K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

Nguyên nhân và điều kiện

 

 - Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.

 

- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.

 

- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.

 

- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:

 

+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.

 

+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.

 

+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.

 

+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).

 

- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.

 

Các cuộc phát kiến địa lý:

Đi - a - xơ đến cực Nam châu Phi.- Va - xcô - đơ Ga - ma đến Tây Nam Ấn Độ.- Cô - lôm -bô tìm ra châu Mĩ.- Me - gien - lan đi vòng quanh trái đất.

4 tháng 3 2019

Lời giải:

Những điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI bao gồm:

- Sự tiến bộ về khoa học- kĩ thuật: các nhà hàng hải đã bắt đầu nghiên cứu về các dòng hải lưu, hướng gió, bước đầu hiểu biết địa lý của các đại dương. La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc xác định hướng đi. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời của tàu Caraven- loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới

Những hiểu biết mới về trái đất cho rằng trái đất là hình cầu chứ không phải là một mặt phẳng, tài liệu ghi chép của những người đi trước như Mác-cô-pô-lô, Framauro

Sự ủng hộ vật chất của triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: chi phí chi trả cho một chuyến đi quá lớn, các lãnh chúa địa phương không đủ khả năng đáp ứng. Thời kì này triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mạnh tay đầu tư cho các chuyến thám hiểm hi vọng sẽ thu được nhiều vàng bạc từ phương Đông. 

=> Loại trừ đáp án: B

Đáp án cần chọn là: B

2 tháng 9 2017

a) Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí :

- Do sự phát triển kinh tế , các thương nhân cần có :
+) Nguồn vốn

+) Nguồn nguyên liệu

+) Thị trường mới

b) Điều kiện để thực hiện đc các cuộc phát kiến địa lí :

- Phát triển về khoa học kĩ thuật . Con người đã chế tạo ra các con tàu , con thuyền lớn ; la bàn định hướng ; đồng hồ cát ; .....

- Các thủy thủ có lòng quả cảm

Vì sao lại có cuộc phát kiến lớn về địa lí?

Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới. Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. Thế là người ta ra đi, bất chấp mọi hiểm nguy, vượt trùng dương xa xôi với hi vọng tìm được những "mảnh đất có vàng". Quả nhiên, họ đã tìm ra nhiều vùng đất mới mà trước kia họ chưa biết tới.
Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện nhờ những điều kiện nào?

Vào thời gian ấy, khoa học -kỹ thuật có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết địa lí của các đại dương. Người ta đã xác định được hướng con tàu không chỉ bằng cách quan sát chiều gió, hải lưu, màu nước hoặc chim biển mà còn bằng biện pháp xác định vị trí của tàu không cần vật chuẩn. La bàn cùng với máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng giữa các đại dương bao la. Người ta cũng đã vẽ được những bản đồ và hải đồ có ghi các bến cảng. Kỹ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn và boong để có thể đặt đại bác. Những kiểu tàu mới đã xuất hiện. Ca-ra-ven trở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới.

Những cuộc hành trình của người Âu châu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của một số người đi trước (như Mác-cô Pô-lô, người I-ta-li-a) cũng giúp cho các cuộc phát kiến địa lí ở các thế kỉ XV - XVI có điều kiện dễ dàng hơn.

1) Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? Nước nào đã tiên phong trong công cuộc thám hiểm này?2) Ai là người đã tìm ra châu Mĩ?3) Mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?4) Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt5) Cơ cấu hành chính dưới thòi Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?6) Vì sao luật pháp thời Lý...
Đọc tiếp

1) Cuộc phát kiến địa lí vào thế kỉ XV được thực hiện bằng con đường nào? Nước nào đã tiên phong trong công cuộc thám hiểm này?

2) Ai là người đã tìm ra châu Mĩ?

3) Mục đích của cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV của các quý tộc phong kiến châu Âu?

4) Vì sao nhà Tống lại muốn đem quân xâm lược Đại Việt

5) Cơ cấu hành chính dưới thòi Lý được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?

6) Vì sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

7)Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược trong những năm 1075 – 1077 do ai chỉ huy?

8) Mục đích của Lý Thường Kiệt khi đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm là gì?

9) Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào

10) Vào mùa Xuân vua Lý thường về địa phương để là gì?

 11) Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào thời gian nào?

12) Nhà Lý mở khoa thi để tuyển chọn quan lại, vậy khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm nào?

13) Nhà Trần được thành lập vào thời gian nào? Ai là vị vua đầu tiên của nhà Trần?

14) Bộ luật của thời Trần có tên gọi là gì? Ban hành vào năm nào?

15) Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương nào?

16) Thời Trần những người nào được tuyển chọn vào cấm quân?

17) Nhà Trần đã đặt thêm các chức gì để nhằm phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp?

18) Triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông Cổ xâm lược?

19) Hội nghị Diên Hồng do nhà Trần tổ chức đã triệu tập những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

20) Thời Trần, ruộng đất của quý tộc, vương hầu do khai hoang mà có gọi là gì?

TỰ LUẬN:

1) Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên? Hãy chỉ ra cách đánh giặc độc đáo của vua tôi nhà Trần trong 3 lần kháng chiến?

2) Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược lần thứ ba (1287 – 1288) của nhà Trần?

3) Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên giành thắng lợi?

0
13 tháng 5 2021

a) Nông nghiệp:

- Công cuộc khai hoang: được đẩy mạnh nhưng ruộng đất hoang hóa vẫn còn nhiều.

- Chính sách quân điền: được đặt lại nhưng tổng diện tích ruộng đất công còn quá ít. Nông dân vẫn không có (hoặc thiếu) ruộng đất để cày cấy.

- Đê điều: tuy được sửa đắp nhưng vỡ đê, lụt lội vẫn thường xuyên xảy ra khiến làng xóm tiêu điều, mùa màng bị tàn phá.

b) Công thương nghiệp: phát triển.

- Công nghiệp, thủ công nghiệp:

+ Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu, khai mỏ...

+ Thủ công nghiệp nhà nước phát triến mạnh và có nhiều thành tựu lớn.

Đặc biệt là việc đóng thành công chiếc tàu thủy chạy bằng máy bơm nước theo kiểu phương Tây.

+ Thủ công nghiệp nhân dân tiếp tục phát triến nhưng thuế nặng.

c) Thương nghiệp:

+ Đất nước thống nhất thuận lợi cho việc trao đổi buôn hán. Các đô thị. thị tứ phồn thịnh.

+ Thuyền buôn nước ngoài thường xuyên đến buôn hán. Nhà nước cũng có thuyền chở gạo và đường sang các nước xung quanh để trao đôi. Tàu buôn phương Tây cũng đến buôn bán ở các hải cảng Việt Nam nhưng nhà Nguyễn không cho họ mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào ở một số cảng quy định.

 

 

13 tháng 5 2021

thanks~

17 tháng 5 2016

Kết quả:

– Cuộc hành trình của Vaxcodo gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi hy vọng) rồi vượt qua Ấn độ dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo đã đến các quần đảo ĐNA rồi đi vào Biển Đông tới các cacngr Trung Hoa và Nhật Bản

– Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và vêpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lần là “Tây Ấn Độ”

– Cuộc thám hiểm của Megienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quàn đảo vùng ĐNA, được đặt tên là Philippin

==> Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo đã đem lại nhiều kết quả to lớn vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong lịch sử loài người

Ý nghĩa:

-  Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

-  Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

-  Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

-  Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

 

17 tháng 5 2016

- Kết quả : Bất chấp mọi nguy hiểm các nhà thám hiểm vượt trùng dương xa xôi tìm được nguồn nguyên liệu quý giá là những mảnh đất có vàng, bạc, châu báu khổng lồ và những vùng đất mênh mông mà trước đây họ chưa biết tới.

- Ý nghĩa : 

       + Thúc đẩu thương nghiệp phát triển

       + Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản

26 tháng 10 2023

- Phát triển vùng đất mới: Các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra cơ hội cho việc phát triển và mở rộng vùng đất mới. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng dân số và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các nền văn hóa và nền kinh tế.

- Giao lưu văn hóa và trao đổi: Việc kết nối các khu vực địa lý khác nhau đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa và trao đổi giữa các dân tộc và quốc gia. Điều này đã làm phong phú và đa dạng hóa văn hóa, ngôn ngữ, và kiến thức của loài người.

- Sự xuất hiện của các đế chế và quốc gia mạnh: Các cuộc khám phá và mở rộng địa lý đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các đế chế và quốc gia mạnh. Các quốc gia này đã thống nhất và quản lý các lãnh thổ lớn hơn, tạo ra sự ảnh hưởng lớn đối với lịch sử và chính trị thế giới.

- Thay đổi trong nền kinh tế: Các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra cơ hội thương mại mới và tạo ra các tuyến đường thương mại quốc tế. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế và thương mại giữa các quốc gia.

- Thay đổi trong tri thức và khoa học: Các cuộc phát kiến địa lý đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học và tri thức. Các nhà khoa học và nhà thám hiểm đã tiến hành nghiên cứu và khám phá mới, làm gia tăng kiến thức của con người về thế giới tự nhiên và xã hội.