K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Dàn ý:

1. Mở bài
- Mỗi một vùng miền lại có riêng cho mình một vài món đặc sản riêng biệt, với Thanh Hóa ấy là món nem chua với hương vị đặc trưng.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
- Không rõ, nhưng đã trở thành một loại hàng hóa vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
* Đặc điểm:
- Trông giống một chiếc bánh được gói trong lá chuối xanh.
- Hình dáng: To cỡ ngón tay người lớn, có màu hồng nhạt của thịt, màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi, màu xanh của lá đinh lăng.
- Vị chua thanh, cay tê, ngọt giòn cùng hòa quyện kết hợp với mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua.
* Cách chế biến:
- Nguyên liệu: Thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn cạo sạch mỡ thái sợi, ớt, tỏi cắt lát, lá đinh hương rửa sạch, tiêu giã nhỏ, lá chuối bánh tẻ, bì ni lông, dây thun để gói cùng một số gia vị thông dụng.
- Trộn đều thịt với bì lợn cùng muối, bột ngọt, mật mía, tiêu, rồi gói chung với vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng, bọc lại bằng bì ni lông, rồi gói lại bằng lá chuối, dùng dây thun cố định.
- Để lên men 1-2 là có thể ăn được.
3. Kết Bài
- Với mức giá phải chăng tầm 3000- 4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam.

Việt Nam đất nước ba miền Bắc, Trung, Nam cứ mỗi một nơi lại có những nét đặc sắc riêng biệt về văn hóa, nếp sống hòa cùng với truyền thống chung của cả dân tộc tạo nên nét đậm đà bản sắc vô cùng thú vị, được nhiều bạn bè trên toàn thế giới yêu thích. Nếu ghé thăm Hà Nội mà thiếu một lần thưởng thức bún đậu, phở Hà Nội hay chỉ đơn giản là cầm trong tay gói cốm làng Vòng vừa thơm, vừa ngọt thì quả thực là thiếu sót, hoặc nếu như đến Huế thăm Cố đô mà quên ăn cơm hến, nếm bún bò thì cũng thật là đáng tiếc. Thanh Hóa vốn là vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt từng là vùng đất đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống, là nơi chuyển giao giữa miền Bắc và miền Trung cũng có riêng cho mình một đặc sản ấy là món nem chua, mà nếu như nếm một lần sẽ chẳng bao giờ quên.

Nói về các món nem, nước ta cũng rất nhiều nơi có nem, ví như Hà Nội cũng có món nem chua nhưng không cay, rồi còn cả món nem thính cũng với gia vị là da lợn xắt nhỏ, trộn thêm bột ngô, lá ổi, thêm chút gia vị mắm, muối khá lạ miệng, Bình Định cũng có món nem chua mà miếng nem hình vuông, bọc trong một chiếc lá ổi, ăn thấy vị ngòn ngọt. Thế nhưng chỉ riêng món nem chua Thanh Hóa, người ta lại thấy nó cầu kỳ và đặc sắc hơn cả, món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn vặt cho vui miệng mà nó đã trở thành thức ăn chính trong các bữa ăn gia đình, trên các bàn tiệc, và được xem như một món quà quý được khách du lịch mua về để cho biếu người thân. Có lẽ chính người dân Thanh Hóa cũng không biết được món nem chua này ra đời từ khi nào, bởi nó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức, vào nếp sống của con người, lịch sử của nem chua cũng chính là lịch của người Thanh Hóa. Một số tài liệu ghi chép lại thì nem chua bắt đầu trở thành một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường là vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, như vậy một món ăn vốn dân dã, giản dị bỗng trở thành kế sinh nhai, nuôi sống biết bao nhiêu con người nơi đây.

Nến như ai đó đã một lần được nhận vài cái nem chua làm quà, chắc cũng có phần bỡ ngỡ, tôi cũng là một trong số đó, bởi nếu chẳng được nghe giới thiệu đây là một thứ nem làm từ thịt thì ai ai cũng tưởng đó là một cái bánh thơm ngon, được bọc trong chiếc lá chuối xanh rờn bắt mắt. Mở lớp lá chuối ấy ra bên trong là một chiếc nem to bằng ngón tay người lớn, có màu hồng tươi của thịt, xen lẫn vài miếng ớt đỏ xắt lớn, một vài lá đinh lăng ẩn hiện, cùng hai ba lát tỏi trắng. Nem có mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua khiến người ta khó có thể cưỡng lại mà nếm thử một miếng. Vị đặc trưng của nem chua Thanh Hóa ấy là vị chua thanh, thêm một chút ngọt của thịt heo cùng với vị cay tê của ớt, tỏi kết hợp với cái giòn của bì heo vô cùng kích thích vị giác.

Dĩ nhiên một món ăn ngon kết hợp nhiều thứ hương vị như vậy thì công đoạn chế biến cũng không phải là dễ dàng, phải nói rằng đây không phải là một món ăn mà người chưa thạo nghề có thể làm ngon được, bởi đó là tổng hợp của cách chọn nguyên liệu cùng độ tỉ mẩn và kỹ lưỡng trong quá trình làm. Để làm được một mẻ nem ngon, người ta phải tuyển chọn cho kỳ được những miếng thịt heo còn "nóng", ở đây là thứ thịt từ con lợn mới mổ, áp tay vào còn có cảm giác âm ấm, như thế thịt mới thực sự tươi ngon và lúc lên men mới ra đúng vị. Sau khi đã chọn được thịt người ta bắt đầu xay nhuyễn thay vì giã tay như ngày trước. Bì heo cũng là một thành phần vô cùng quan trọng, bởi nếu thiếu đi món này thì nem sẽ không có độ giòn, kém hấp dẫn hẳn, thông thường người ta sẽ chọn miếng da heo có độ dày vừa phải, đã được làm thật sạch lông, sau đó người ta cố hết sức cạo thật sạch lớp mỡ bám bên trong cho tới khi chỉ còn miếng da bì mỏng trắng tinh, thậm chí là trong suốt, như vậy là đạt, cuối cùng là đem miếng bì đã chế biến đi thái thành sợi ngắn tầm 2-3cm, để chung với thịt heo đã xay nhuyễn. Chuẩn bị gia vị cho vào nem cũng cần cẩn thận, ớt trái phải chín đỏ tươi, lá đinh lăng là lá bánh tẻ, tỏi cũng là thứ tỏi còn mới, tiêu cần được xay nhỏ, cùng với một số gia vị thông thường khác như muối, mắm, bột ngọt, phụ gia,... để nem lên men được chuẩn vị. Lá chuối bọc ngoài cũng phải là loại lá bánh tẻ xanh thẫm và dày không bị rách, bì nilon và dây thun phải đảm bảo sạch sẽ để gói được miếng nem ngon, đảm bảo vệ sinh.

Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thiết người thợ sẽ bắt đầu trộn và gói nem. Thịt xay nhuyễn được trộn thật đều với bì heo thái mỏng, cùng với chút muối, chút tiêu, chút bột ngọt, mật mía, rồi đem gói thành những thỏi nem nhỏ cùng với vài lá định lăng, vài lát tỏi và ớt trong một miếng ni lông trong suốt cho kín, sau đó bọc tiếp bên ngoài hai lớp lá chuối, rồi dùng dây thun cố định lại. Nem mới gói xong chưa dùng được ngay mà phải đợi 1-2 ngày cho nem "chín", nghĩa là nem đã lên men chua, rồi mới lấy ra thưởng thức.

Với mức giá phải chăng tầm 3000-4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam. Chiếc nem chua nho nhỏ, xanh rờn màu lá chuối đã mang đi khắp muôn nơi những tình cảm nồng đượm, cùng hương vị đặc trưng của đất Thanh Hóa, để rồi ai đã một lần ghé xứ Thanh cũng chẳng bao giờ quên mang về vài chục chiếc nem chua để làm quà cho người thân, bạn bè, một thứ quà giản dị, thơm ngon.
Bên cạnh bài Thuyết minh về món ăn nem chua Thanh Hoá, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về đôi dép lốp, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc,Thuyết minh về hoa sen, Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết để rèn luyện thêm kĩ năng viết bài thuyết minh của mình.

Thuyết minh về món: Nem rán

Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.

Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.

Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.

Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. 

Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.

Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. 

Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.

Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. 

Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.

Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.

Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.

Lập dàn ý

1. Mở bài

- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có côm gói lá sen,…

- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.

2. Thân bài

a) Nguồn gốc

- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.

- Có một sô’ ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.

b) Cách chế biến phở

- Cách chế biến nước dùng

- Đây là công đoạn quan trọng nhất.

- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một sô gia vị.

- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.

- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.

Thịt để làm phở

- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.

+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…

+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.

Các loại rau thơm và gia vị

- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.

- Tiêu bắc, bột ngọt.

3. Kết bài

- Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.

- Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.

- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

- Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.

16 tháng 12 2022

Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
 

Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.

 

Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.

Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp.  Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.

Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.

Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.

 

Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.

Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).

Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.

 

Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.

Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.

Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!ha
 

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng -Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........-Kết bài...
Đọc tiếp

Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. Yêu cầu:

-Có mở bài thu hút, không quá dài dòng 

-Có dàn ý chi tiết, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, mạch lạc.

-Có câu hỏi đặt ra như câu chủ đề.

-Có minh chứng, ví dụ rõ ràng phong phú trong thời đại lịch sử ứng dụng ra sao, kết quả, trong thời hiện tại, trong thơ........

-Kết bài khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành, liên hệ thực tế bản thân......

Thứ 3 tuần này mình kt rồi nên mong các bạn giúp mình làm thật nhiều bài tham khảo có giá trị, phong phú, không copy quá nhiều trên mạng chỉ dựa vào, mình không phải quá đáng đâu, nhưng những bài mình từng đọc qua thì không có những yếu tố trên nên mình muốn tham khảo thật nhiều những ý kiến để làm bài kiểm tra đạt kết quả ! Rất mong các bạn giúp đỡ mình!!!!!!!!! Thật nhiều bài nha, nhưng đừng có trùng nhau, mình ko đọc ha lần đâu, mình cũng đã đọc nhiều bài rồi mong các bạn đừng copy ý quá nhiều trên mạng, mình cần thêm ý kiến cho bài tập làm văn này!!!!!!!!

1
10 tháng 3 2019

Nhưng mà mình chỉ tham khảo chứ không copy y chang đâu, mong các bạn giúp mình!!!!!!!!

24 tháng 12 2019

Chọn đáp án: B

TK#  :  https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-6/y-nghia-lich-su-cua-pho-co-hoi-an-faq55231.html

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

28 tháng 4 2021

Cho xin câu trả lời nha,tui cần gấp lắm rồi:(!