K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2017

hà : sông

thủy : nước

bạch : trắng

quốc : nước (ý chỉ đất nước)

đế : vua

thổ : đất

sơn : núi

cư : ở 

...v....v nhìu lắm bn ơi !

nước=thủy,lửa=hỏa,thổ=đất,giang,sơn=núi

18 tháng 9 2018

Ôi mùa xuân tôi thấy mọi người, cảnh vật dường như năng động hơn chàn đầy sức sống hơn sau 1 mùa đông lạnh giá, buồn tẻ, cảnh vật thiên nhiên bỗng vui tươi rực rỡ hơn, cây hoa đâm chồi nẩy lộc, và không khí nhà nhà người người đi sắm tết, dọn dẹp nhà của, nhà nào cũng mở nhạc vui vẻ với không khí gia đình đầm ấm... Mùa hè đến tiếng ve kêu, trưa hè im ả, 1 cơn gió mát khiến ng ta cảm thấy sảng khoái hơn trong không khí nóng nực, trẻ em dc nghỉ hè ra dg vui chơi nhiều hơn, mọi người cũng gắn bó với nhau hơn..Mùa thu... không khí dễ chịu , cái thời tiết se se lạnh vs những bông cúc vằng lung linh kì diệu, nhưng buổi trưa mùa thu buồn man mác và có chút cô đơn hòi mới lớn ấy thật là cảm giác khó quên... Mùa đông những cơn gió lạnh bắt đầu ùa về và con người cảm thấy cần nhau hơn, cần hơi ấm của nhau nhiều hơn... gắn kết ng ta lại với nhau là mùa mà những tình yêu thăng hoa và dc xây đắp...Gọi tên cả bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, mong được sống trong không khí thật sự của bốn mùa ấy, để có được những cảm xúc thật sự cùng với cảnh vật và khí trời.Nếu cuộc đời của mỗi người được đếm bằng năm thì bốn mùa được đếm bằng tháng. Năm tháng trôi qua, bốn mùa vẫn giữ được những vẻ đẹp riêng thật tinh tế, chỉ có những cảm nhận của con người là thay đổi, nhưng ta vẫn yêu, vẫn tha thiết gọi tên bốn mùa yêu thương, bởi lẽ thời tiết vẫn luôn trung thành và gắn với tâm trạng con người.

 Từ in đậm là từ Hán Việt nhé

10 tháng 11 2016

Một số đề nha: (TỪ ĐỒNG NGHĨA)

Bài 1 :

Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân ) trong các dòng thơ sau :

a- TRời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b- Tháng Tám mùa thu xanh thắm. ( Tố Hữu )

c- Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du )

d- Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên )

e- Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu )

 

Bài 2 :

Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại :

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở,nơi chôn rau cắt rốn.

Bài 3 :

Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại :

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b)Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp,thợ hàn, thợ mộc,thợ nề, thợ nguội.

c) Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Bài 4 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống : im lìm, vắng lặng, yên tĩnh.

Cảnh vật trưa hè ở đây ..., cây cối đứng..., không gian..., không một tiếng động nhỏ.

 

Bài 5 :

Tìm các từ ghép được cấu tạo theo mẫu :

a) Thợ + X

b) X + viên

c) Nhà + X

d) X +

 

Bài 6 :

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây :

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào ) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn , đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng ).

c) Dòng sông chảy rất ( hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu ) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bài 7 :

Tìm và điền tiếp các từ đồng nghĩa vào mỗi nhóm từ dưới đây và chỉ ra nghĩa chung của từng nhóm :

a) Cắt, thái, ...

b) To, lớn,...

c) Chăm, chăm chỉ,...

 

Bài 8 :

Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng“hoà” có trong mỗi nhóm :

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Bài 9 :

Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới ) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau :

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

( theo Nguyễn Đình Thi )

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay.

 

Bài 10:

Tìm những từ cùng nghĩa chỉ màu đen để điền vào chỗ trống trong các từ dưới đây :

Bảng.... ; vải.... ; gạo.... ; đũa..... ; mắt.... ; ngựa.... ; chó.....

10 tháng 11 2016

Từ đồng âm

Bài 1 :

Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau :

a) Đậu tương - Đất lành chim đậu – Thi đậu .

b) Bò kéo xe – 2 bò gạo – cua bò .

c) Sợi chỉ - chiếu chỉ - chỉ đường - chỉ vàng.

Bài 2 :

Với mỗi từ , hãy đặt 2 câu để phân biệt các từ đồng âm : chiếu, kén, mọc.

Bài 3 :

Với mỗi từ , hãy đặt 1 câu để phân biệt các từ đồng âm : Giá, đậu, bò ,kho, chín.

30 tháng 10 2021

Em tham khảo:

5 từ ghép có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: Gia sư, học viện, phàm phu, bạch mã, góa phụ, tri thức, địa lí, giáo viên, học sinh...

5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: nhật mộ, phủ môn, cách mạng, phòng bệnh, nhập gia, chuyên gia, thủ môn...

30 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn nhiều

12 tháng 12 2019

Đôi mắt là tài sản vốn quý của mỗi cá nhân, giữ gìn sức khỏe và thị lực cho đôi mắt là vấn đề rất quan trọng của mỗi người. Thực tế rằng hiện nay các vấn đề về sức khỏe nhãn khoa, sức khỏe thị lực học đường vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Các học sinh còn thiếu các kiến thức và kĩ năng để giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt và thị lực của mình. 

Thói quen đeo kính thường xuyên để hạn chế việc tăng nặng của tật khúc xạ cũng là một trong các vấn đề cần được giáo dục cho các em đế các em biết được tầm quan trọng của việc sử dụng kính đúng và thường xuyên. Đây là nhiệm vụ của hội nhãn khoa, các bác sĩ nhãn khoa, của cha mẹ học sinh, thầy cô và nhà trường và ý thức của mỗi cá nhân người bệnh (khi hiểu được tầm quan trọng của hành động này). Trên thực tế cũng có các giải pháp kĩ thuật như thay thế kính thông thường bằng kính áp tròng, cũng đã giải quyết được đáng kể nhưng cũng chưa phải là tất cả. vì vậy hãy nên NHỚ đeo kính để bảo vệ mắt nhé

29 tháng 9 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

 

4 tháng 10 2016

thanks you....

vui

Yêu nước: ái quốc

Cha mẹ : phụ mẫu

Biển lớn : đại dương

Anh em : huynh đệ

16 tháng 11 2019

Yêu nước :Ái quốc

Cha mẹ : Phụ mẫu

Biển lớn :Đại dương

Anh em : Huynh đệ 

Tham khảo đc không ạ ? mình bận quá ! 

“Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?

dịch thơ

Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê không đổi, tóc đà khác bao

Trẻ con nhìn lạ không chào

Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?

(Phạm Sĩ Vĩ dịch)

Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.

Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:

“Hồ tử tất như khau

Quyện điểu quy cựu lâm”

(Cáo chết tất quay đầu về núi gò

Chim mỏi tất bay về rừng cũ)

(Khuất Nguyên)

Đó là dù đi những đâu không gì vui hơn được ở nhà mình, dù ở phương nào, ta vẫn hướng về quê hương. Cả một đời làm quan, khi tuổi cao, khi muốn được nghỉ ngơi, Hạ Tri Chương trở về quê. Thời gian năm tháng, cuộc sống nơi đô thành làm cho tóc mai rung, cho vẻ ngoài đổi thay, làm cho chàng thanh niên thuở xưa thành ông già 86 tuổi. Duy có 1 điều ko thay đổi ấy là: Giòng quê”(hương âm vô cải). Thi nhân trở về vẫn vẹn nguyên con nngười của quê hương mặc dòng đời đưa đẩy.

Lẽ thường, về thăm quê, trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nhà thơ phải mừng vui sung sướng. Song, phải đọc tới hai câu thơ cuối, người đọc mới hiểu được cái duyên cớ xui khiến thi nhân làm thơ và khiên nhà thơ ngậm ngùi. Sự ngậm ngùi ấy xuất phát từ những đổi thay của quê hương. Bạn bè người quen chắc chẳng còn ai, nếu có còn thì chắc cũng ai nhận ra tác giả. Đúng như vậy, đón nhà thơ là đàn em nhỏ vui vẻ cười nói và rất hiếu khách. Trớ trêu thay, không phải vẻ ngoài của tác giả làm các em không nhận ra mà là việc trong mắt các em, tác giả trở nên hoàn toàn xa lạ. Một vị khách ngay chính tại quê hương mình, sinh ra và lớn lên ở quê hương mà ko được coi là người con của quê hương quả là một tình huống bi hài, cười ra nước mắt.

Giọng thơ trầm tĩnh nhưng chứa đựng tình cảm dạt dào, chan chứa với quê hương. Bài thơ lay động sự đồng cảm và thấu hiểu của người đọc bởi tình huống bất ngờ trớ trêu. Phải ở vào hoàn cảnh của tác giả, chúng ta mới cảm nhận hết được sức mạnh to lớn của thời gian và sự xa cách.