bộ quần áo sọc trắng đen
Giọt nước bùn lăn trên mắt thấm vào môi vị đắng men
Ngồi đếm từng vết cắt làm nước mắt càng đáng thêm 
Và đôi lúc lòng đau thắt khi hình ảnh mẹ bị lấm lem
Nó đã rất rất là bùn khi mà mẹ không đến thăm 
Nó cứ chờ mẹ mãi chờ mẹ hòai theo tháng năm
Cò lẽ mẹ đã quên thằng con hư như nó rùi
Nhưng nó sẽ lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.
Giờ đây sau song sắt..........nhưng nó lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.

cảm nhận đi
13
11 tháng 5 2016

Bài này cũng hay, nhưng bạn dùng từ ngữ còn sai nên nó hơi cu te xíu

11 tháng 5 2016

khocroi

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :"Tiếng suối trong như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.

a) Tác giả đã thể hiện cảm xúc của mình qua tưởng tượng, liên tưởng và suy ngẫm về những chi tiết, hình ảnh của bài thơ. Hãy tìm ra những yếu tố đó trong bài văn trên.

b) Tác giả đã triển khai các ý trong bài văn trên như thế nào ?

3
15 tháng 11 2016

a) _ Những yếu tố tưởng tượng , liên tưởng :

+ Có một thứ âm thanh .... tiếng suối !

+ Thứ ánh sáng dát vàng .... hoa .

+ Trăng , cổ thụ , ..... bức tranh !

+ Bức tranh thiên nhiên .... yêu .

_ Những yếu tố suy ngẫm :

+ Non sống ... đồng bào

+ Nếu ko phải là ...... nhường ấy .

_ Triển khai các ý : bộc lộ cảm xúc thông qua nội dung và nghệ thuật .

( mk ngại viết , chắc bn có sách vnen nên .... mk chấm 3 chấm là từ đoạn đó đến đó ha )

 

15 tháng 11 2016

hay chờ cj Mai Phương aNH

Đề 2:Tả bình minh trên biểnBài làmMỗi người sinh ra đều có một quê hương.Ai cũng dành cho quê mình những tình cảm đặc biệt.Có người yêu tha thiết dòng sông chảy qua làng, có người luôn mang theo hình bóng mái đình làng cổ kính bên những gốc đa già.Với tôi, biển đã gắn bó và là người bạn thân thiết cùng tôi từ hồi còn bé.Trong mắt tôi, biển còn là một thế giới diệu kì, là cái...
Đọc tiếp

Đề 2:Tả bình minh trên biển

Bài làm

Mỗi người sinh ra đều có một quê hương.Ai cũng dành cho quê mình những tình cảm đặc biệt.Có người yêu tha thiết dòng sông chảy qua làng, có người luôn mang theo hình bóng mái đình làng cổ kính bên những gốc đa già.Với tôi, biển đã gắn bó và là người bạn thân thiết cùng tôi từ hồi còn bé.Trong mắt tôi, biển còn là một thế giới diệu kì, là cái hộp đựng chứa biết bao những kỉ niệm vui buồn.Nhưng biển đẹp nhất, huy hoàng nhất vẫn là vào lúc bình minh.

Mờ sáng, biển mang một vẻ đẹp cổ tích mơ màng như nửa thực nửa mơ trong tấm áo khoác dệt từ lớp sương trắng bạc mong manh.Không khí lúc này trong lành, dịu mát.Chị gió mang theo hơi nước có vị mặn mặn của biển hòa quyện vào cùng cái hương thơm thoang thoảng từ những cánh đồng lúa chín.Bầu trời màu trắng sữa trong hơi sương, dàn dần, chân mây ửng lên sắc thắm hoa đào phớt hồng.Thế rồi, từ phương đông, những tia sáng màu vàng nhạt xuất hiện, báo hiệu một ngày mới sắp bắt đầu.Ông mặt trời từ từ nhô lên cao, to như một quả cầu lửa khổng lồ đang lơ lửng trên mặt mặt biển, tỏa ra những tia nắng yếu ớt lấp lánh xuống dòng nước mát.Lúc này, biển mang một cái vẻ xanh dịu hiền.

Ông mặt trời nhấp nhô nhấp nhô.Chị gió đưa mình, phảng phất lướt qua làm những gợn sóng lăn tăn trắng xóa.Hai bên bờ là hai ngọn núi cao sừng sững như đang muốn ôm lại cái bình minh.Những anh dừa, anh phi lao đung đưa, nghiêng mình vang lên những tiếng rì rào trong gió.Những cánh hải âu chao qua chao lại trên mặt biển.Thỉnh thoảng lại có chú cá vừa bắt được mồi liền quẫy mạnh một cái, bay vọt lên không trung như đang muốn đùa giỡn với mọi người.Mặt trời càng lên cao, thủy triều càng rút xuống.Từng đợt sóng vỗ mạnh vào bờ.Trước mắt tôi là một bãi cát trải dài nhìn mãi cũng không thấy cuối bãi.Ánh nắng càng vàng, bãi cát cũng cứ như vàng thêm.Trên cát, những chú còng còng to, nhỏ đủ loại bò đầy, cứ lượn qua rồi lượn lại.Lúc sáng sớm, lũ còng bò ra khỏi tổ(tổ của chúng sâu lắm, nằm mãi dưới một lớp cát dày)làm cho bãi cát có hững lỗ nhỏ li ti.Tổ còng còng trải thành một vòng tròn to, có nhiều lỗ nên nhìn chúng cứ như những tràng pháo hoa vừa được bắn lên.Sóng biển bập bềnh, bập bềnh, đưa những vỏ sò, vỏ ốc trắng tinh do nó đã rửa sạch vào bờ.Xa xa phía chân trời là những con thuền ra khơi.Thuyền ra khơi có đủ loại, thuyền mẹ, thuyền con cứ thế nối đuôi nhau trên mặt nước.Trên bờ kè, những chiếc thuyền thúng của người dân đêm qua đi bắt cá được xếp thành hàng dài, thẳng tắp như các bạn học sinh đang xếp hàng.Tiếng rì rào của biển và những dãy núi đồi không ngớt vọng về trong hơi gió.

Tầm sáu giờ, mọi người đã tập trung tấp nập ở bãi biển.Các cụ già cùng các cô các bác dạo đi quanh bãi, vừa đi vừa hít thở không khí trong lành.Những chiếc thuyền của các bác ngư dân đi đánh cá đêm qua giờ đã trở về.Từng mẻ cá, mẻ tôm được xếp vào thùng.Thùng nào cũng đầy ắp cá tôm.Nhìn những chú cá trông thật đẹp.Có con thì màu vàng đất, có con thì lại màu trắng đen.Chúng cố giãy đành đạch trong thùng như đang muốn bảo con người trả nó về biển khơi .Trong lúc mọi người đang xếp từng con cá đem ra chợ bán thì đây cũng là lúc nhiều người bắt đầu một cuộc hành trình ra khỏi mới.Tiếng vỗ về của biển cả hòa quyện cùng tiếng cười nói của người dân nơi đây tạo nên câu hát khuyến khích những người ra khơi đầy may mắn, sẽ mang về mẻ cá lớn.

Trên những khu khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp, cạnh đó có những người khách du lịch nước ngoài đang ngắm cảnh bình minh.Thỉnh thoảng, họ lại giơ tay chỉ chỉ rồi lại cười vang lên.

Vào những ngày nghỉ, lũ trẻ con trong làng rủ nhau ra biển chơi.Đứa thị vác xô đi bắt còng còng, đứa thì mang bên mình một chiếc giỏ to, xinh xắn đi nhặt những vỏ sò, vỏ ốc về làm kỉ niệm, trang trí.Trong lũ trẻ con ấy cùng có tôi.Để bắt được còng còng, lũ trẻ phải chuân bị cần câu từ hôm trước.Sáng hôm sau, chúng nó chỉ việc vác xô đi bắt thôi.Trông vậy nhưng mà bắt còng còng cũng không khó lắm.Mới sáng không biết chúng đã bắt được nhiều còng chưa mà nhiều đứa còn nhảy xuống tắm biển nữa cơ.Chúng hò hét vang động cả một vùng.

Biển cho ta một cảm giác vui vẻ, thư giãn.Khi bình minh lên, tâm hồn ta như được gột rửa, ta sẽ thấy như quên hết mọi chuyện buồn phiền, lo lắng mà chuẩn bị một ngày làm việc mới đầy thú vị và vui vẻ.

Đã bao lần tôi được ngắm bình minh trên biển.Lần nào tôi đi cũng có cảm giác như lần đầu.Đối với tôi, biển không chỉ là người bạn thân của tôi mà biển còn là người bạn của biết bao người dân quê tôi.Nó đã khắc ghi vào kí ức của mỗi đứa trẻ khi rời xa quê.Tuy giờ đây tôi đã phải xa biển nhưng tôi sẽ không bao giờ quên những kỉ niệm đẹp đẽ, những ngày được rong chơi trên bãi cát vàng với lũ trẻ làng-nơi tôi đã chôn dấu biết bao kí ức ngọt ngào bên bãi biển năm xưa, nơi tuổi thơ tôi bắt đầu...

NHẬN XÉT GIÙM VỚIhehebanhqualeuleu

4
28 tháng 11 2016

tự viết ak...

28 tháng 11 2016

Tự làm thì đừng đem ra khoe giùm cái !

hiu

Nói chung thì cũng hay

haha