Câu 1: Trong tháp dinh dưỡng theo chỉ định của ngành y tế thì nhóm thực phẩm nào được khuyến cáo chỉ nên ăn vừa phải? A. Thịt, cá. B. Rau củ. C. Hoa quả chín. D. Dầu, mỡ. Câu 2: Không khí là một hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích các chất là: A. 21% khí Oxygen ; 77% khí Nitrogen còn lại là các chất khí khác. B. 21% khí Oxygen ; 78% khí Nitrogen còn lại là các chất khí khác. C. 21% khí Nitrogen ; 78% khí Oxygen còn lại là các chất khí khác. D. 21% khí Nitrogen ; 77% khí Oxygen còn lại là các chất khí khác. Câu 3: Hoạt động nào sau đây không làm giảm nồng độ khí Oxygen trong không khí? A. Cây xanh quang hợp. B. Sự hô hấp của động, thực vật. C. Đun nấu thức ăn bằng bếp gaz. D. Đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất. Câu 4:. Dãy nào trong các dãy dưới đây đều là lương thực? A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp. Câu 5: Cách nào sau đây là cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả và tiết kiệm? A. Điều chỉnh bếp gas ở mức nhỏ lửa nhất B. Chẻ nhỏ củi, cung cấp đủ khí oxygen cho quá trình cháy. C. Dùng quạt thổi đều vào bếp củi khi đang cháy. D. Cho nhiều than, củi vào trong bếp đun cùng lúc. Câu 6: Những nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm không khí? (1) Cháy rừng, hoạt động của núi lửa. (2) Khí thải của các nhà máy, xí nghiệp. (3) Khí thải của các phương tiện giao thông. (4) Hoạt động đốt rơm rạ sau vụ gặt hái. (5) Khí thải của các động, thực vật trên trái đất. A. (1), (2), (3), (5). B. (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (1), (3), (4), (5). Câu 7: Dấu hiệu nào giúp ta có thể nhận biết một người bị ngộ độc thực phẩm? (1) Không sốt, đau đầu, đau bụng từng cơn. (2) Đau bụng, chóng mặt, buồn nôn. (3) Nôn ọe, đi ngoài nhiều lần dạng phân nước. (4) Cơ thể bị mất nước, sốt cao trên 380C. (5) Đau đầu, khó thở, ho, sốt cao trên 380C. A. (2), (3), (5). B. (3), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (1), (3), (4). Câu 8: Nhôm (Aluminium) là kim loại được ứng dụng khá rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Nhôm được sản suất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây? A. Quặng Bauxite B. Quặng Manhetite C. Quặng Hemantite D. Quặng Apatite Câu 9: Lương thực là nguồn cung cấp chính chất nào cho cơ thể? A. Khoáng chất B. Chất béo (Lipid) C. Protein D. Carbohydrate Câu 10: Các nhiên liệu ở dạng khí thường được ứng dụng để làm gì? (1) Sưởi ấm cho con người. (2) Đun nấu thức ăn. (3) Làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông. (4) Hàn cắt kim loại. (5) Sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. A. (1), (2), (3). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (5). D. (1), (2), (4). Câu 11: Hiện tượng người tuyết để ngoài sân, dưới sức nóng của mặt trời, sau một khoảng thời gian bị bốc hơi, đó là do sự chuyển thể nào? A. Sự bay hơi B. Sự nóng chảy C. Sự thăng hoa D. Sự đông đặc Câu 12: Sự chuyển thể nào sau đây của Nước chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. Câu 13: Hoàn thành nội dung bảng sau: Hiện tượng Tính chất của chất 1. Nước tinh khiết có nhiệt độ sôi ở 1000C 2. Thanh sắt để ngoài không khí bị gỉ. 3. Thức ăn để lâu ngoài không khí bị ôi thiu. 4. Kim loại dẫn nhiệt tốt, nhựa và thủy tinh dẫn nhiệt kém. 5. Nung mẩu đá vôi thấy có khí carbonic thoát ra ngoài không khí. 6. Khi nướng thịt, sau một thời gian ta ngửi thấy có mùi thơm hấp dẫn, kích thích cảm giác thèm ăn. Câu 14. Khi cầu thủ bóng đá sút vào quả bóng trên sân thì đã gây ra những kết quả gì? A. Làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng. C. Làm biến dạng quả bóng. D. Làm biến dạng và thay đổi chuyển động của quả bóng. Câu 15: Người ta dùng vật liệu Cao su để làm xăm lốp cho xe đạp, xe máy, ô tô là do đặc tính nào của Cao su? (1) Khả năng chịu nhiệt tốt. (2) Khả năng chống chịu ăn mòn tốt với nhiều môi trường. (3) Khả năng đàn hổi tốt. (4) Khả năng chịu mài mòn tốt. (5) Khả năng chịu lực tốt do có tính cứng cao. A. (1), (3), (5). B. (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (3), (4). Câu 16: Thang đo nhiệt độ Kelvin có đơn vị đo kí hiệu là gì? A. 0F B. 0C C. 0K D. K Câu 17: Khi quy đổi từ 900C sang thang độ Fahrenheit thì có giá trị tương ứng là: A. 900F B. 1800F C. 1620F D. 1940F Câu 18: Khi quy đổi từ 860F sang thang độ Kelvin thì có giá trị tương ứng là: A. 86 K B. 359 K C. 327 K D. 303 K Câu 19: Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? A. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. B. Sự nóng lên của cơ thể người. C. Sự thay đổi nhiệt độ của các chất. D. Sự nở vì nhiệt của chất khí. Câu 20: Khi quan sát hai người đang dùng lực để dịch chuyển chiếc tủ. Làm thế nào để biết, ai tác dụng lực đẩy, ai tác dụng lực kéo vào chiếc tủ? A. Dựa vào vị trí của mỗi người so với chiếc tủ. B. Dựa vào tư thế của hai người khi làm chiếc tủ dịch chuyển. C. Dựa vào vị trí của mỗi người và hướng chuyển động của chiếc tủ. D. Dựa vào lực tác dụng của mỗi người lên chiếc tủ. Câu 21: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật? A. Vì chúng có hệ mạch. B. Vì chúng có hạt nằm trong quả. C. Vì chúng sống trên cạn. D. Vì chúng có rễ thật. Câu 22: Hãy điền Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống với mỗi khẳng định dưới đây. STT Khẳng định ĐÚNG SAI 1 Rêu là những thực vật sống ở cạn đầu tiên. 2 Rêu là những thực vật có thân không phân nhánh, không có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, không có hoa. 3 Cây rêu con mọc ra từ nguyên tản. 4 Chỉ có rêu và dương xỉ mới sinh sản bằng bào tử. 5 Cây rau bợ giống cây chua me đất nhưng thuộc nhóm Dương xỉ. 6 Cây lông cu li có lá non cuộn tròn lại ở đầu, mặt dưới lá già có các đốm nhỏ chứa các túi bào tử. 7 Cây thông là thực vật có thân gỗ lớn, mạch dẫn phức tạp, sinh sản bằng hoa, quả, hạt. 8 Hạt kín là nhóm thực vật tiến hoá nhất. 9 Tất cả các loài thực vật đều có lợi cho con người vì vậy phải bảo vệ chúng. Câu 23: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt trần ? A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế. C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. D. Cây thông, cây bách tán, cây pơmu, cây vạn tuế. Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn? A. Một số đại diện có cơ thể đa bào. B. Cơ thể cấu tạo từ các TB nhân thực. C. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh. D. Thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Câu 25: Nhóm nấm có ích là: A. Nấm mốc, nấm hương, nấm sò. B. Nấm than ngô, nấm rơm, nấm hương. C. Nấm rơm, nấm hương, nấm sò, linh chi. D. Nấm rơm, nấm linh chi, nấm độc đen. Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng roi, trùng giày và trùng biến hình? A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng. B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào. C. Có khả năng quang hợp. D. Di chuyển nhờ lông bơi. Câu 27: Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật? A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thể đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường. Câu 28: Ghép tên nguyên sinh vật (cột A) với vai trò hoặc tác hại tương ứng (cột B). Cột A Cột B 1. Trùng giày a. gây bệnh sốt rét ở người. 2. Trùng sốt rét b. gây bệnh kiết lị ở người 3. Trùng kiết lị c. làm thức ăn cho các loài động vật nhỏ. Câu 29: Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm. Để đạt hiệu quả phòng bệnh cao, thời điểm tiêm vaccine thích hợp nhất là khi nào? A. Khi cơ thể có dấu hiệu bị bệnh. B. Khi cơ thể khỏe mạnh. C. Trước khi bị bệnh và cơ thể đang khỏe mạnh. D. Sau khi khỏi bệnh. Câu 30: Trùng sốt rét xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường máu. D. Đường bài tiết. Câu 31: Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn: (1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. (2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. (3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. (4) Dùng kháng sinh đủ thời gian. (5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm khuẩn. A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4). Câu 32: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi. B. Quai vị, lao phổi, viêm gan B. C. Tả, sởi, viêm gan A. D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da. Câu 33: Nhận định nào về vi khuẩn dưới đây là đúng? A. Vi khuẩn chưa có cấu tạo tế bào. B. Vi khuẩn chỉ sống trong cơ thể vật chủ. C. Vi khuẩn là sinh vật đơn bào nhỏ bé. D. Vi khuẩn không gây bệnh cho người. Câu 34: Trong các đại diên sau đây, có bao nhiêu đại diện thuộc giới Nguyên sinh? (1) Nấm sò. (2) Vi khuẩn. (3) Tảo lục đơn bào. (4). Rong. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 35: Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường nào? A. Đường tiêu hoá. B. Đường hô hấp. C. Đường máu. D. Đường bài tiết. Câu 36: Công cụ nào không hữu ích trong việc xác định các đặc điểm của sinh vật khi xây dựng khoá lưỡng phân? A. Kính lúp cầm tay. B. Kính viễn vọng. C. Kính hiển vi. D. Thước mét. Câu 37: Cho các đặc điểm sau: (1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm (2) Lập bảng các đặc điểm đối lập (3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài (4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân) (5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào? A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4) Câu 38: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật? A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi Câu 39: Cho bảng khoá lưỡng phân sau: Theo khoá lưỡng phân trên, nhóm thực vật có mạch dẫn, có hạt, có hoa là: A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 40: Virus không được coi là một sinh vật hoàn chỉnh vì: A. Virus thường gây bệnh ở người và động vật. B. Virus chưa có cấu tạo tế bào. C. Virus là loại tế bào nhỏ nhất. D. Virus không có khả năng nhân đôi
các thức ăn, rau, củ, quả ko thể để lâu, trừ khi chúng ta ướp chúng bằng muối....., nếu để lâu chúng sẽ bị nhiễm độc hoặc ôi thiu do một số loài mốc gây ra..