Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội đương thời có khác nhiều kẻ hung ác, xảo quyệt, tham lam, hại dân., những hiện tượng oan trái, bất công, sự quan liêu, xa dân: từ cõi âm đến cõi trần.
Và thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời.
Bài viết mẫu
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH HÀ NỘI
NỘI QUY, QUY ĐỊNH CÔNG VIÊN THỦ LỆ
1. Quy định chung
- Mọi người đến tham quan, kinh doanh, dịch vụ phải có trách nhiệm giữ gìn an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan, thực hiện nếp sống văn hóa, văn mình, chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ.
- Cấm mọi hình thức xâm phạm đến các khu nuôi nhốt thú, các công trình kiến trúc trong công viên.
- Không hút thuốc lá nơi công cộng, không mang các chất cháy nổ, vũ khí vào công viên.
2. Đối với khách tham quan
- Trong khuôn viên của công viên Thủ Lệ, du khách không được tự ý bám sát vào rào chắn các khu nuôi nhốt thú, không tự ý cho các con vật ăn.
- Nên mặc trang phục thoải mái, chỉnh tề ngăn nắp, không vứt rác bừa bãi ra lối đi gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công viên.
- Nên đi giày thể thao đế bệt, mang theo mũ, ô dù, nước uống để phòng thời tiết nắng mưa thất thường, vì quãng đường đi bộ tham quan khoảng 3km khá dài.
- Không được tự ý sử dụng các khu vui chơi do cá nhân quản lý, vận hành nhé. Nếu bạn muốn cho trẻ em, hay bản thân vui chơi thì hỏi giá vé, các thứ trước khi sử dụng.
- Du khách có thể đi xe máy hoặc ô tô cá nhân, đến nơi có chỗ gửi xe của công viên giá từ 5.000đ/xe máy - 30.000 đ/xe ô tô tùy loại.
3. Đối với các tổ chức, cá nhân làm kinh doanh, dịch vụ.
- Phải đăng kí hành nghề với cơ quan có thẩm quyền và cam kết chấp hành nội quy trong công viên.
- Làm kinh doanh, dịch vụ đúng nơi quy định, chấp hành sự sắp xếp, điều hành của cơ quan quản lý công viên và chính quyền địa phương.
- Phải có thái độ cư xử văn minh, lịch sự đối với du khách, không tranh giành, chèo kéo, nài ép, đeo bám và có hành vi thiếu văn hóa đối với các du khách.
4. Giá vé, giờ đóng – mở cửa
- Mở cửa từ thứ hai đến chủ nhật, bao gồm cả ngày nghỉ lễ.
- Mở cửa từ: 08:00 - 18:00 hàng ngày.
a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1)
Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề:
- Đối tượng cần thuyết phục: Ban Chủ nhiệm của Câu lạc bộ.
- Mục đích: Thuyết phục Ban Chủ nhiệm chấp nhận em trở thành thành viên mới.
- Cách thức thuyết phục: Viết bài luận về bản thân để gửi Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.
b) Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn:
+ Điều kiện kết nạp thành viên của Câu lạc bộ là gì?
→ Thành tích học tập tốt, có niềm đam mê và quan tâm đặc biệt tới nội dung hoạt động của CLB.
+ Năng lực của bản thân trong việc đáp ứng các điều kiện của Câu lạc bộ như thế nào?
→ Tự nhận thấy bản thân có khả năng đáp ứng và mong muốn cống hiến, hoạt động và học hỏi trong CLB
+ Nguyện vọng của em là gi?
→ Giao lưu hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, có thể làm quen nhiều người có cùng sở thích, giúp đỡ nhau trong học tập
+ Em cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ ra sao?
→ Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương
- Lập dàn ý cho bài viết:
- Lập dàn ý cho bài thảo luận:
Mở bài | Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mong muốn gia nhập Câu lạc bộ và khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của một tình nguyện viên trong việc tổ chức hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương |
Thân bài | + Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điếm. + Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau: • Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, lớp, hiểu biết, mục đích tham gia Câu lạc bộ, ...). • Niềm yêu thích, sự sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết,... của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương. • Khả năng tham gia hỗ trợ (hoặc tổ chức) các hoạt động lễ hội hay giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. Ví dụ: Viết bài giới thiệu, viết nội quy, hướng dẫn khách tham gia lễ hội/ di tích; biên tập, cập nhật thông tin về lễ hội/ di tích trên trang web của địa phương: tham gia tổ chức hoạt động tìm hiểu thực tế cho các đoàn khách, nhất là học sinh, sinh viên và người nước ngoài (nếu em giỏi ngoại ngữ) ... • Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ và địa phương |
Kết bài | + Khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia Câu lạc bộ và thực hiện các hoạt động được phân công + Cảm ơn Ban Chủ nhiệm về sự quan tâm đọc và xét duyệt. |
c) Viết
- Viết bài văn theo dàn ý đã lập.
- Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp, thể hiện sự chân thành, nghiêm túc và mong muốn được đáp ứng nguyện vọng của bản thân.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Kính thưa Ban quản lý di tích Thành phố Hà Nội
Em là Lê Kim Ngân, lớp 10A7, trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình.
Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.
Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.
Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.
Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!
Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!
d) Kiểm tra và chỉnh sửa
Đọc lại bài luận đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để phát hiện lỗi và tự sửa lỗi theo hướng dẫn sau:
Nội dung kiểm tra | Yêu cầu cụ thể |
Bố cục ba phần | - Mở bài: Đã dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết chưa? - Thân bài: + Có lần lượt trình bày các luận điểm; sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm không? + Đã sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân chưa? – Kết bài: Có khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân không? |
Các lỗi còn mắc | Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Đánh giá chung | Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35). |
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
Bước 1: Chuẩn bị nghe
Trước khi nghe ý kiến của người nói, bạn nên:
• Tìm hiểu về tác phẩm mà người nói sẽ trình bày.
• Liệt kê tất cả những gì bạn đã biết về tác phẩm và những gì cần trao đổi với người trình bày.
• Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.
• Tìm vị trí thích hợp để bạn có thể theo dõi và tương tác với người nói một cách tốt nhất.
Bước 2: Lắng nghe và ghi chép
Trong khi nghe người nói trình bày ý kiến, quan điểm của họ, bạn nên:
• Lắng nghe để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói.
•Trong tác bằng ánh mắt với người nói, tập trung vào những nội dung quan trọng.
• Không vội nhận xét, kết luận,..
• Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói:
- Các kiểu câu như: Ý kiến, quan điểm của tôi là... Tôi nghĩ. Theo tôi. Tôi cho rằng... - Những ý kiến được trình bày ở phần mở đầu và kết thúc.
- Những ý mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.
• Tổ chức, sắp xếp các thông tin thu nhận được trong khi nghe để tìm hiểu ý nghĩa của thông tin bằng cách: tìm mối quan hệ giữa các ý, dự đoán ý tiếp theo, đánh dấu ý kiến quan trọng
• Suy ngẫm về giá trị của những ý kiến, quan điểm của người nói. Kết hợp nghe và ghi chép:
• Ghi chép thông tin chính dưới dạng từ, cụm từ, viết tắt hoặc dàn ý, sơ đồ, bảng biểu (tham khảo mẫu dưới đây):
Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá• Nhận xét, đánh giá về những điểm thú vị trong ý kiến, quan điểm của người nói.
• Khi trao đổi, bạn nên:
- Xác nhận lại ý kiến, quan điểm của người nói.
- Trình bày điểm tương đồng, thống nhất (nếu có) giữa ý kiến, quan điểm của bạn với người nói.
- Nêu những điều chưa rõ hoặc chưa thống nhất với ý kiến, quan điểm của người nói.
• Tránh ngắt lời, dùng giọng điệu nhẹ nhàng.
• Tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.
Tham Khảo
Chức phán sự là một chức quan được đề ra để thực hiện nhiệm vụ xem xét về các vụ kiện tụng, giúp cho con người có được sự phán xử công bằng. Đây là chức quan đại diện cho sự thực thi công lí. Sở dĩ nhân vật Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử nhận chức này vì chàng đã giúp đỡ Thổ thần đòi lại công lí.
Phán sự là chức quan có nhiệm vụ xem xét các vụ kiện tụng giúp con người có sự phán xử công bằng.
a. Các từ ngữ liên kết: nếu, có lẽ, thật ra
b. Các từ ngữ liên kết: Nhưng, Từ những nét mực
có thể là nhẫn cưới chăng, bạn ghi tập và tên chương hộ mình với nha
mk mượn của bn và đọc lâu rồi nên ko nhớ tập, tên chương thì hình như là: Chiếc huy hiệu màu đỏ j j đó thì phải!
ó là câu đối chúng ta vẫn thường thấy trên ban thờ của Quan Đế-vị thánh trong lịch sử Tam Quốc được rất nhiều gia đình người Hoa,Việt và một số quốc gia châu Á khác thờ trong nhà.Ông cũng là một vị tướng gây nhiều tranh luận trong lịch sử Trung Hoa và không ít kẻ có ý kiến rằng Quan Vũ sinh thời có nhiều khuyết điểm như ông quá Ngạo mạn,chủ quan khinh suất và bản ngã quá mạnh đến độ làm ảnh hưởng đến đại cục... Mỗi ý kiến đều có cơ sở riêng nhưng dẫu sao ông cũng được đại quần chúng tôn vinh thờ phụng ngót nghét 2000 năm nay.Hôm nay mình xin có vài lời góp nhặt lý giải và ca ngợi ông để chúng ta cùng nhất trí rằng dù ai có nói gì thì Quan Vũ vẫn là bậc thánh nhân đáng tôn thờ.
Quan Vũ -tự Vân Trường theo chính sử ông sn 162 và mất năm 220(có ý kiến cho rắng ông sn 165) tại Giả Châu. Thuở nhỏ nhà nghèo nhưng vẫn được phụ thân đầu tư cho đi học cả văn lẫn võ.Thời thanh niên ông kiếm sống bằng nghề đẩy xe bán đậu phụ( tâng lớp lao động nghèo) nên ông rất thương cảm cho giai cấp dân đen lao động.Tính tình cương trực hiệp nghĩa hay bênh vực kẻ yếu ghét bọn cường hào nên một lần thấy chuyện bất bình ông đã phạm tội giết một kẻ ác ức hiếp dân lành > phải lưu đến Trác Quận.
Khi loạn giặc khăn Vàng nổi lên ông tình cờ gặp Lưu Bị và Trương Phi và cả ba kết nghĩa huynh đệ vì cùng chung lý tưởng phò Hán....tuy Lưu Bị là tôn thân nhà Hán nhưng đó chỉ là 1 cái cớ để tăng thêm sức mạnh và lý tưởng của 3 người mà thôi và trong lòng Quan Vũ thì ông luôn luôn khắc ghi tình cảm huynh đệ chung lý tưởng dẹp loạn,và mối quan hệ tình cảm của họ ngay cả khi Lưu Bị đã xưng vương thì 3 anh em họ vẫn đãi nhau = tấm lòng huynh đệ ngày nào chứ chưa bao giờ theo anh để lăng xê anh lên làm vua kiếm tý chức sắc.Chính vì lẽ đó mà khi Tào Tháo chộp được ông cùng gia quyến của Lưu Bị đã dùng mọi cách để thu phục lòng ông nhưng tấm lòng son sắt của ông chỉ biết đến có lời kết nghĩa vườn đào chứ nào biết đến ngọc ngà châu báu gái đẹp tiền nhiều mà có thể mua lấy.Sự lệch lạc ở đây chính là lý tưởng sống của ba anh em họ đã quá rõ ràng.Quan Trương theo Lưu là hai tiểu đệ theo đại huynh chứ không phải hai võ tướng tìm chủ mạnh để lập nghiệp .Mặc dù còn thuở ban sơ nhưng ông đã dám nói với Tào Tháo rằng nếu anh tôi đã mất tôi xin theo xuống đất.Khi ông biết tin anh cón sống lập tức từ biệt Tào Tháo lên đường.Các nhà sử học cho rằng Tào Tháo là người tôn thờ Quan Vũ đầu tiên trong lịch sử khi cay đắng để Quan Vũ ra đi.Khi vội ra đi không kịp xin visa ông bị các tướng giữ ải ngăn lại.Quan Vũ đang nóng lòng tìm anh không cần biết chúng mày làm theo luật gì nhưng tao chỉ biết tao đi theo sự thỏa thuận của Tào Tháo.Chúng mày là lũ tôm tép không được phép hỏi han và trảm vui 6 thằng.Tào Tháo thuy bị mất 6 tướng nhưng vẫn vui vẻ sai quân đuổi theo báo cho các ải lệnh thông đường.>> ông rất kiêu hãnh ngang ngược nhưng thật đáng quý mến.Người đời nhắc đến ông như một vị thiên tướng oai hùm cưỡi ngựa cầm Long Đao oai phong hiếm có,theo phò Lưu Bị lập bao chiến công,lấy đầu đại tướng Nhan Lương Văn Sú nhanh như ăn cắp.Cao ngạo nhưng rất mã thượng không nỡ giết Hoàng Trung khi bị xòe ngựa,sau này ông dùng thủy công nhấn chìm đại quân Vu Cấm bắt sống Bàng Đức.Chỉ duy nhất có tên Bang Đức là không coi Quan Vũ ra gì và ông cũng rất tiếc khi phải giết hắn vì hắn cũng ngạo mạn trung nghĩa như ông
Trong Tam Quốc có rất nhiều vị tướng trung thành tận tụy như Triệu Vân,của Lưu Bị.Hứa Chử Điển Vi,Hạ Hầu Đôn hay Bàng Đức của Tào Tháo.Chu Thái,Hoàng Cái... của Tôn Quyền.Họ cũng đều là những vị tướng thà chết không hàng,Nhưng xét về tông thể thì chữ Trung Nghĩa của Vân Trường vẫn tỏa sáng hơn cả.Mối thâm tình của 3 anh em họ rõ như trăng rằm người đời kính phục được chứng minh khi Quan Vũ bị Đông Ngô hành hình,Lưu Bị khóc ra máu,không màng hơn thiệt về đại cuộc nhất quyết khởi binh sang nghiền nát Đông Ngô mới phỉ lời nguyền năm xưa.Trương Phi thì thương anh đến phát điên dại mất hết trí khôn để rồi chuốc họa vào thân chết quá lãng xẹt.
Khi Quan Vũ nhận lệnh Khổng Minh đẫn quân đi bắt Tào Tháo và ông cứ nghĩ rằng khi gặp Tào Tháo ông có thể xuông tay bắt hắn trừ họa cho nhà Hán nhưng ông đã nhầm.Và quả thật đây là một điểm quan trọng để cho lý do ông được tôn thờ nhiều hơn cả.Khi đã chém tướng trả ơn Tào đãi mình quá hậu,khi đi còn treo lại vàn bạc ấn tín không lấy 1 cắc vậy mà giờ phút đói mặt kể thù lớn trong đại cuộc tả tơi nhem nhuốc khóc lóc van xin, một bậc trượng phu anh hùng cầm Long Đao cưỡi ngựa xích thố bỗng nao lòng thương cảm.Ông vốn là bậc anh hùng thiên hạ lẽ nào trước một kẻ thù tơi tả không còn sức đề kháng lại có thể ra tay???Kẻ sĩ chỉ lùi bước trước chữ Tình Nghĩa chứ không lùi bước trước đao kiếm bạo lực.Nhớ lại khi xưa mình là hàng tướng thất thế lại mang trọng trách bảo vệ 2 chị mà Tào Tháo đối đãi như VIP,tặng ngựa xích thố mở tiệc suốt ngày.Khi đi lại còn chém tướng của hắn mà hắn không hề trách cứ lại còn chạy theo tiễn đưa trong thương nhớ thì hỏi bậc anh hùng nào có thể ra tay chém kẻ đối xử với mình như vậy.Quan Vũ không thể không tha Tào Tháo.
Tướng mạo của Quan Vũ sinh thời đã như thần nhân :mặt đỏ như gấc mắt phượng mày ngài oai phong lẫm liệt.Có người còn thò ông khi ông còn sống thì hiểu tại sao chi ông mất lại không thờ. Ngày nay theo thống kê tìm hiểu rất nhiều tầng lớp tôn thờ Quan Vũ như tâng lớp làm ăn buôn bán bởi họ quan niệm ông cũng xuất phát tù giai cấp buôn bán kiếm sống.Tầng lớp xã hội đen cũng tôn thờ ông rất sùng bái bởi ông là hiện thân của nghĩa khí,tình huynh đệ vì nghĩa quên thân ,tiền bạc không mua chuộc nổi.Những người dân đen cũng thích thờ ông bởi ông là vị thần khảng khái bênh vực kẻ yếu trùng phạt bọn ác ôn như ông đã tưng làm khi xưa.Nhưng còn nghe nói những người làm nghề hành hình tội phạm hay những kẻ giết người,giới lưu manh đao búa cũng đặc biệt luôn coi ông là thánh bảo vệ mình khỏi bị các oan hồn hay tà ma hiện về báo oán.Điều này có thể hiểu khi Quan Vũ bị chém oan hồn bay quanh núi ngọc toàn mấy ngày chưa tan may nhờ có vị cao tăng Phổ Tĩnh khuyên bảo ông mới ngộ ra và siêu thoát.Ông đã từng hiện về báo ứng Lã Mông chết hộc máu>> Hồn vía của ông quá xung nhưng cũng siêu thoát nên họ quan niêm ông sẽ ngăn cản các oan hồn khác làm theo ông vì ông biết đó là sai.Và ông là người hiện về bảo vệ Quan Bình nên người dân sau này càng tín ngưỡng ông là vị thần linh rất thiêng.Sau dần dần càng nhiều người tôn thờ ông và đến bây giờ ông vẫn được thắp hương .
Sau khi bạn đọc xong thì có thể lược bỏ bớt các câu không cần thiết .
bạn có thể chỉ rõ ý chính của câu hỏi là ở câu nào ko . mình cảm ơn bn rất nhiều