Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.
Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hoà, trong vắt rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước Tiện lên như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, xôn xao...
Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bó những dãy núi trùng điệp. Thiên nhiên khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước, vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!
Đến Hoa Lư hôm nay, chúng em không còn được nhìn thấy cung điện nguy nga, những thành cao, hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Nào là nu Cột Cờ cao 200 mét như một chân đế khổng lổ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sào Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp lương thực cho quân đội của Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa?
Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian Cột đến làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thưở trước đã khéo léo khắc chạm trên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà lòng thầm khâm phục bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, ở đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp nén hương tưởng niệm, chúng em vô cùng kính phục người anh hùng dân tộc đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt thuở xưa.
Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích Vua Lê vận long bào, đội mũ miện vàng, ngang lưng đeo kiếm trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một người phụ nữ trông phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ có một không hai trong lịch sử nước nhà. Bà đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều là những con người kiệt xuất, mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều bạn bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.
Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau để cắm làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện của lớp em suốt những ngày sau đó.
Trong căn bếp ấm áp của gia đình em, nhờ có bàn tay khéo léo của mẹ mà mọi đồ vật đều được sắp xếp gọn gàng, sạch đẹp. Trong số những đồ vật đó, em thích nhất là chiếc tủ lạnh bởi nó phục vụ nhiều nhu cầu tất yếu cho các thành viên trong gia đình. Nó đến với gia đình em đã được hai năm rồi từ nhà sản xuất Samsung.
Cái tủ lạnh nhà em trông còn mới lắm. Nằm gọn gàng trong góc phòng nhưng với em nó như một người khổng lồ âm thầm, lặng lẽ. Cái tủ cao hơn đầu em, màu bạc lấp lánh. Nó có cái đế thật chắc chắn. Phía trước tủ là hình ảnh một mùa đông giá lạnh với gia đình người tuyết đang dạo chơi. Nhìn thấy nó đã thấy mát dịu cả người.
Tủ lạnh là một khối hình hộp chữ nhật thẳng đứng có dung tích 120 lít. Vỏ tủ lạnh bằng thép trắng với màu sơn bạc trông rất mát mắt. Tủ được chia thành hai tầng. Tầng trên là ngăn đá nên chứa nhiều hơi lạnh nhất. Tầng dưới lại có nhiều ngăn nhỏ khác, ngăn đựng thức ăn, ngăn đựng rau, trứng, ngăn để đồ uống...
Tủ lạnh như một siêu thị thu nhỏ. Mở cửa tủ, bao hơi mát ùa ra mang theo sự sảng khoái. Khi đói bụng, em lại chạy đến bên tủ lạnh, lúc đó nó là “người bạn” em yêu nhất. Mở cánh cửa lớn là phần dưới tủ lạnh, đây là ngăn mát có ba tầng và một hộc kéo có nắp, mỗi tầng là một tấm kính chịu lực dày tám li. Phần này là nơi để rau quả, nước uống thức ăn.
Có bốn hộc đeo ở cánh cửa. Các phần bên trong tủ làm bằng nhựa cao cấp màu trắng và mi-ca mờ. Tủ lạnh giúp mẹ đỡ mất thì giờ đi chợ nhiều lần khi mà thức ăn được mua cho gia đình ăn trong một tuần. Mẹ luôn lau tủ lạnh hàng tuần cho sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình. Em rất yêu quý chiếc tủ kì diệu này
Ui da . Đau quá !
Bác giúp cháu với ?
Ai làm bn bị chảy máu vậy .
Câu cuối khó quá . Cậu thông cảm . Ti ck mk nýe
A! Chú cún con đẹp quá! Em reo lên khi thấy mẹ mua về một chú chó xinh xắn. Em bế chú lên và đặt tên cho chú là Rếch từ đấy.
Thân chú Rếch được khoác một chiếc áo hai màu: trắng và điểm lốm đốm nâu trông rất dễ thương. Đầu chú như quả đu đủ nhỏ. Hai tai luôn dỏng lên nghe ngóng. Hai mắt tròn xoe đen láy rất tinh nhanh. Mũi chú đen bóng lúc nào cũng ươn ướt nước như người bị cảm cúm. Lưỡi chú thường vắt sang một bên màu đỏ hồng để lộ mấy răng nanh nhỏ, nhọn, trắng ở hai bên khoé miệng. Đuôi chú có lông dày tròn như cổ tay em bé lúc nào cũng rung rung thật ngộ nghĩnh.Rếch được coi là thành viên không thể thiếu được trong gia đình em. Mỗi khi đi học về, chú nhảy từ bậc thềm lao ra, đưa hai chân trước lên tỏ vẻ thân mật. Khi màn đêm buông xuống, cả nhà ngủ ngon giấc, còn Rếch thì vẫn thức canh giấc ngủ cho mọi người.Rếch rất thích chơi đùa. Mỗi khi vui đùa với em, cậu ta thường quấn lấy chân em vẫy đuôi rối rít. Khi nười lạ tới nhà, chú thường phóng ra cổng chờ em, chú mới chịu nhường lối cho khách.
Em rất quý Rếch. Mỗi khi đi đâu về, em thường vuốt ve nó và thỉnh thoảng em lại thường cho nó một cái bánh hay một cái kẹo. Rếch ăn rất ngon lành và vẫy đuôi rối rít tỏ vẻ biết ơn.
Tham khảo !!!
Loài chim em yêu thích là chim bồ câu. Đó là một loài chim tượng trưng cho hòa bình. Ngày xưa, họ dùng bồ đưa câu để đưa thư. Sở thích của chúng là sạch sẽ, chuồng đẹp, chúng ăn thóc và hạt dưa. Chim bồ câu có rất nhiều màu: xanh lá cây đậm, màu đen nhưng em rất thích chim bồ câu trắng. Chúng có mỏ màu vàng nhạt và nhỏ xíu. Đôi mắt tròn xoe. Bộ lông mượt mà. Chúng thường nhặt những hạt thóc rơi vãi trên sân. Tiếng hót “gù gù...” của chúng nghe thật êm đềm. Ôi, chúng thật đáng yêu!
Code : Breacker
Người gắn bó với chúng em ở ngôi trường tiểu học này không chỉ có thầy cô giáo mà còn có cả bác bảo vệ của trường em nữa. Bác là người giữ cho ngôi trường của em luôn được đảm bảo an toàn và bình yên. Với em bác bảo vệ như một người hùng giữ trường vậy.
Em không rõ bác đã gắn bó với ngôi trường này bao lâu rồi, chỉ biết là khi em chập chững bước chân vào trường thì đã thấy bác. Bác năm nay cũng đã gần 60 tuổi rồi nhưng trông bác vẫn phong độ lắm. Dáng người bác cao và đậm, trông rất khỏe mạnh. Bác có một đôi tay rất to và chắc nịch. Vậy nên mỗi lần bác gõ trống, em đều nghe thấy tiếng trống to, vang mà dứt khoát lắm. Bác có một khuôn mặt trông rất hiền. Cứ mỗi lần chúng em đi qua cổng trường, chào bác là bác lại nở một nụ cười rất tươi như đáp lại lời chào của chúng em. Nhưng thỉnh thoảng khi có học sinh đi học muộn thì khuôn mặt ấy của bác lại nghiêm lại. Đôi mắt của bác đen ẩn bên dưới hàng lông mày rậm. Vầng trán cao, nhưng mỗi khi bác cười hay nhíu mày thì những nếp nhăn lại xuất hiện đầy trên trán.
Bác là một người rất tận tâm với công việc. Công việc hàng ngày của bác đó là đánh trống báo hiệu giờ vào lớp, giờ ra chơi, giờ tan học và bảo vệ ngôi trường 24/7. Mỗi ngày, đều rất đúng giờ, không nhanh một phút cũng chẳng chậm một giây, bác lại dùng chiếc rùi trống bằng gỗ, gõ những hồi trống báo hiệu cho chúng em. Nhiều lúc lười học, ngồi trong lớp em chỉ mong nghe được tiếng trống to và rõ của bác bảo vệ. Ban ngày, bác ngồi ở bốt bảo vệ cổng trường, không cho học sinh nào trốn tiết hay bỏ ra ngoài chơi. Cũng không để cho người lạ, không phận sự được vào trường mà không có sự cho phép của ban giám hiệu. Đến chiều tối, khi mọi người đã về hết, bác lại cầm chiếc đèn pin đi dọc các hành lang lớp học để kiểm tra. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao và một sức khỏe bền bỉ. Bởi ngày nào cũng vậy, ngày nắng cũng như ngày mưa, bác đều phải đi tuần quanh trường, đảm bảo sự an toàn của ngôi trường này. Đôi khi, thấy có những bạn học sinh cá biệt trèo cây hay ngắt hoa, làm hỏng đồ của trường bác lại tới, nghiêm khắc phê bình những bạn đó và dặn dò các bạn không được phá hoại của công. Cũng nhờ có bác mà cây cối trong trường luôn được tươi tốt. Bởi không chỉ bảo vệ cây không để cho các bạn học sinh cá biệt phá hoại, mà ngày nào, vào buổi sáng bác cũng đi tưới nước cho các cây trong trường.
Chính vì thế mà ở trường em ai cũng yêu quý bác bảo vệ. Nhờ có bác mà trường em luôn được xanh tươi và duy trì hoạt động một cách an toàn.
Có một người vẫn lặng lẽ đêm ngày gắn bó với mái trường thân yêu, bảo vệ sự an toàn cho trường. Có một người luôn hết lòng với những công việc hành chính của trường. Đó chính là bác bảo vệ. Em rất yêu quý bác Lâm - bác bảo vệ trường em
Ôi chao! Mùa xuân đến rồi,mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm được một tuổi mới. Chúng ta ai cũng thích mùa xuân đúng không ?Tôi cũng vậy, tôi cũng rất thích mùa xuân, vì khung cảnh đó rất ngọt ngào và thoáng đãng, những tia nắng vàng nhẹ nhàng ấm áp thi nhau chiếu xuống mặt đất... Khung cảnh của mùa xuân lại đẹp như một bức tranh thiên nhiên dược họa sĩ tài ba nào đó vẽ lên. Tôi rất yêu mùa xuân!
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Có lẽ trong một năm thì những ngày Tết là ngày được mong chờ nhiều nhất. Chính vì thế mà ở quê tôi,người ta mất cả tháng trời để chuẩn bị đón TẾT. Những ngày Tết thực sự là những ngày thiêng liêng nhất,vui vẻ nhất trong năm.Chuẩn bị đón Tết,nhà nào cũng sắm sửa thật chu đáo. từ đầy cho đến cuối thôn,nhà nào cũng sắm sửa đào,quất để đón Tết. Những cành đào hồng thắm,những trái quất vàng ươm sai trĩu cành,những hoa hồng,hoa cúc,đồng riền,lay ơn đủ màu sắc góp nên một không khí Tết rộn ràng. Mọi người rủ nhau đi chợ mua lá rong,mua giang che lạt,rủ nhau cùng dọn ngõ xóm,nhà cửa chu toàn.
Người lớn háo hức,trẻ con lại càng háo hức hơn. Những đúa trẻ theo mẹ đi chợ tết,đôi má hồng hây hây ướm thử vào bộ quần áo mới trông chúng mới dễ thương làm sao. Tết còn là niềm vui khi chúng được nhận những phong bào lì xì đỏ thắm,được mặc quần áo mới,được ăn nhiều món ăn ngon và có lẽ thích nhất với chúng ta Tết không phải đến trường! Đó cũng là một trong những lí do mà trẻ con thích Tết hơn người lớn. Vào những ngày đầu năm mới,mọi người tới nhà nhau và chúc nhau một năm mới những điều tốt đẹp nhất. Không những thế,người ta thường nói đến nhuwnxh chuyện vui vẻ,may mắn và hạnh phúc. Khóc lóc hay giận sữ là một trong những điều kiêng kị trong những ngày đầu năm,vì người ta cho rằng,như vậy sẽ xui xẻo cả năm. Chính vì thế mà ngày Tết ở quê hương tôi đâu đâu cũng thấy những tiếng cuwofi vui vẻ,giòn tan. Những tiếng cười ấy thực sự xuất phát từ tâm chân tình chứ không phải là giả tạo,bởi lẽ,người làng tôi xưa nay sống với nhau rất tình nghĩa.
Những ngày Tết,nhà nào cũng thấy phảng phất khói hương nghi ngút và những mâm cỗ đầy những món ngon mà thường ngày không có. Mẹ bảo rằng,ngày Tết ông bà sẽ về thăm con cháu,ăn bữa cơm đầu năm với con cháu cho nên mẹ làm nhwunxg món ngon nhất để dâng lên các cụ với tất cả lòng thành kính và mong ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho cả gia đình có thêm sức khỏe và gặp nhiều điều may mắn hơn. Có lẽ vì thế mà trong tâm tưởng của tôi,những sáng đầu năm luôn là những thời khắc linh tiêng,tuyệt vời nhất. Khi đó,cả gia đình tôi cúi cẩn trước bàn thờ tổ tiên để cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Ngày Tết ở quê tôi thực sự là những ngày đáng nhớ nhất trong năm. Đó không chỉ là những ngày bắt đầu một năm mới mà còn là ngày gia đình đoàn tụ,là ngày mà mọi buồn lo trong năm tan biến hết,thay vào đó chỉ là tiếng cười,niềm vui và hạnh phúc. Ngày Tết cổ truyền thực sự là một nét văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt Nam.