K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 12 2016

đọc bài này của mình nhé

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi. Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả. Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó. Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con". Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

hết

 

9 tháng 12 2016

Tuổi thơ đó là quãng kí ức đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Dù là kỉ niệm vui hay buồn, mỗi khi kể về kí ức tuổi thơ, trong lòng lại rộn lên niềm vui man mác, nụ cười mãn nguyện nở trên môi. Đối với tôi, niềm vui lớn nhất của tuổi thơ là ngày khai trường đầu tiên.

Với bất cứ ai đã là học sinh, chắc hẳn không thể quên được ngày trọng đại này – Ngày khai trường đầu tiên. Nó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của con người, hé mở ra cánh cửa tri thức rộng lớn bao la.

Nhớ lẩm buổi sáng mùa thu năm đó, trời cao và trong xanh đến lạ. Nắng vàng ươm rót mật xuống vạn vật. Trên cành cây, chim ca ríu rít. Tối hôm trước, tôi soạn lại sách vở đồ dùng lần cuối, rồi lên giường đi ngủ thật sớm, không xem băng hoạt hình nữa. Nhưng vào giường, mẹ dỗ mãi tôi không chịu ngủ. Trong lòng tôi cảm thấy bồn chồn, háo hức khó tả. Tôi dậy sớm, ăn sáng, tự tay mẹ mặc đồng phục mới, chải đầu cho tôi. Mẹ vui miệng đọc:

Hôm nay bé đi thi
Bé dậy từ gà gáy
Ngồi trên xe bố lai
Bé tung tăng tới trường.

Tôi cười toét miệng: "Con đi học chứ”. Bố lai tôi đến trường, trên đường đi, bố mua một quả bóng bay buộc vào cổ tay tôi. Ngồi trên xe, tay tôi cứ vung vẩy, làm quả bóng bay giật giật, đến là thích thú. Bố dắt tôi vào trường. Tôi nhảy chân sáo đi bên bố, trong lòng vui sướng, rạo rực. Tôi nhìn ai cũng thấy yêu, ngắm cái gì cũng thấy thân thiết. Trường tiểu học trang hoàng thật đẹp. Cờ hoa, treo khắp các cành cây, khẩu hiệu to và đẹp treo chính giữa lễ đài. Bố dắt tôi vào xếp hàng cùng các bạn. Bố chỉnh lại quần áo, kiểm tra lại sách vở xoa đầu tôi rồi mới ra về. Bao giờ bố cũng chu đáo với tôi như thế. Tôi xếp hàng, có một chị học sinh tới dắt tôi. Tôi thấy hồi hộp quá, lo lắng, sợ nữa. Tôi toát mồ hôi, mắt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Tôi cố gắng bình tĩnh lại. Tôi tự trấn an mình: "Mình không sợ, không khóc nhè, mình học lớp một rồi”. Tôi diễu hành qua lễ đài. Bao cánh tay đang vẫy chào tôi. Tiếng cô tổng phụ trách hồn hậu: "Chào mừng các em, từ nay các em đã là học sinh học dưới mái trường tiểu học, hãy cố gắng phấn đấu học tập, chăm ngoan, các em nhé". Tôi thấy vui biết bao, hạnh phúc biết bao, bước chân như sải rộng hơn, mình như cao hơn, bộ quần áo như chật đi, sách vở trên vai yêu mến biết chừng nào. Tôi còn vui đến nỗi muốn hét to lên: "Em đi học rồi, đi học cùng các anh các chị”. Tôi yêu cái cây, yêu dãy cờ đò bay phấp phới theo gió. Tôi yêu mái trường này biết mấy. Tôi cảm thấy tự hào, mình lớn rồi, chí ít là so với hồi học mẫu giáo. Đã qua rồi cái thời chơi đồ chơi và ăn bột trong nhà trẻ. Bây giờ, chỉ có sách vở bút thước sẽ luôn tiến bước cùng tôi. Bố mẹ ơi, con sẽ nhớ lời bố mẹ dặn, phải cố gắng học tập, con là niềm tin của bố mẹ. Ngày khai trường, ngày khai trường đầu tiên của tôi!

Với mỗi người, mỗi lần được điểm cao, một lần được tuyên dương hay đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi đều là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đáng nhớ. Nhưng ngày khai trường đầu tiên còn có ý nghĩa đặc biệt, to lớn hơn nhiều. Nó mở ra kho tàng tri thức vô bờ, mở ra những thử thách, khó khăn buộc đứa trẻ phải quyết tâm vươn lên, nó là sợi dây gắn kết đứa trẻ với thế giới bao la, muôn sắc màu. Và trong đó, gia đình, nhà trường đóng vai trò thật quan trọng.

Ôi! Tôi trải qua bao lần vui sướng, bao lần hạnh phúc và tất cả đều khiến tôi toát mồ hôi, mặt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Cảm giác lạ kì ấy phải chăng đã theo tôi từ ngày khai trường đầu tiên – ngày khai trường tôi không bao giờ quên.

Chúc bn hk tốt!hehe 
25 tháng 8 2016

Nếu có ai, hay có bài văn nào đó hỏi tôi: mùa hè năm nào là đáng nhớ nhất đối với bạn, thì tôi quả quyết, mùa hè năm nay, năm 2016, là mùa hè đáng nhớ nhất; không chỉ đối với tôi mà còn cả gia đình tôi.

Mùa hè nóng bức bắt đầu bằng một sự vụ quan trọng: mẹ tôi đi đại phẫu mổ mở u xơ tử cung. Mẹ đã biết từ năm ngoái, nhưng do còn lo sợ cảnh mổ máu me nên mẹ từ chối phẫu thuật. Chính vì sự do dự ấy mà cục u đã phát triển bằng một thai nhi… bảy tháng. Bố và tôi động viên mẹ nên đi mổ ngay để tránh hậu quả sau này. Sau hôm bế giảng, tôi cùng gia đình xuống bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Mẹ tôi hồi hộp lắm. Chắc cảm giác của mẹ cũng giống như sắp đi thi, giống như tôi, nhưng có vẻ trầm trọng hơn. Nghĩ lại cũng phải, bởi mẹ đã mổ đẻ ba đứa rồi. Và cái “đứa” này là lần thứ tư. Có lần tôi nhìn thấy mẹ khóc. Vì sao mẹ khóc? Tôi thầm nghĩ. Mẹ quá lo lắng cho sự an nguy của mình? Chắc không phải. Tôi lại có một chiều suy nghĩ khác; phải chăng mẹ đang suy nghĩ cho tương lai các con mình? Chắc là thế. Mẹ khóc đỏ sưng cả mắt lên. Tôi thương mẹ lắm, nhưng chỉ biết nói mỗi câu cụt lủn : “Thôi, không sao đâu mẹ ạ, kiểu gì mẹ cũng vượt cạn thành công mà…” Nói thế có lẽ mẹ cũng vững lòng hơn đôi chút. Mẹ chỉ nhìn tôi, rồi nhìn bố tôi. Mà bố tôi cũng đâu có khỏe mạnh gì cho cam. Trong lúc nguy cấp thế này, cái chân đau do thống phong của bố cứ liên tục tái phát, dẫu từ thuốc tây này, đến thuốc nam nọ, vẫn chưa thuyên giảm. Nhưng may quá được ông trời phù hộ, chân bố không bị sưng đau quá mức vào thời gian hậu phẫu chăm sóc mẹ ở bệnh viện. Và những khoảnh khắc ở bệnh viện Phụ Sản là khoảng thời gian tôi không bao giờ quên.

Đúng ngày 28 tháng 5, mẹ tôi và gia đình đi bệnh viện. Đầu tiên, mẹ phải thay đồ bệnh viện và lấy chăn nội trú. Vừa vào phòng với các bệnh nhân khác trong phòng chờ, mẹ đã kết thân được ngay với các cô khác. Mẹ tôi là vậy, rất hòa đồng và dễ kết bạn. Nhưng tôi trông mẹ tôi trong cái bộ đồ hoa của bệnh viện mà thấy vừa buồn cười, vừa thương mẹ. Buồn cười vì mẹ mặc bộ này nhìn cứ ngộ ngộ, thương mẹ vì mẹ sắp lên bàn mổ như bao người khác đã khoác trên mình cái áo mác bệnh viện. Dẫu thế, mẹ vẫn cười thật tươi và lạc quan: “Hai bố con đợi mẹ làm xong đâu vào đấy thì vào thăm mẹ nhé!”. Mẹ tôi cười đẹp lắm, nụ cười làm xua tan cái mệt mỏi, căng thẳng của bất kì ai khi bắt gặp được nụ cười ấy. Lần đầu tiên tôi vào bệnh viện dành cho bệnh nhân nữ, tôi có cảm giác không quen, hơi ngai ngái trong người. Đi qua mình là “hằng hà sa số” những bệnh nhân nữ, cao tuổi có, trung niên có, thanh niên có, mà còn có cả thiếu niên bằng tuổi tôi… cũng có. Chung phòng bệnh mẹ tôi sau này là một bạn nữ mới mười bốn tuổi mà phải đi cắt u xơ tử cung, trẻ vậy mà… Mặc dù ở đây có nhiều bồn cây xanh chắc nhằm giải tỏa sự ngột ngạt của bệnh viện, nhưng không được hiệu quả. Tôi toàn thấy bệnh nhân lấy cái bồn cây đó để làm chỗ…nôn. Tuy đã trải nghiệm cái cảnh này nhiều trong phim kinh dị, ra ngoài đời thật vẫn thấy ghê ghê. Đến khoảng 8-9h, y tá và điều dưỡng viên yêu cầu người nhà bệnh nhân xuống tầng một chờ. Hai bố con tôi đành xuống, đợi đến giờ thăm bệnh nhân thì vào thăm mẹ, mua đồ ăn cho mẹ luôn thể.

Ca mổ bắt đầu từ lúc 10h30. Lúc ấy, tất cả người nhà bệnh nhân đều ngồi chờ ở sảnh chờ và khu siêu thị thu nhỏ ở bệnh viện. Dù đông, nhưng không quá chật chội như ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương. Ngồi chờ mẹ mà tôi và bố như đang ngồi trên lửa. Không quá nóng mà tôi cứ đổ mồ hôi hột. Ngay cả những người luôn giữ bình tĩnh như bố tôi cũng có cảm giác giống tôi. Hai bố con gọi một li nước mía, một li trà sữa uống giải khát chờ mẹ. Tôi nghe nói, người nhà phải đợi sáu tiếng sau khi thành công ca mổ mới được vào thăm bệnh nhân. Thế là tôi có dư dả thời gian, mà loanh quanh trong cái bệnh viện – vốn chẳng khác gì cái nhà tù này, quả thực rất chán. Đề phòng trường hợp này, tôi đã chuẩn bị 5 cuốn sách, 3 quyển tiểu thuyết, 2 cuốn truyện tranh chưa đọc. Ngồi chờ mẹ trong ngày thôi mà tôi đã ngốn xong 2 quyển truyện tranh. Vào buổi chiều, tôi chuyển sang đọc cuốn tiểu thuyết kinh dị Another của Nhật Bản, nhưng tay vẫn cầm cuốnBúp sen xanh. Hai cuốn sách nội dung không hề liên quan tới nhau, thậm chí trái ngược nhau này chắc hẳn đã gây sự chú ý của mọi người giữa phòng chờ bệnh nhân ở tầng 5. Đọc truyện kinh dị giữa bệnh viện là một trải nghiệm tuyệt vời và đáng để thử!

Nhờ những cuốn sách “dị biệt” ấy mà tôi cũng kết bạn được với khá nhiều người, mọi lứa tuổi. Chiều hôm ấy, tôi kết bạn được với một chị tên là Phương. Đầu tiên, chị nhìn thấy tôi liền hỏi giúp: “BẠN ơi, BẠN có thể giữ đồ hộ mình một chút có được không, mình xuống mua chai nước”. Nghe hai chữ BẠN mà tôi sốc. Tôi già đến thế rồi sao? Tôi miễn cưỡng trả lời “Dạ vâng”, chị ấy cười cảm ơn thật dễ mến rồi chạy xuống tầng 1. Vừa canh giữ đồ đạc cho chị ấy, vừa đọc sách, nhìn thật dị, nhưng vẫn thấy vui vì đã giúp đỡ người khác. Khi quay trở lại, hai chị em làm quen với nhau. Chị Phương giờ đang học đại học Quốc Gia Hà Nội, khoa ngoại ngữ thì phải. Nhà chị ở Đông Anh. Mặt chị tròn nhỏ nhắn trông rất là trẻ con, thanh thoát với mái tóc ngắn ngang vai đen mượt. Tôi nhớ chị ấy nhiều nhất, vì chị rất hay cười. Chị đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tôi ngạc nhiên khi nhìn thấy cái ảnh đại diện của chị. Mặt chị nhìn như một con nhóc lên 10 tuổi. Tôi hỏi lại, “Chị chụp bức này từ khi nào?”, chị trả lời : “Tuần trước em à!” Chị ấy sinh năm 1994, và lúc đầu gặp nhau, Phương cũng tưởng tôi sinh năm 1994. Sinh năm 1994 mà nhìn trẻ (con) thế! Sau đó, hai chị em nói chuyện, tâm sự với nhau đủ điều trên trời dưới đất. Phương cũng có khá nhiều điểm chung với tôi. Chị ấy cũng thích đọc sách (nhưng mà là truyện ngôn tình), và thích xem phim kinh dị. Tôi chỉ bất đồng khi Phương nói rằng chị ủng hộ sách lậu. Tôi lập tức phản bác với một bài phát biểu vì sao không nên ủng hộ sách lậu. Phương phán một câu: “Em nói chuyện như ông già!” Ôi thần linh ơi. Mình đã già (đến thế) rồi sao? , tôi lại tự hỏi bản thân. Tám chuyện một hồi, tôi mới hỏi lí do chị đến đây. Phương bảo:

-        Chị đưa mẹ đến đây đi mổ u xơ tử cung.

-        A, mẹ em cũng đi mổ u xơ tử cung này!

-        Thế mẹ em mổ gì?

-        Mẹ em mổ phanh (mổ mở) ạ.

-        Thế thì nặng đấy. Mẹ chị mổ nội soi.

-        May quá, thế thì cô có thể xuất viện sớm.

-        Ừ…

-        Thế chị có mấy anh chị em?

-        Chị là con một.

-        Bố chị đâu rồi?

-        Bố chị mất rồi em.

Lại thêm một bất ngờ nữa, nhưng là một bất ngờ buồn. Hóa ra Phương là con một, bố qua đời không lâu. Hai mẹ con tần tảo nuôi sống nhau. Đôi vai của người mẹ phải gánh vác cả việc nhà, lẫn công việc riêng để kiếm tiền nuôi con gái rượu ăn học. Bỗng tôi cảm thấy nhớ mẹ, trong lòng man mác buồn. Hai chị em yên lặng một chút. Tôi quay sang nhìn chị. Phương vẫn cố tỏ ra cứng rắn, bình tĩnh, nhưng tôi biết chị cũng đang nóng lòng chờ mẹ đi ra khỏi phòng mổ, và trên hết là lo lắng, thương mẹ. Lúc ấy, mẹ tôi đã được đưa vào phòng hậu phẫu, có điều hòa mát mẻ. Trời này không có điều hòa làm sao chịu được, kể cả người bình thường chứ huống hồ gì bệnh nhân. Lần này, Phương bắt chuyện trước. Phương kể chuyện về mẹ và gia đình:

-        Quân à, gia đình nho nhỏ của chị trông thế thôi nhưng cũng vui lắm. Nhất là mẹ chị. Mẹ chị gần tứ tuần rồi nhưng mà còn “teen” lắm. Nhiều khi chị hát rống lên, mẹ toàn bảo chị hát như “Lệ Rơi” í…

Nhắc đến hiện tượng mạng Lệ Rơi là tôi phì cười. Hai chị em lại nhìn nhau cười. Bỗng bố tôi từ phòng hậu phẫu trở ra. Tôi cất tiếng hỏi:
    - Bố ơi mẹ thế nào rồi?

    - Vẫn còn đau lắm….

Tôi để ý hai vết móng tay trên tay bố. Tôi gặng hỏi:

-        Mẹ có ổn không ạ?

-        Ôi giời. Mổ đau quá không chịu nổi đây mà. Cứ kêu đau suốt…

Mẹ đau quá không chịu được nên níu vào tay bố những vết hằn móng tay đau điếng. Bố nheo mắt nặng nhọc, từng giọt mồ hôi lăn trên má, chảy ròng ròng từ cái đầu cua của bố. Tiện đây tôi lại đề cập một vấn đề nóng ở bệnh viện: cách chữa bệnh của nhân viên bệnh viện. Cho họ nhiều tiền thì họ đồng ý cho ở phòng lạnh, chữa trị giảm đau. Không có tiền thì ngược lại. Mà cá nhân tôi thấy nhân viên ở bệnh viện khá là cục cằn, chắc bởi họ có quá nhiều gánh nặng trên vai: nào thì bệnh nhân, gia đình, chi tiêu, và cả bạn thân nữa. Sau này mẹ tôi phải ở nội trú bệnh viện suốt một tuần, mấy ngày cuối còn bị đuổi ra phòng lạnh, mà tôi không vừa lòng ở chỗ, ca của mẹ tôi là khó khăn nhất. Thế là với cái bụng đau, mẹ phải chuyển tới một phòng trọ có điều hòa tạm trú qua ngày. Tôi còn có ấn tượng, mà cũng không phải là một ấn tượng đẹp lắm, với một bác y tá ở bệnh viện, người mà đã giúp đỡ gia đình tôi (nhưng phải đưa tiền chứ đâu phải lấy không). Bác trông có vẻ ở tuổi trung niên, nhưng khuôn mặt hằn sâu nhiều dấu vết thời gian. Bác ấy khá cục cằn và, phải nói là gì nhỉ, hách dịch và trịnh thượng. Giọng bác ta trầm, sang sảng, có vẻ rất có uy lực. Hôm ấy, vào buổi trưa, tôi vào thăm mẹ, tiện thể trông mẹ luôn. Giường bệnh bên cạnh mẹ để trống, tôi thấy vậy nên ngồi ở trên đó. Cửa phòng mở ra, bác y tá bước vào, trừng trừng nhìn rồi hỏi tôi:

-        A, cậu giỏi nhỉ? Cậu có muốn tôi đưa mẹ cậu ra khỏi phòng lạnh không?

Nói thế cứ như là bác ấy là chủ nhân của bệnh viện này vậy. Nghe những lời như thế tôi cảm thấy hơi khó chịu, không lọt được tai. Tôi toan nói lại, nhưng nhìn mẹ nằm liệt như thế, tôi lại thôi.

Cảm thấy lo lắng hơn bao giờ hết, tôi toan vào phòng hậu phẫu. Nhưng trước cửa đã có các y tá, hạ lệnh “người nhà không được vào phòng thăm bệnh nhân cho khi đến giờ”. 6h tối. Bụng tôi đã bắt đầu cảm thấy đói. Bố tôi đã bắt đầu những tiếng ngáp dài mỏi mệt. Thế là hai bố con đi ăn. Ăn xong, bố tôi còn thuê phòng trọ cho hai bố con ngủ đêm nay. Đó là một phòng trọ nhỏ, nhưng lại thoáng mát và sạch sẽ. Bố tôi thuê cho một phòng ở tầng hai, có trang bị điều hòa bật suốt ngày và một nhà vệ sinh chung khá rộng. Lúc đầu tôi bước vào nhà trọ, tôi có linh cảm đêm nay sẽ không ngủ được ngon (vì lạ nơi), thế mà tôi nướng đến hơn bảy giờ hôm sau mới dậy. Thế là tôi tự rút ra định luật: chỉ cần có điều hòa là ngủ đâu cũng ngủ ngon. Tôi cũng để ý rằng, những người thuê trọ ở Hà Nội rất có kỉ luật, nhất là vào ban đêm. Đến đúng giờ là họ tắt đèn đi ngủ, nói chuyện cũng rất khẽ, mà nếu có ai thức thì cũng giảm độ sáng đèn phòng riêng của mình. Một người vì mọi người mà.

Quay trở về thời điểm mẹ tôi vừa phẫu thuật xong, sau khi tìm xong phòng trọ, tôi và bố mới được vào thăm mẹ. Mẹ mặc bộ áo bệnh viện in hoa xuề xòa dài như bất tận của bệnh viện, nằm không cử động trên giường bệnh. Mắt mẹ nhắm nghiền. Nghe thấy tiếng tôi bước lại gần, mẹ mới từ từ mở mắt. Mắt mẹ hằn sâu nỗi nhọc nhằn mệt mỏi. Mẹ còn được trang bị một ống thông tiểu với một túi nước tiểu cùng một túi máu dưới gầm giường và chai truyền nước ở đầu giường. Lần đầu tiên tôi thấy mẹ ốm nặng đến thế. Vết mổ rât sâu, có thể tới hơn mười xăng ti mét. Mổ như thế mất nhiều máu lắm. Nhưng mẹ vẫn cố cười, để cho tôi an tâm. Một lúc sau, bố từ siêu thị tầng dưới mua cháo về cho mẹ ăn. Bố quả là người đàn ông của năm. Bố vừa phải trông mẹ, vừa phải trông tôi, mà tôi nghĩ tôi cũng đã đủ lớn nhưng bố vẫn quyết giữ gìn tôi cẩn thận. Bố bón từng thìa cháo trắng nhẹ nhàng cho mẹ ăn. Hơi cháo nóng phá tan cái hơi lạnh phả ra liên tục từ điều hòa. Mẹ cũng cố ăn để lại sức. Hộp cháo trắng với thịt nạc băm xay không có gì đáng kể, nhưng đã góp phần hồi sức cho mẹ. Mấy cô ngồi cùng phòng mẹ cứ nhìn gia đình tôi, cười. Tôi nắm chặt tay mẹ, thì thầm: “Mẹ ơi, mọi thứ giờ đã qua rồi. Mẹ chỉ cần hồi sức lại nữa thôi là xong.” Mẹ nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng, trả lời dứt khoát:

    -  Chắc chắn là thế rồi.

Bây giờ tôi và bố thay ca nhau: buổi đêm tôi ngủ ở trọ, bố đi trông mẹ. Sáng thì bố về phòng trọ ngủ, tôi đến trông mẹ.

Nói thế thôi chứ bố vẫn đảm đương mọi việc. Buổi đêm bố thức để trông mẹ. Nhờ trời phù hộ mà không có bất cứ biến cố nào xảy ra từ lúc đó cho đến lúc mẹ tôi ra viện. Đến cái “ca” sáng của tôi thì tất cả người nhà bị đuổi ra ngoài, ngồi ở phòng chờ. Tôi cũng ngoan ngoãn ngồi ở phòng chờ, không dám đi đâu ngộ nhỡ mẹ cần gì thì làm sao đáp ứng được.

Sáng hôm sau là ngày thứ hai ở trong nhà tù, à chết bệnh viện. Ngồi ở phòng chờ tôi cứ suy nghĩ mông lung. Tôi so sánh bệnh viện chẳng khác gì nhà tù. Phòng bệnh là song sắt, người nhà bệnh nhân là thân nhân, bệnh nhân là tù nhân, và y tá, điều dưỡng viên… là quản ngục. Nhớ đến cuốnAnother trong tay, tôi lại giở đến trang mà mình đã đánh dấu, đọc tiếp. Và hôm ấy tôi đã quen một dân nghiền nghệ thuật hiện đại Nhật Bản đích thực ngay giữa lòng bệnh viện Phụ Sản. Tên anh là Dũng. Thấy trên tay tôi là cuốn truyện Nhật, anh đến làm quen. Anh cũng đến đây để mổ u cho vợ. Anh kể nhiều chuyện rất hay về tuổi thơ dữ dội của mình. Anh Dũng kể, ngày xưa anh rất thích đọc truyện tranh và chơi trò chơi điện tử, nên mắt anh mới cận thế này, và anh quả quyết sau này nhất định không cho con mình đọc truyện tranh quá nhiều khi còn bé. Ngày xưa có người khuyên tôi không nên đọc truyện tranh khi còn nhỏ, bây giờ được nghe lại, tôi cũng cảm thấy tò mò. Anh Dũng nói, đọc truyện tranh thì phần lời nhỏ, phần tranh lại to, nên mắt không ngừng điều tiết, từ đó mắt sẽ sinh cận. Tôi ngã ngửa trước sự thật này. Thực sự bây giờ tôi mới hiểu lí do đọc truyện tranh thì bị cận.

Trưa. Gia đình chị Linh đến. Linh là chị gái ruột của tôi, cùng với anh Hưng – chồng, đến thăm mẹ. Hai vợ chồng sốt sắng hỏi thăm tình hình sức khỏe mẹ và bố. Chị Linh hơn tôi 9 tuổi, là chị hai trong gia đình, có ngoại hình khả ái và tươi tắn. Chị “tình nguyện” vào chăm nom mẹ đêm nay để hai bố con về Xuân Hòa lại sức. Hai ngày đi khỏi Xuân Hòa mà cứ như hai tháng. Không khí của Xuân Hòa mát mẻ trong lành hơn hẳn cái không khí ngột ngạt trong bệnh viện Phụ Sản kia. Về nhà mà tôi với bố cũng không ngừng lo cho mẹ, không biết chị Linh có chăm sóc mẹ nổi không? Ngày xưa, tôi nghe mẹ kể, lúc mẹ vừa đẻ tôi, chị Linh còn bé, được bố giao cho trông mẹ. Đi đứng loạng choạng thế nào mà vung tay trúng bụng mẹ. Nhớ đến chuyện đó, tôi vừa buồn cười, vừa lo cho mẹ hơn. Đúng là con khỉ nghịch ngợm! (Chị tôi sinh tháng khỉ)

.

 

.

Ôn lại những kỉ niệm đã qua, tôi nhận ra rằng, nơi nào có dấu chân tôi là nơi đó “loạn”, đơn cử chính là cái bệnh viện Phụ Sản mẹ chữa bệnh. Hình như mọi người thấy cái việc con trai phụ giúp mẹ ở bệnh viện là hiếm thì phải, hai mẹ con tôi đi đến đâu là có người nhìn đến đó. Tôi nói chuyện với mẹ trong phòng, đùa với mẹ, đùa với tất cả mọi người ai cũng cười, nhưng không ai dám cười to vì đau bụng (vừa phẫu thuật xong). Các bác y tá cũng khen tôi và chúc mừng mẹ có đứa con trai như tôi. Lúc ấy tôi có cảm giác tự hào, và tôi tin mẹ cũng nở mũi giống tôi. Đây cũng là lần đầu tiên tôi chăm sóc mẹ tận tay, làm những việc như lau người cho mẹ, đưa mẹ đi vệ sinh, vắt nước cam, mua đồ đạc, pha sữa cho mẹ. Cuối cùng tôi cũng được làm những việc mà tôi mong muốn được làm từ lâu. Lúc ở nhà, hôm nào tôi bày tỏ mong muốn làm việc a, việc b, thì bố mẹ luôn miệng bảo: “Con cứ chú tâm học đi. Mấy việc này để bố mẹ làm cho.” Ngày tết thiếu nhi năm con Dê kết thúc bằng câu nói của bác điều dưỡng viên với mẹ tôi:

-        Cô có thằng con trai như thế này là đáng quý lắm đấy.

Tôi cũng nhớ đến những người bạn tù, à chết, những người cùng phòng bệnh với mẹ. Mỗi người có một cá tính khác nhau. Có người hướng ngoại, thích làm quen với người mới như tôi và mẹ, có người lại "cháo đa", có người lại hướng nội, cả ngày chỉ cắm mặt vào điện thoại. Thế mới biết, xã hội có rất nhiều loại người khác nhau, như mẹ tôi đã kể. Bệnh viện chỉ là một xã hội thu nhỏ, mà đã phân hóa như vậy rồi.

Ấn tượng nhất là cô người Lạng Sơn đến đây chữa bệnh. Cô có dáng mảnh mai, tóc ngang vai hửng màu nắng, khuôn mặt tươi tắn luôn nở nụ cười. Cô là người mà tôi lẫn mẹ đều yêu quý và có thiện cảm. Cô người Lạng Sơn ấy rất hay giúp đỡ người khác, mà đặc biệt là mẹ. Có hôm, cô cho mẹ tôi củ khoai nhuận tràng, có hôm cô đến hỏi thăm trò chuyện cùng mẹ, có hôm cô tặng mẹ con tôi quả cam, quả thanh mai. Những món quà dù đơn giản, nhưng cũng rất ý nghĩa đối với tôi. Hơn cả, cô là người có thiện chí. Cô được chuyển phòng khác sau khi đã bình phục hơn, và tiện thể mời mẹ tôi sang chung phòng khi nghe tin mẹ tôi sắp bị đuổi khỏi phòng hậu phẫu kia. Cô cũng rất là xì tin luôn. Tôi hay chào cô theo kiểu giơ hai ngón tay hình chữ V rồi vẫy vẫy, cô cũng bắt chước theo. Nhìn cô làm vậy, tôi không khỏi bật cười, và cũng vui nữa, lúc mà có người lại làm theo những điều mình làm (tuy rằng điều đó khá ngớ ngẩn và trẻ con). Cháu xin hẹn gặp lại cô vào lần sau!

Có những người như cô Lạng Sơn, mà cũng có những người không tốt. Ở chung phòng bệnh của mẹ tôi còn có một nữ doanh nhân. Dù nằm viện, cô ấy vẫn rất chăm chỉ - không ngừng làm việc, giao tiếp với khách hàng ngoại quốc của công ti mình. Cô ấy nói tiếng Trung rất giỏi. Nhưng giao tiếp với khách hàng giữa nơi công cộng và cần giữ trật tự như bệnh viện là không nên, vì thế, vô hình chung đã gây ác cảm với nhiều người, ngay cả bác mẹ chồng của chị gái đến thăm mẹ tôi cũng phải phàn nàn: "Cô kia là ai mà mất trật tự ghê thế!". Mẹ tôi cũng không có cảm tình lắm với người này, và cho rằng cô này "cháo đa". Mẹ kể một hôm, khi mẹ vào nhà vệ sinh, mẹ gặp cô này và hỏi chuyện để xem đã có ai vào phòng bệnh mà mẹ tôi đã chuyển ra chưa. "Phòng bệnh chật kín rồi chị ạ!" cô đáp, rồi sau đó mẹ tôi đi qua, lại chẳng thấy ai vừa vào cả. Từ đó, mẹ tôi ghét bà cô ấy hoàn toàn. 

Ngày 5 tháng 6, mẹ tôi ra viện. Mẹ tôi lại được trở về với vòng tay quen thuộc của đất mẹ Xuân Hòa. Giải thoát khỏi chốn bệnh viện ngột ngạt, mẹ thở phào nhẹ nhõm. Tất cả đã kết thúc. Điều mẹ phải làm cuối cùng là hạn chế hoạt động trong vòng một tháng tới, và kiêng nhiều thứ, như thịt đỏ, tôm cua, trứng, thịt gia cầm,... Nhưng với nghị lực kiên cường của người phụ nữ ngoài tứ tuần đã vượt cạn bốn lần của mẹ, tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự hồi phục nhanh chóng của mẹ. Ra viện rồi, mẹ cũng "bồi hồi" nhớ lại những kỉ niệm chốn bệnh viện, và cũng tường thuật lại cho tôi tâm trạng của mẹ khi lên bàn mổ. Mẹ bảo lúc đó mẹ chỉ nghĩ đến các con thôi, nhưng mẹ nghĩ về tôi nhiều nhất; bởi tôi là đứa nhỏ tuổi nhất trong số 3 chị em. Chị cả - chị Ngân - là người đã lo hết mọi viện phí cho mẹ. Chị Ngân sinh năm 1989, đã lấy chồng là anh Vũ Anh và có một mụn con trai đầu lòng. Chị rất thông minh, ngày xưa chị học giỏi lắm. Đến bây giờ, chị vẫn vậy, vẫn tiếp tục truyền đạt kinh nghiệm học tập cho tôi mà không quên bậc cha mẹ sinh thành cho mình. Mẹ còn kể, trước lúc lên bàn mổ, chị còn nhắn tin: Mẹ ơi cố lên, chúng con yêu mẹ!. Lúc nói, mẹ xúc động nhìn tôi mà cười trong giọt lệ ấm nồng của sự hạnh phúc. Còn chị hai, chị Linh, thì mẹ kể là chăm sóc mẹ mát tay lắm, không vụng như ngày xưa. Chị làm gì cho mẹ cũng chuẩn, cũng làm vừa lòng mẹ. Số mình là con trai vốn vụng về nên không thể đảm được như các chị, nhưng mẹ vẫn khen là tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều trong khoảng thời gian này. Khỏi phải nói tôi mừng như thế nào.

Khoảng thời gian một tháng này, bố tôi thực hiện hết mọi việc – từ nấu ăn, chăm sóc con cái đến dọn dẹp nhà cửa, mặc cho cái chân đau luôn hành hạ bố cứ mười ngày một lần. Tôi thấy đâu đâu cũng nhắc đến và đề cao người mẹ, nhưng có mấy ai viết về ông bố. Phật đã có câu: “Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.”Quả vậy, qua hình ảnh người bố của tôi, tôi đã thấm nhuần những gian truân bố gặp phải trong suốt đường đời. Lâu rồi tôi mới có dịp nói về bố như thế này. Bố Ba tôi đẹp trai phong độ lắm. Ông bố này thì lầm lì ít nói, nhưng khi vui vẻ thì rất vui và hài hước. Bố tôi rất đa tài nữa nhé. Bố tôi không chỉ có tài lãnh đạo gia đình, mà còn có khả năng bếp núc tài ba. Những món ăn của bố đều khiến tôi và mẹ tôi mê mẩn; từ những món đơn giản nhất như trứng rán hay chả lá lốt rán, đến những món phức tạp như canh cua, canh ngao, sườn sào chua ngọt, cá thu,… Bố tôi thuộc cung Xử Nữ, bởi vậy nên bố có tính cầu toàn, cẩn thận. Bố luôn làm việc đúng giờ, theo kỉ luật như nhà lính, ai cũng phải tuân theo bố răm rắp… Tôi rất hâm mộ bố tôi, nhưng tôi ấn tượng nhất với cái đầu cắt cua và bàn tay chai sạn của bố. Cái đầu cua thông minh ấy là dấu hiệu cho tôi thấy đây chính là ông bố thương yêu của mình. Cái đầu cua ấy không chỉ thông minh, mà còn hài hước,uyên thâm, ẩn chứa bên trong nhiều bài học đường đời quí giá bố đã trải qua. Bàn tay chai sạn gân guốc của bố đảm đương mọi việc. Có khi những ngón tay ấy nhẹ nhàng, khéo léo như đang chơi bản sonate về món ăn, có khi những ngón tay ấy lại cuộn chặt vào nhau rừng rực lửa quyết tâm. Bàn tay ấy đã dẫn đường chỉ lối cho tôi suốt năm tháng bé thơ, và là kim chỉ nam dẫn lối cho tôi trong tương lai và mãi mãi về sau. Nhiều khi tôi thiết nghĩ, không có bố tôi sẽ sống ra sao. Bố tôi đã hi sinh rất nhiều, vậy mà tôi vẫn chưa có một lần trả ơn bố. Lời cuối, con xin gửi tới bố năm chữ giản đơn, Con Yêu Bố Rất Nhiều…

Không những thế,tôi đã thử, và thành công nhiều việc trong hè này, như việc nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, trông và quán xuyến cửa hàng. Chưa có hè nào như hè năm nay, tôi thực hiện nhiều việc đến thế và có nhiều niềm tin cho tương lai như vậy. Tôi tin chắc, qua phút cực khổ đến ngày bồng lai, gia đình tôi sau những sóng gió ngày hè năm con KHỈ  này, tất cả thành viên trong tổ ấm nhỏ nhắn sẽ luôn an toàn, sức sống tràn trề và công việc tiến triển thuận lợi. Tôi yêu mùa hè năm nay quá!

 BẠN LẤY BÀI NÀY THAM KHẢO NHAleuleu

 

8 tháng 12 2016
Ve đã gọi trên những vòm phượng xanh biếc. Một mùa hè lại đến. Sau buổi tan trường, tôi cùng lũ bạn rảo xe trên con đường rợp bóng phượng đỏ. Con đường hoa đỏ cứ tiếp nối những dự định vào hè của chúng tôi. Tuy có ba đứa nhưng câu chuyện rất sôi nổi. Đến ngã tư chúng tôi mới chia tay nhau. Buổi tối cả nhà quây quần đông đủ bên mâm cơm. Mọi người bàn luận sôi nổi bao vấn đề. Còn tôi, điều quan tâm duy nhất là ba định cho chúng tôi đi đâu. Lúc câu chuyện lắng xuống, tôi hỏi nhỏ ba: - Hè này nhà mình có đi nghỉ mát không ba? - Thế mấy đứa muốn đi đâu? - Ba tôi hỏi Anh tôi nhanh nhảu: - Mình về quê đi ba! Lâu lắm rồi nhà mình chưa về quê mà! Tôi lắc đầu quầy quậy, cố gắng thuyết phục: - Đi động Phong Nha đi ba! Nghe nói cảnh ở đó đẹp lắm! Con nghe mấy bạn lớp con cũng đi ở đó, nhiều lắm. Mẹ tôi bàn ra: - Thôi, không đi đâu hết, về quê thăm ông bà. Chúng mày còn khối dịp để đi chơi. Về quê là hay nhất. Sau một hồi bàn luận sôi nổi, ba tôi quyết định cả nhà sẽ về quê chơi ba tuần. Tôi buồn như trấu cắn bởi xưa nay tôi rất ghét về quê. Quê buồn lắm! Không máy vi tính không trò chơi, không có những buổi hẹn nhau đi nhong nhong trên phố... mà sao nhiều người lại thích về quê? Ngay cả hai đứa bạn thân của tôi cũng một mực khẳng định “Về quê rất thú vị”. Chả biết thú vị chỗ nào. Nhưng tôi đành phải theo ý kiến của cả nhà. Tôi phải về quê vậy! Bạn có biết hành lí về quê của tôi là gì không? Một máy game bỏ túi, đống truyện, một đống tem thư và vân vân... toàn là những thứ để giết thì giờ nhàm chán lúc ở quê. Tôi về đúng mùa gặt. Mọi người bận rộn với công việc đồng áng. Không khí ngày mùa rộn ràng chẳng làm tôi hứng thú gì. Về quê. Anh tôi suốt ngày rong chơi với các anh các chị ở quê mãi đến tối mịt mới trở về, miệng lúc nào cũng hát vang điệp khúc “Hè về...” để trêu tôi. Cõ lẽ anh thấy tôi suốt ngày cứ ru rú ở nhà quanh đống truyện bên bà. Nhưng tôi mặc kệ. Bà thương tôi lắm, lúc nào cũng kể chuyện cho tôi nghe. Cũng toàn chuyện ở quê thôi. Lúc đầu tôi chẳng thích mấy. Nhưng về sau tôi thấy cũng hay hay. Hóa ra ở cái làng quê nhỏ bé, hẻo lánh này cũng có biết bao nhiêu là chuyện, bao nhiêu niềm vui nỗi buồn, và tâm hồn con người ở đây sao mà chân chất giản đơn đến vậy? Qua những câu chuyện của bà tôi thấy đất quê như đang thấm dần vào trong tôi mỗi lúc một sâu, mỗi lúc một nhiều đến mức như tôi đã từng lớn lên nơi đây, cùng nếm trải những ngọt ngào cay đắng như con người ở đây từ lâu lắm. Những câu chuyện bà kể hòa cùng hương bưởu dịu êm đưa tôi vào giấc ngủ. Trong mơ, tôi thấy quê hương như chốn thần tiên thơ mộng vô ngần. Không biết từ bao giờ tôi đã chạy ra bãi đất bồi ở làng bên, nơi bọn trẻ trong làng vẫn tụ tập chơi đùa khi chiều đã tắt nắng. Vừa thấy tôi xuất hiện, một con bé, trạc tuổi tôi đã chạy ngay lại nắm lấy tay tôi, rồi hô to: “Chúng mày ơi ! Thêm một đồng minh mới. Chơi thôi!” Tôi chẳng cần biết chúng chơi gì cũng nhập bọn chơi luôn. Chúng tôi chơi đến tận trưa lúc bà ra gọi mới về. Tôi tíu tít khoe với bà những trò chơi sáng nay của tôi, những niềm vui tôi có được từ những người bạn mới quen ấy. Bà tôi chỉ nghe, cười hiền hậu nhìn tôi tung tăng chạy nhảy. Đến chiều, con bé hồi sáng cùng chơi với tôi sang và mang theo một trái bưởi thật to. Lúc này tôi mới biết con nhỏ là hàng xóm kế sát nhà tôi. Ngày nào nó cũng lấp ló ngoài cửa, thấy tôi mà không dám gọi. Tôi thấy tiếc cho mình bấy lâu nay lạnh nhạt với làng quê, lạnh nhạt với một nơi có bà tôi đang dang tay đón nhận tôi, nơi có những người bạn nhỏ đáng yêu và chơn chất. Hôm sau, tôi theo cả nhà về thành phố, mang theo một tâm trạng khác hẳn lúc về. Tôi thấy nhớ nhung, luyến tiếc cảnh vật nơi đây, những trò chơi, và những điều kì diệu mà tôi chưa thấy nơi đâu có được.hihioaoaokhiuhahaundefined
14 tháng 8 2016

2. đây là baiif văn có nhiều kỉ niệm nha bạn. Bạn tham khảo và chọn kỉ niệm mình thích nhất nhé!

Trong cuộc sống của mình, tôi có những kỉ niệm thật ý nghĩa và rất khó phai. Ngày đầu tiên đi học là một ngày như thế.

Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác hồi hộp, lo âu của đêm trước ngày đến lớp. Mẹ đã cẩn thận sắp sẵn sách vở vào cặp cho tôi vậy mà tôi vẫn băn khoăn lấy ra đếm lại. Một cuốn vở, hai cuốn vở… sách tập đọc, sách toán… bút chì, bút mực… "ơ mẹ ơi! Thước ê-ke của con đâu mẹ?". Tim tôi thót lên! Trời ơi, nếu tôi không kiểm tra lại thì ngày mai đến lớp có phải sẽ bị thiếu không! Nhưng mẹ lại mỉm cười nhìn tôi rất ngộ: "Các con đâu đã dùng đến thước ê-ke!". Rồi như sợ tôi lo lắng quá, mẹ nói thêm: "Hôm trước cô không dặn đâu. Cặp con đã nặng lắm rồi, không nên cho thêm con ạ”. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng đưa tôi đi ngủ. Nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, tôi vẫn không nén được những trằn trọc, tôi gỡ tay mẹ rồi xoay ngang xoay dọc hồi lâu mới ngủ được…

Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh và dịu mát. Mẹ đèo tôi trên chiếc xe đạp người vẫn dùng đi làm hàng ngày. Khác với mọi hôm, sớm nay, mẹ đi rất chậm và ít nói. Dường như mẹ đang đợi tôi hỏi điều gì. Xung quanh tôi thì ồn ào đến lạ. Từng nhóm học sinh lớn nắm tay nhau cười nói vui vẻ. Dọc đường đến trường, có hàng chục nhóm.học sinh như vậy. Duy chỉ bầu trời vẫn mênh mang lặng im. Gió thổi rất nhẹ, mơn man trên những sợi tóc tơ của tôi. Hàng cây hai bên đường lao xao, chúng dường như xanh hơn mọi ngày thì phải. Chiếc xe càng đến gần trường, tim tôi càng đập mạnh. Sự im lặng của mẹ khiến tôi phải rụt rè hỏi rất ngây ngô: "Mẹ, vậy đến trưa con có được về không?". Mẹ đáp: "Có chứ con. Con học với cô giáo và các bạn một lát buổi sáng thôi, đến trưa, mẹ lại đón con về với bố mẹ". "Vậy… vậy… có giáo con có ghê không mẹ? Lại toàn các bạn mới, các bạn ấy có bắt nạt con không…?". Tôi gần như suýt khóc khi bật lên câu hỏi ấy: Tôi đã nghĩ về nó suốt đêm qua. Mẹ lại dịu dàng đáp: "Không đâu con. Cô giáo con rất hiền và xinh nữa. Cô sẽ dạy con những điều mà mẹ không thể dạy được. Các bạn con cũng đáng yêu như con vậy. Các bạn ấy sẽ trở thành những người bạn tốt của con, giống như cô Thuỷ với mẹ hay chú Đức và bố ấy". Tôi đã an tâm hơn và vòng tay ôm lấy người mẹ…

Cổng trường tiểu học hiện ra trước mắt tôi lộng lẫy và trang nghiêm quá. Cánh cổng to rộng đã được mở ra; phía trên cổng là những lá cờ rực rỡ sắc màu gió thổi tung bay vô cùng đẹp mắt. Trong sân trường, đông đảo học sinh, giáo viên đang trò chuyện sôi nổi. Chậm rãi theo bước chân mẹ vào sân trường, tôi thấy mình bé nhỏ và đơn độc quá. Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến tôi, và gương mặt ai cũng hớn hở. Bất chợt, giọng mẹ vang lên rất nhẹ:

 

Em chào cô giáo ạ!

Tôi giật mình nhìn lên: Cô giáo chủ nhiệm của tôi mặc áo dài trắng đang tươi cười nhìn mẹ và tôi. Cô đáp:

Tôi chào chị và cháu. Chị cho tôi đón cháu vào lớp.

Mẹ đẩy nhẹ tôi về phía cô rồi nói:

Gia đình rất mong cô giúp đỡ cháu, cháu nhút nhát lắm!

Rồi quay sang tôi, mẹ mỉm cười:

Con phải nghe lời cô giáo và học hành chăm chỉ nhé!

Nói rồi mẹ chào cô giáo quay về. Trong khoảnh khắc, tôi như thấy thời gian ngưng đọng lại, mẹ cứ xa tôi dần… Nhưng giọng cô giáo ấm áp, dịu dàng vang lên khiến tôi bình tĩnh lại: "Cô đưa Trung vào lớp nhé!". Theo chân cô, tôi bước vào lớp học, lớp đã gần như kín hết chỗ ngồi, những gương mặt ngơ ngác, ngại ngùng, lo lắng… cùng quay về phía tôi. Cô đưa tôi vào một bàn gần bục giảng, ở đó đã có một cô bé xinh xắn, lém lỉnh ngồi sẵn.

Cô trở về bàn giáo viên rồi nói với cả lớp:

Hôm nay là buổi học đầu tiên của các em. Cô hi vọng các em sẽ chăm chỉ học tập đế bố mẹ và cô vui lòng. Các em có đồng ý không?

Tiếng "có" vang lên yếu ớt và lẻ tẻ. Cô mỉm cười rất dịu dàng. Tôi còn nhớ, hôm ấy chúng tôi học bài Tập đọc "ò ó o". Tiếng cô giáo thật dịu dàng, tóc cô thật dài và áo cô thật đẹp. Tiếng "ò ó o" thỉnh thoảng lại vang lên từ một bạn nào đó rất ngộ. Suốt giờ ra chơi, đám học sinh chúng tôi làm quen với nhau bằng tiếng gà gáy nhộn nhịp ấy. Cô bạn ngồi cạnh tôi rất bạo dạn, bạn ấy luôn miệng bình luận "tiếng gáy” của các bạn trong lớp rồi kết luận:

Người gáy hay nhất là ấy đấy!

Sau giờ Tập đọc là giờ học Toán. Tôi đã được mẹ dạy đếm từ trước nên tiết học đầu tiên khá dễ dàng. Tôi còn dạy cô bạn cùng bàn cách dùng que tính nữa, bạn ấy không có que tính mà.

Buổi học đầu tiên không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Lúc mẹ đến đón tôi vẫn ngỡ ngàng vì phải chào cô giáo và các bạn. Nhìn gương mặt tôi hớn hở, mẹ rất vui. Suốt dọc đường về và cả ngày hôm đó, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe về tiếng "ò ó o" của lớp và cô bạn cùng bàn…

Buổi học đầu tiên trong đời tôi đã qua đi nhưng vẫn còn đó những dư âm trong trẻo, tươi vui và xúc động. Tôi không thể quên được hình ảnh của mẹ, hình ảnh của cô, của những người bạn học đầu tiên trong đời và bài học đầu đời đáng yêu của mình.

 
23 tháng 8 2018

đây là baiif văn có nhiều kỉ niệm nha bạn. Bạn tham khảo và chọn kỉ niệm mình thích nhất nhé!

Trong cuộc sống của mình, tôi có những kỉ niệm thật ý nghĩa và rất khó phai. Ngày đầu tiên đi học là một ngày như thế.

Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác hồi hộp, lo âu của đêm trước ngày đến lớp. Mẹ đã cẩn thận sắp sẵn sách vở vào cặp cho tôi vậy mà tôi vẫn băn khoăn lấy ra đếm lại. Một cuốn vở, hai cuốn vở… sách tập đọc, sách toán… bút chì, bút mực… "ơ mẹ ơi! Thước ê-ke của con đâu mẹ?". Tim tôi thót lên! Trời ơi, nếu tôi không kiểm tra lại thì ngày mai đến lớp có phải sẽ bị thiếu không! Nhưng mẹ lại mỉm cười nhìn tôi rất ngộ: "Các con đâu đã dùng đến thước ê-ke!". Rồi như sợ tôi lo lắng quá, mẹ nói thêm: "Hôm trước cô không dặn đâu. Cặp con đã nặng lắm rồi, không nên cho thêm con ạ”. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng đưa tôi đi ngủ. Nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, tôi vẫn không nén được những trằn trọc, tôi gỡ tay mẹ rồi xoay ngang xoay dọc hồi lâu mới ngủ được…

Sáng hôm ấy, một buổi sáng mùa thu trong xanh và dịu mát. Mẹ đèo tôi trên chiếc xe đạp người vẫn dùng đi làm hàng ngày. Khác với mọi hôm, sớm nay, mẹ đi rất chậm và ít nói. Dường như mẹ đang đợi tôi hỏi điều gì. Xung quanh tôi thì ồn ào đến lạ. Từng nhóm học sinh lớn nắm tay nhau cười nói vui vẻ. Dọc đường đến trường, có hàng chục nhóm.học sinh như vậy. Duy chỉ bầu trời vẫn mênh mang lặng im. Gió thổi rất nhẹ, mơn man trên những sợi tóc tơ của tôi. Hàng cây hai bên đường lao xao, chúng dường như xanh hơn mọi ngày thì phải. Chiếc xe càng đến gần trường, tim tôi càng đập mạnh. Sự im lặng của mẹ khiến tôi phải rụt rè hỏi rất ngây ngô: "Mẹ, vậy đến trưa con có được về không?". Mẹ đáp: "Có chứ con. Con học với cô giáo và các bạn một lát buổi sáng thôi, đến trưa, mẹ lại đón con về với bố mẹ". "Vậy… vậy… có giáo con có ghê không mẹ? Lại toàn các bạn mới, các bạn ấy có bắt nạt con không…?". Tôi gần như suýt khóc khi bật lên câu hỏi ấy: Tôi đã nghĩ về nó suốt đêm qua. Mẹ lại dịu dàng đáp: "Không đâu con. Cô giáo con rất hiền và xinh nữa. Cô sẽ dạy con những điều mà mẹ không thể dạy được. Các bạn con cũng đáng yêu như con vậy. Các bạn ấy sẽ trở thành những người bạn tốt của con, giống như cô Thuỷ với mẹ hay chú Đức và bố ấy". Tôi đã an tâm hơn và vòng tay ôm lấy người mẹ…

Cổng trường tiểu học hiện ra trước mắt tôi lộng lẫy và trang nghiêm quá. Cánh cổng to rộng đã được mở ra; phía trên cổng là những lá cờ rực rỡ sắc màu gió thổi tung bay vô cùng đẹp mắt. Trong sân trường, đông đảo học sinh, giáo viên đang trò chuyện sôi nổi. Chậm rãi theo bước chân mẹ vào sân trường, tôi thấy mình bé nhỏ và đơn độc quá. Nhưng mọi người chẳng ai để ý đến tôi, và gương mặt ai cũng hớn hở. Bất chợt, giọng mẹ vang lên rất nhẹ:

Em chào cô giáo ạ!

Tôi giật mình nhìn lên: Cô giáo chủ nhiệm của tôi mặc áo dài trắng đang tươi cười nhìn mẹ và tôi. Cô đáp:

Tôi chào chị và cháu. Chị cho tôi đón cháu vào lớp.

Mẹ đẩy nhẹ tôi về phía cô rồi nói:

Gia đình rất mong cô giúp đỡ cháu, cháu nhút nhát lắm!

Rồi quay sang tôi, mẹ mỉm cười:

Con phải nghe lời cô giáo và học hành chăm chỉ nhé!

Nói rồi mẹ chào cô giáo quay về. Trong khoảnh khắc, tôi như thấy thời gian ngưng đọng lại, mẹ cứ xa tôi dần… Nhưng giọng cô giáo ấm áp, dịu dàng vang lên khiến tôi bình tĩnh lại: "Cô đưa Trung vào lớp nhé!". Theo chân cô, tôi bước vào lớp học, lớp đã gần như kín hết chỗ ngồi, những gương mặt ngơ ngác, ngại ngùng, lo lắng… cùng quay về phía tôi. Cô đưa tôi vào một bàn gần bục giảng, ở đó đã có một cô bé xinh xắn, lém lỉnh ngồi sẵn.

Cô trở về bàn giáo viên rồi nói với cả lớp:

Hôm nay là buổi học đầu tiên của các em. Cô hi vọng các em sẽ chăm chỉ học tập đế bố mẹ và cô vui lòng. Các em có đồng ý không?

Tiếng "có" vang lên yếu ớt và lẻ tẻ. Cô mỉm cười rất dịu dàng. Tôi còn nhớ, hôm ấy chúng tôi học bài Tập đọc "ò ó o". Tiếng cô giáo thật dịu dàng, tóc cô thật dài và áo cô thật đẹp. Tiếng "ò ó o" thỉnh thoảng lại vang lên từ một bạn nào đó rất ngộ. Suốt giờ ra chơi, đám học sinh chúng tôi làm quen với nhau bằng tiếng gà gáy nhộn nhịp ấy. Cô bạn ngồi cạnh tôi rất bạo dạn, bạn ấy luôn miệng bình luận "tiếng gáy” của các bạn trong lớp rồi kết luận:

Người gáy hay nhất là ấy đấy!

Sau giờ Tập đọc là giờ học Toán. Tôi đã được mẹ dạy đếm từ trước nên tiết học đầu tiên khá dễ dàng. Tôi còn dạy cô bạn cùng bàn cách dùng que tính nữa, bạn ấy không có que tính mà.

Buổi học đầu tiên không đáng sợ như tôi tưởng tượng. Lúc mẹ đến đón tôi vẫn ngỡ ngàng vì phải chào cô giáo và các bạn. Nhìn gương mặt tôi hớn hở, mẹ rất vui. Suốt dọc đường về và cả ngày hôm đó, tôi ríu rít kể cho mẹ nghe về tiếng "ò ó o" của lớp và cô bạn cùng bàn…

Buổi học đầu tiên trong đời tôi đã qua đi nhưng vẫn còn đó những dư âm trong trẻo, tươi vui và xúc động. Tôi không thể quên được hình ảnh của mẹ, hình ảnh của cô, của những người bạn học đầu tiên trong đời và bài học đầu đời đáng yêu của mình.

11 tháng 12 2016

-Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ "Tiếng gà trưa"

*Đó là tình cảm bà cháu yêu thương, chăm lo, đùm bọc nhau trong cảnh nghèo khó.

*Bà yêu thương, chăm sóc dạy bảo cháu. Cháu kính trọng, biết ơn và yêu quý bà

=> Đây là tình cảm hết sức bình dị mà đằm ắm, thiết tha, tình cảm cao dẹp, đáng trân trọng

11 tháng 12 2016

" Bà " - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm….

Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.

Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ. Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác…cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.

Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại…. Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên quãng đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.

Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:

"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."

Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:

Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.

Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.

Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.

Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.

Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!

Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. "Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"

21 tháng 10 2016

Tuổi thơ đó là quãng kí ức đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Dù là kỉ niệm vui hay buồn, mỗi khi kể về kí ức tuổi thơ, trong lòng lại rộn lên niềm vui man mác, nụ cười mãn nguyện nở trên môi. Đối với tôi, niềm vui lớn nhất của tuổi thơ là ngày khai trường đầu tiên.

Với bất cứ ai đã là học sinh, chắc hẳn không thể quên được ngày trọng đại này – Ngày khai trường đầu tiên. Nó đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của con người, hé mở ra cánh cửa tri thức rộng lớn bao la.

Nhớ lẩm buổi sáng mùa thu năm đó, trời cao và trong xanh đến lạ. Nắng vàng ươm rót mật xuống vạn vật. Trên cành cây, chim ca ríu rít. Tối hôm trước, tôi soạn lại sách vở đồ dùng lần cuối, rồi lên giường đi ngủ thật sớm, không xem băng hoạt hình nữa. Nhưng vào giường, mẹ dỗ mãi tôi không chịu ngủ. Trong lòng tôi cảm thấy bồn chồn, háo hức khó tả. Tôi dậy sớm, ăn sáng, tự tay mẹ mặc đồng phục mới, chải đầu cho tôi. Mẹ vui miệng đọc:

Hôm nay bé đi thi
Bé dậy từ gà gáy
Ngồi trên xe bố lai
Bé tung tăng tới trường.

Tôi cười toét miệng: "Con đi học chứ”. Bố lai tôi đến trường, trên đường đi, bố mua một quả bóng bay buộc vào cổ tay tôi. Ngồi trên xe, tay tôi cứ vung vẩy, làm quả bóng bay giật giật, đến là thích thú. Bố dắt tôi vào trường. Tôi nhảy chân sáo đi bên bố, trong lòng vui sướng, rạo rực. Tôi nhìn ai cũng thấy yêu, ngắm cái gì cũng thấy thân thiết. Trường tiểu học trang hoàng thật đẹp. Cờ hoa, treo khắp các cành cây, khẩu hiệu to và đẹp treo chính giữa lễ đài. Bố dắt tôi vào xếp hàng cùng các bạn. Bố chỉnh lại quần áo, kiểm tra lại sách vở xoa đầu tôi rồi mới ra về. Bao giờ bố cũng chu đáo với tôi như thế. Tôi xếp hàng, có một chị học sinh tới dắt tôi. Tôi thấy hồi hộp quá, lo lắng, sợ nữa. Tôi toát mồ hôi, mắt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Tôi cố gắng bình tĩnh lại. Tôi tự trấn an mình: "Mình không sợ, không khóc nhè, mình học lớp một rồi”. Tôi diễu hành qua lễ đài. Bao cánh tay đang vẫy chào tôi. Tiếng cô tổng phụ trách hồn hậu: "Chào mừng các em, từ nay các em đã là học sinh học dưới mái trường tiểu học, hãy cố gắng phấn đấu học tập, chăm ngoan, các em nhé". Tôi thấy vui biết bao, hạnh phúc biết bao, bước chân như sải rộng hơn, mình như cao hơn, bộ quần áo như chật đi, sách vở trên vai yêu mến biết chừng nào. Tôi còn vui đến nỗi muốn hét to lên: "Em đi học rồi, đi học cùng các anh các chị”. Tôi yêu cái cây, yêu dãy cờ đò bay phấp phới theo gió. Tôi yêu mái trường này biết mấy. Tôi cảm thấy tự hào, mình lớn rồi, chí ít là so với hồi học mẫu giáo. Đã qua rồi cái thời chơi đồ chơi và ăn bột trong nhà trẻ. Bây giờ, chỉ có sách vở bút thước sẽ luôn tiến bước cùng tôi. Bố mẹ ơi, con sẽ nhớ lời bố mẹ dặn, phải cố gắng học tập, con là niềm tin của bố mẹ. Ngày khai trường, ngày khai trường đầu tiên của tôi!

Với mỗi người, mỗi lần được điểm cao, một lần được tuyên dương hay đoạt giải trong kì thi học sinh giỏi đều là niềm tự hào, niềm hạnh phúc đáng nhớ. Nhưng ngày khai trường đầu tiên còn có ý nghĩa đặc biệt, to lớn hơn nhiều. Nó mở ra kho tàng tri thức vô bờ, mở ra những thử thách, khó khăn buộc đứa trẻ phải quyết tâm vươn lên, nó là sợi dây gắn kết đứa trẻ với thế giới bao la, muôn sắc màu. Và trong đó, gia đình, nhà trường đóng vai trò thật quan trọng.

Ôi! Tôi trải qua bao lần vui sướng, bao lần hạnh phúc và tất cả đều khiến tôi toát mồ hôi, mặt nóng bừng, ngứa chân ghê gớm. Cảm giác lạ kì ấy phải chăng đã theo tôi từ ngày khai trường đầu tiên – ngày khai trường tôi không bao giờ quên.

21 tháng 10 2016

Ôi! Thời gian sao trôi qua nhanh thật đấy. Mới tung tăng vui chơi, vô tư thì giờ đây tôi đà là học sinh lớp bảy rồi. Tôi thực sự rất nhớ những chuyến vui chơi của tôi lúc nhỏ. Lúc ấy, chẳng cần phải suy nghĩ gì nhiều và tuổi thơ cua tôi là những chuỗi ngày đáng nhớ.

Tết trung thu vừa rồi đã khiến tôi sực nhở đến chuyện lúc tôi bốn tuổi. Ngày trước Tết trung thu, ba mẹ dắt tôi đi mua lồng đèn. Đường phố đông nghịt người. Khó khăn lắm, cả nhà tôi mới chen vào được một tiệm bán lồng đèn. Đứng trước những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, đa dạng về hình dạng, kiểu dáng tôi hoa cả mắt. Ba bảo: “Văn! Con lựa một chiếc đi”. Chà chà, biết lấy chiếc nào đây? Nhìn quanh ca tiệm rồi lên tiếng rất nhỏ chỉ đủ để mình tôi nghe: “Con muốn mua hết!”. "Sao, lựa nhanh đi con” - Mẹ tôi thúc giục.Lại đứng nhìn quanh một lần nữa, lần này tôi phát hiện chú bướm màu hồng xinh xinh đang núp bên anh Siêu nhân, vốn thích màu hồng, vừa thấy nó là tôi chỉ vào nó và đòi mua nó cho bằng được. Chú bán hàng lấy bé Bướm ra cho tôi. Ôi! Nó dễ thương làm sao ấy. Mặc dù nó không to bảng như con bướm bên tiệm kia, nhưng nó thật sự rất ấn tượng đối với tôi. Cả thân nó màu hồng, đôi cánh hồng nhạt, thêm vào đó là những sợi dây tua rua trông thật là thích mắt. Hai cọng râu cong cong rất đáng yêu. Nó là lồng đèn điện tử, mỗi lần tôi bật công tắc lên là nó chạy vòng vòng, ánh sáng rực rỡ cả xung quanh. Tôi thích lắm các bạn à!

Đêm đó tôi cảm thấy rất vui. Tối đến, tôi không tài nào ngủ được. Nằm trên chiếc giường nhỏ bé, tôi cứ xoay qua xoay lại, trằn trọc mãi. Có vô sổ câu hỏi đặt trong đầu tôi: “Tết trung thu là như thế nào nhỉ?”, “Có vui không ta?”, ...suy nghĩ miên man rồi cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Ngày hôm sau vừa tỉnh giấc, tiếng ồn vang lên ở ngoài rộn vang cả khu xóm, à, thì ra là đám con nít trong xóm đang chuân bị cho tối nay Tết trung thu ấy mà. Vừa thấy tôi bước xuống phòng khách, mẹ cầm trên tay chiếc đầm màu đỏ nhạt lai vàng, nói: “Văn! Thử xem bộ này có hợp với con không ?”. Áo mới, a, đã quá đi mất. Tôi bỗng trở nên thích cái Tết này hẳn. Có đồ chơi mới nè, có quần áo mới nữa nè, còn được thưởng thức món bánh trung thu thơm ngon nữa chứ. Tối đến, con hẻm yên ắng thường ngày bỗng trở nên náo nhiệt hẳn, những chiếc lòng đèn của mọi người hòa hợp lại tạo nên nhiều màu sắc và đầy thú vị. Những bài hát trung thu vang lên, những đứa trẻ con xách theo lồng đèn của mình chạy vòng vòng trong hẻm. Người lớn thì dọn đồ ăn, trà bánh ra gần cửa để ngắm trăng, trò chuyện. Giờ đây những khoảnh khắc ẩy vẫn còn đọng mãi trong lòng tôi.

Mong rằng, những truyền thống văn hóa tốt đẹp này sẽ luôn được mọi người trân trọng và giữ gìn.


Bạn tham khảo nha!

27 tháng 10 2016

DÀN Ý

Mở bài: giới thiệu về món quà thời thơ ấu

- Đó là món quà gì?

- Ai tặng cho em ?

- Tặng trong dịp nào ?

- Tình cảm của em dành cho món quà ấy ?

Thân bài :

- Tả biểu cảm về món quà : hình dáng, công dụng…

- Tặng quà với tình cảm như thế nào ? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.

- Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào ? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà…

- (Người tặng quà bây giờ ở đâu ? Đang làm gì ?)

- Em gìn giữ món quà ấy như thế nào ?

Kết bài :

Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.

Lời hứa của bản thân

27 tháng 10 2016

Đây là câu hỏi cho phần giàn ý

Mở bài

- Đó là món quà gì ?

- Ai đã tặng em ?

- Tặng nhân dịp nào ?

- Tình cảm của em với món quà

Thân bài

- Đặc điểm nổi bật của món quà -> bộc lộ cảm xúc

- Lý do nhận món quà và tâm trạng của em khi nhận quà

- Sự gắn bó của mình với món quà từ đó đến nay

Kết bài

- Nêu suy nghĩ của em dành cho món quà cũng như người tặng

- Lời hứa của bản thân

18 tháng 12 2020

Chú là chú em
Chú đi tiền tuyến, nửa đêm chú về
Ba lô con cóc to bè
Mũ tai bèo bẻ vành xòe trên vai
Cả nhà mừng quá chú ơi
Y như em đã mơ rồi đêm nao
Chú về kể chuyện vui sao
Mỹ thua cũng khóc như nhiều trẻ con
Chắp tay lạy má xin cơm
Em mà có đói, chả hèn thế đâu
Muốn xin chiếc mũ tai bèo
Làm cô giải phóng vượt đèo Trường Sơn.

19 tháng 8 2016

Quê tôi miền trung du Bắc bộ, nổi tiếng với rừng cọ, đồi chè xanh bạt ngàn.Nổi tiếng với nón lá cọ,đền Hùng, thác Tiên,.... Nhưng đối với tôi món cọ om vẫn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc.Món cọ om thơm lừng béo ngậy đã làm say lòng bao người. Khi làm món này không phải ai cũng biết làm. Người ta hái từ cây xuống, đem xóc trộn để cạo lớp vỏ bên ngoài rồi thả vào nồi nước sôi lăn tăn cho cọ chín mềm.Ôi mùi hương ngào ngạt tỏa lên ! Họ sẽ không thả vào lúc nước sôi ùng ục như thế sẽ làm cọ teo lại và chát. Không nên om quá lâu chỉ khi thấy cọ từ xanh thành vàng là được. Như vậy người ta nói" OM CỌ" là nghệ thuật cũng không sai. Người Phú Thọ thường dùng món cọ om để thiết đãi khách phuong xa và làm quà quê bình dị.

Nhớ tick cho mk nha !hihi

20 tháng 8 2016

thanks !yeu