Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
"Lượm" là một trong những bài thơ hay của nhà văn Tố Hữu được đông đảo thế hệ học sinh yêu thích(1).Bài thơ ra đời năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp(2).Bài thơ kể về cuộc đời cách mạng của Lượm(3).Chú bé Lượm hiện lên thật ngây thơ,tinh nghịch,hăng hái(4).Lượm là chú bé liên lạc trên chiến trường đầy nguy hiểm, cạm bẫy luôn rình rập cậu(5).Nhưng vì lòng yêu nước và sự dũng cảm của mình Lượm đã xuất sắc hoàn thành những nhiệm vụ được giao(6).Trong một lần đi giao thư "Thượng khẩn" Lượm đã hy sinh, chú bé ngã xuống ngay trên cánh đồng quê hương và cánh đồng như ôm Lượm vào lòng(7).Tuy Lượm đã hy sinh nhưng hình ảnh của chú còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người(8).Bằng thể thơ bốn chữ, kết hợp miêu tả và biểu hiện cảm xúc bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh chú bé Lượm(9).Tấm gương dũng cảm và lòng yêu nước của Lượm đáng để mọi người noi theo(10).
CHỊUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU BN ƠIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIIII
Dưới đây là đoạn văn cảm nhận về bài ca dao lục bát "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra":
Bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" đã để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc về tình cảm gia đình. Hình ảnh núi Thái Sơn cao lớn và vững chãi tượng trưng cho công lao trời biển của người cha, còn dòng nước trong nguồn dịu dàng và bất tận là biểu hiện cho tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ. Mỗi lần đọc lại bài ca dao này, em lại thấy lòng mình trào dâng một niềm kính trọng và biết ơn vô hạn đối với cha mẹ. Hình ảnh núi và nước trong bài ca dao không chỉ là những hình ảnh cụ thể mà còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, gợi nhắc chúng ta về sự hy sinh và tình yêu thương bao la của đấng sinh thành. Những vất vả, gian truân mà cha mẹ đã trải qua để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn càng khiến em trân trọng hơn từng khoảnh khắc bên gia đình. Bài ca dao không chỉ là lời nhắc nhở về lòng hiếu thảo mà còn là kim chỉ nam cho lối sống và cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Đó là giá trị bền vững mà mỗi người con cần ghi nhớ và thực hiện.
1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.
BÀI LÀM :
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
HỌC TỐT NHEN!!!
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.
bài làm :
Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.
Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.
Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.
Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.
Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.
Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.
Đọc hiểu văn bản ở THCS có yêu cầu cao hơn so với việc tập đọc ở chương trình tiểu học, nên lên lớp 6 phân môn tập đọc ở lớp 5 được thay đổi bằng đọc hiểu văn bản. Đồng thời so với lớp 5 thì phân môn đọc hiểu văn bản yêu cầu học sinh phải hiểu được nội dung của các văn bản, nắm chắc được thể loại văn bản, chỉ ra được các nét đặc sắc nghệ thuật.
Các văn bản trong chương trình lớp 6 sẽ được học theo các chuyên đề chính sau:
– Văn học viết: được học các tác phẩm truyện hiện đại gắn liền và quen thuộc với đời sống như: bài học đường đời đầu tiên, sông nước Cà Mau, vượt thác, bức tranh của em gái tôi, buổi học cuối cùng, cây tre Việt Nam, Cô Tô,… và tác phẩm thơ về cách mạng như: đêm nay Bác không ngủ, Lượm. Các tác phẩm văn học này gần gũi với cuộc sống, đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc mới mẻ.
– Văn bản nhật dụng: văn bản này nói về những vấn đề trong cuộc sống: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, động Phong Nha.
– Văn học dân gian: được học các thể loại như: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười với các truyện tiêu biểu như: Sơn Tinh, Thủy Tinh; Thánh Gióng; Thạch Sanh, Sự tích Hồ Gươm, treo biển, lợn cưới áo mới…
Nếu ở lớp 5 ở phân môn này có tên gọi là luyện từ và câu thì lên lớp 6 phân môn sẽ được gọi là tiếng việt. Sở dĩ gọi là phân môn tiếng việt vì ngoài việc học luyện từ và câu thì các em còn được học thêm các đoạn văn và câu chuyên sâu hơn.
Cụ thể trong chương trình văn lớp 6 học sinh sẽ được học các kiến thức về từ và câu sâu hơn, kỹ hơn.
– Từ loại: Ôn lại các kiến thức về danh từ, động từ, tính từ, được học thêm kiến thức về cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ). Làm quen với các phó từ, chỉ từ, số từ, lượng từ.
– Ý nghĩa của từ: các hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
– Câu: Tìm hiểu kỹ hơn về câu trần thuật, câu cảm thán.
– Biện pháp nghệ thuật: Ôn tập lại các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, lặp từ, đảo ngữ, học thêm các biện pháp tu từ mới như ẩn dụ, hoán dụ.
Tiếp tục kế thừa tập làm văn của lớp 5 với hai dạng văn là văn tự sự và văn miêu tả. Tuy nhiên trong hai dạng này mức độ yêu cầu cao hơn.
– Văn tự sự: Tìm hiểu chung về văn tự sự, nhân vật và sự việc trong tự sự, cách làm bài văn tự sự, cách viết đoạn văn, bài văn tự sự (mở bài, thân bài, kết bài), ngôi kể lời kể, lời nói trong văn tự sự, luyện nói văn tự sự.
-Văn miêu tả: Tìm hiểu chung về văn miêu tả, quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả, phương pháp tả cảnh…
– Ngoài ra chương trình văn 6 còn được học loại văn bản mới đó là hành chính công vụ với hình thức là viết đơn: cách viết đơn và sửa lỗi.
Văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian , một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát...
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn taị cố định ( tồn taị bằng văn tự ), tồn taị hiện ( tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn taị bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
-.Tính tập thể của văn học dân gian mang dac trung truyen thong dan toc
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm
Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốngiùp nghệ nhân dân gian ứng tác( sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống
- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến ( gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm ) , tính truyền miệng , tính vô danh .
-Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội...Từ đặc trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
Chúc bạn học tốt nha !!!