K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

giuy mình với mình cần gấp ai trả lời được mình cho 1 tỷ

26 tháng 10 2017

hu hu mau lên

28 tháng 2 2022

Em bé đã hỏi ngược lại viên quan rằng ngựa của ông một ngày đi được bao nhiêu bước. Cách trả lời của em bé thể hiện sự thông minh, nhanh trí của em bé, giúp người cha trả lời được câu hỏi khó của viên quan.

4 tháng 11 2016

cái đó dễ mà bn

haha

4 tháng 11 2016

mk đăng lên chứ lười làm lắm!

19 tháng 5 2018

- Các từ in đậm: chưa (hành động có thể xảy ra và không (hành động không thể xảy ra).

→ Thể hiện sự thông minh nhanh trí của chú bé khi người cha chưa kịp phản ứng thì chú bé đã có câu trả lời.

22 tháng 10 2016

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.

Chúc bạn học tốt! Bài tham khảo nha!

10 tháng 12 2017

1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)

- Một hôm, cha tôi đang đánh trâu cày còn tôi đang đập đất thì có một viên quan dừng ngựa gần chỗ chúng tôi.

- Viên quan hỏi cha tôi: “Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày dược mấy đường?”

- Khi đó, tôi khoảng bảy, tám tuổi nhưng nghe ông quan hỏi cha tôi thế nên tôi đã hỏi vặn lại quan rằng: “Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường”

- Tôi thấy ông quan há hộc mồm sửng sốt không biết trả lời tôi ra sao.

- Ông quan hỏi tôi về tên họ, làng xã quê quán của cha con tôi rồi phi ngựa đi thẳng.

2. Phần Thân bài (Diễn biến câu chuyện)

a). Vượt qua thử thách lần thứ nhất

- Một hôm, nhà vua ban cho làng tôi ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh làm sao phải nuôi cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

- Cả làng lo lắng. Biết chuyện, tôi xin cha tôi thưa với dân làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp đê mọi người ăn một bửa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo nếp bán đi lấy tiền làm lộ phí cho cha con tôi trẩy kinh lo liệu việc của làng.

- Làng ngờ vực bắt tôi viết giấy cam đoan mới đám ngả trâu đánh chén.

- Sau đó mấy hôm, cha con tôi lên đường. Đến hoàng cung, tôi bảo cha tôi đứng đợi ơ ngoài, còn tôi thì nhè lúc mấy người lính canh sơ ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu tôi vào, phán hỏi: “Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?”

- Lúc đó, tôi vờ vĩnh đáp: “Tâu đức vua, mẹ con chết sớm mà cha con không chịu dẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ”.

- Nghe tôi nói thế, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán: “Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống dực, làm sao mà đẻ được!”

- Lúc đó, với vẻ mặt tươi tĩnh, tôi thưa với vua: “Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu dực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống dực thì làm sao mà đẻ được ạ!”

- Lúc đó, vua cười và bảo: “Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?”

- Tôi thưa với vua rằng làng biết đó là lộc của vua ban nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.

- Nghe tôi nói vậy, nhà vua chỉ cười.

b). Vượt qua thử thách lần thứ hai

- Một hôm, khi hai cha con tôi đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ giả nhà vua mang đến một con chim sẻ, với lệnh cho tôi phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Tôi nhờ cha tôi lấy một cây kim và tôi đưa cho sứ giả cái kim đó rồi nói: “Ông cầm cái kim này về tâu với vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim”.

- Sau hôm đó, nhà vua cho gọi cha con tôi vào và ban thưởng cho rất hậu.

c). Vượt qua thử thách lần ba

- Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm nước ta. Để dò xem nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ thần nước họ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.

- Các đại thần nước ta đều vò đầu suy nghĩ. Mọi người dùng nhiều cách nhưng vô hiệu. Cuối cùng triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán đế kéo dài thời gian tìm người giải câu đố.

- Một hôm, tôi đang đùa nghịch ở sau nhà thì có chỉ dụ của vua. Nghe viên quan nói đầu đuôi câu chuyện, tôi hiểu ra và bày cho viên quan cách xâu chỉ qua mây câu hát sau:

“Tang tình tang! Tính tình tang

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang...”

3. Phần Kết bài

- Viên quan sung sướng trở về triều đình và thực hiện như lời tôi nói. Nhờ vậy, sợi chỉ xâu xuyên qua ruột con ốc xoắn một cách dễ dàng.

- Sứ giả nước láng giếng vô cùng thán phục.

- Tôi thật bất ngờ và vui khi được vua phong cho tôi là trạng nguyên. Không những vậy, nhà vua còn xây cho cha con tôi một dinh biệt thự ở một bên hoàng cung đế tôi ơ cho vua tiện hỏi han.

- Tôi cố gắng học tập để không phụ lòng của đức vua.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

12 tháng 9 2016
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1*. Hình thức dùng các câu đố để thử tài con người rất phổ biến trong các câu chuyện cổ tích. Việc ra câu đố và giải đố, liên kết các sự kiện, nhân vật xung quanh hệ thống câu đố có nhiều tác dụng, trong đó chủ yếu là tạo ra các tình huống để phát triển cốt truyện, tạo sức hấp dẫn, cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh đó, tài năng, phẩm chất trí tuệ của các nhân vật cũng được bộc lộ trong quá trình giải quyết các câu đố mà người thường không giải được.2. Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần, lần sau khó hơn lần trước:- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).3. Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.4. Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt:Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.2. Lời kể:Truyện được xây dựng chủ yếu qua hệ thống các câu đố, tạo nên các tình tiết hồi hộp, li kì, hấp dẫn. Do đó, lời kể cần nêu bật cách xử lí tình huống, phương pháp giải đáp vừa linh hoạt vừa đơn giản và hiệu quả đến bất ngờ.Hệ thống các câu đối thoại rất độc đáo: mỗi kiểu đối thoại thể hiện một đặc điểm tính cách khác nhau.- Viên quan có giọng hống hách: "Này lão kia, trâu của lão một ngày cày được mấy đường?".- Giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm, hay hỏi vặn lại nhằm mục đích đẩy người đố vào thế bí, thế bị động.- Giọng ông bố có vẻ cam chịu, có phần sợ hãi: "Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu con ạ!".3*. Hãy kể một câu chuyện “Em bé thông minh” mà em biết. Gợi ý: Kể một câu chuyện hoặc một tình huống ứng xử thông minh của một em bé mà em được chứng kiến hoặc được xem trên vô tuyến, đọc trên báo chí. Có thể tham khảo thêm các sách như: Thần đồng xưa của nước ta của Quốc Chấn, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi (tập 2), Truyện Trạng Quỳnh, Truyện Trạng Lợn,…   
10 tháng 10 2017

1.Tìm hiểu chung

2. Bài làm :

 Tôi là một con cua nhỏ sống ở một cái giếng cũ lâu năm. Chung quanh tôi có rất nhiều bạn bè : Anh nhái, cô ốc,...Trong đó còn có cả một anh ếch ộp nữa. Anh ếch nhà ta trời sinh ra đã được ở trong giếng này nên cũng không hiểu mấy bên ngoài, còn chúng tôi cũng vừa mới định cư ở đây nên cũng biết chút ít. Ếch thì suốt ngày ngồi dưới đáy kêu ồm ộp, mỗi lần như thế, chúng tôi lại giật thót lên. Thế là Ếch tưởng mình như chúa tể, lại nhìn lên trời chỉ qua miệng giếng nên coi trời bằng cái vung. Anh Ếch bảo chúng tôi chẳng làm ăn được cái tích sự gì, cứ nghe thấy tiếng anh ta là sợ. Một năm, trời mưa to, nước trong giếng nơi chúng tôi ở dềnh lên mỗi lúc một cao, rồi tràn cả ra ngoài, anh Ếch cũng được nước đưa ra ngoài luôn. Ra ngoài, anh ta cứ nghênh nga nghênh ngang vừa đi vừa kêu. Ếch cứ như vậy nên cũng không để ý gì xung quanh. Bỗng một con trâu lớn đi qua. Chúng tôi định cất tiếng bảo Ếch cẩn thận nhưng thôi rồi, con trâu kia đã dẵm anh ta bẹp dí. 

 Chuyện đã xảy ra lâu rồi, chúng tôi rất thương tiếc cái chết của anh. Nhưng đó lại là một bài học đắt giá : Đừng bao giờ chủ quan, kiêu ngạo, hãy cố gắng mở rộng hiểu biết của mình để không nhận lại hậu quả đáng tiếc cho chính mình.

  Xin lỗi mik không làm được câu 1, chỉ làm được câu 2 thôi. Mik không chép mạng đâu nha, tự nghĩ đó ~

~Hok tốt~

~~~Leo~~~

16 tháng 10 2016

2,3)

 Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.1)Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
16 tháng 10 2016

1)

  Em cảm thấy em bé trong bài là người rất thông minh. Không chỉ vậy mà cách cư sử của em sau 4 thử thách mà vưa ban cho. Em là người xử lí tình huống nhanh và trí tuệ thông minh. Em biết noi sao cho đúng lễ phép, nói thắng thắn với vua. Em đã được tiếp xúc với xã hội nên em có trí tuệ và phẩm chất khiến những người khcas phải ngưỡng mộ.

10 tháng 10 2016

 2. Câu đố của vua (lần 1) : tạo tình huống để vua tự nói ra đáp án

3. Câu đố của vua (lần 2) : đố lại vua

4. Câu đố của nước láng giềng: dùng kinh nghiệm trong đời sống, trong dân gian

10 tháng 10 2016

Tình huống : câu đố của vua ( lần 1 )

Cách trả lời : tạo tình huống để vua nhận ra sự phi lí ở câu hỏi của mình

Tình huống : câu đố của vua (lần 2)

Cách trả lời : em bé đố lại vua  -> Sự nhanh nhạy của em bé

Tình huống : câu đố của nước láng giềng 

Cách trả lời : buộc chỉ vào con kiến rồi bịt 1 đầu 1 đầu thì bôi mỡ để kiến bò sang

-> em bé rất thông minh và tài trí hơn người