Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha
Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.
Mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ: “Thời gian quý báu lắm”
Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen "tự bạch" và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.
Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, "ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm" là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân.
Ở một mức độ khác, thấp hơn, những người có điều kiện tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ, đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi thấy cán bộ làm việc không đúng giờ.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: "Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm".
Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:
- Chú đến chậm mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Bác quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu, vì vậy thường không bao giờ để bất cứ ai phải đợi mình.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em tri thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi.
Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa dồn dập, xối xả, tối đất, tối trời, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa, trời hại quá.
Giữa lúc trời đang trút nước, lòng người đang thất vọng, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rào, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ:
- Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi!
Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần sắn đến quá đầu gối, đầu đội nón, Bác hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, anh em được biết: giữa lúc Bác chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị Bác cho báo hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác…
Nhưng Bác không đồng ý: "Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp học phải chờ uổng công!".
Ba năm sau, giữa thủ đô Hà Nội đang vào xuân, câu chuyện có thêm một đoạn mới. Vào dịp tết cổ truyền của dân tộc, hàng trăm đại biểu các tầng lớp nhân dân thủ đô tập trung tại Uỷ ban Hành chính thành phố để lên chúc tết Bác Hồ. Sắp đến giờ lên đường, trời bỗng đổ mưa như trút. Giữa lúc mọi người còn đang lúng túng thu xếp phương tiện cho đoàn đi để Bác khỏi phải chờ lâu thì bỗng xịch, một chiếc xe đậu trước cửa. Bác Hồ từ trên xe bước xuống, cầm ô đi vào, lần lượt bắt tay, chúc tết mỗi người, trong nỗi bất ngờ rưng rưng cảm động của các đại biểu.
Thì ra, thấy trời mưa to, thông cảm với khó khăn của ban tổ chức và không muốn các đại biểu vì mình mà vất vả, Bác chủ động, tự thân đến tại chỗ chúc tết các đại biểu trước. Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ suốt đời quên mình, chỉ nghĩ đến nhân dân, cho đến tận phút lâm chung, vẫn không quên dặn lại: "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thời giờ và tiền bạc của nhân dân". Song Thành (Theo lời kể của đồng chí Huy Vân), Trong cuốn "Bác Hồ, con người và phong cách", NXB Lao động, H. 1993, T.1.
Đọc xong câu chuyện này, tôi thấy thật thấm thía và chạnh lòng nghĩ đến thực tế hàng ngày về thói quen “không đúng giờ” của người Việt mình nói chung và nhất là các bạn sinh viên nói riêng. Thói quen sử dụng “giờ dây thun” vẫn hiện hữu hàng ngày mọi lúc, mọi nơi tại các lớp học, buổi họp, hội thảo, lễ hội, sự kiện….ngay cả những sự kiện quan trọng cho chính bản thân mình như ngày lễ trao bằng tốt nghiệp(dành cho tân khoa, giảng viên là chính) vẫn có tân khoa, giảng viên đi trễ từ 10 phút đến 30 phút. Vài sinh viên, giảng viên đi trễ sẽ khiến cho hai ngàn phụ huynh, tân khoa, khách khứa phải đợi chờ. Thì ra các bạn này đã lãng phí của nhân dân tổng cộng: 15 phút nhân 2000 người bằng 3000 phút! Quả là sự lãng phí không hề nhỏ nếu cứ quy ra “thời gian là tiền bạc”!
Có lẽ thói quen này ai cũng xuề xòa cho qua từ khi chúng ta còn thơ bé, cha mẹ cũng xuề xòa cho qua, thầy cô cũng tặc lưỡi cho qua, đến khi ra đời thì nó đã hình thành thói quen khó bỏ. Vì được mọi người mặc nhiên chấp nhận nên người đi trễ không có thói quen ái ngại, mặc cảm khi đến trễ, họ ngang nhiên bình thản chiếm dụng quỹ thời gian của các thành viên khác không một lời xin lỗi hay băn khoăn.
Nếu ai cũng “vô tư xài” thói quen này, tức họ đã tự cho phép mình ăn cắp quỹ thời gian hiếm hoi của người khác vô bổ. Đó là lãng phí thời gian của nhân dân, cũng là lãng phí tiền bạc, theo Bác thì thử hỏi đất nước chúng ta bao năm nữa mới theo kịp đà phát triển của thế giới?
Trong mỗi lần tổ chức sự kiện, sợ mọi người quên, đến trễ, lúc nào Ban tổ chức cũng phải tô đậm câu: “Đề nghị đúng giờ”. Các lớp học thì phải đề nghị mức phạt nếu đi trễ. Tôi thiết nghĩ thói quen này chúng ta cần rèn luyện nghiêm túc từ lúc nhỏ, cần tuân thủ thói quen đúng giờ trong mọi hoàn cảnh, khi có sự kiện bất khả kháng thì cần phải báo trước, xin phép, đề nghị người thay thế hoặc giải pháp thay thế, tránh để cả tập thể đợi chờ một vài cá nhân vì đến trễ. Cần học tập, rèn luyện thói quen đúng giờ của Bác một cách triệt để, nghiêm túc trong mọi hoàn cảnh ngay từ bé.
Câu chuyện về thói quen đúng giờ của Bác thể hiện sự tôn trọng của Bác với mọi người, đó cũng là sự tôn trọng chính bản thân mình. Bác là vị nguyên thủ quốc gia, trăm công ngàn việc mà còn sắp xếp, chủ động được thời gian dành cho người khác như thế, ắt là trong chúng ta ai cũng làm được như Bác nếu thực sự quyết tâm! Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng ít ai trong chúng ta để ý đến nó và thực hiện nó nghiêm túc. Tôi mong là qua câu chuyện nhỏ về thói quen đúng giờ của Bác, sự lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân là một trong những thứ bác ghét nhất cũng sẽ là thứ ghét nhất của tất cả chúng ta. Trong chúng ta ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày để sống, làm việc, nghỉ ngơi. Ai biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả thì người ấy sẽ thành công! Chẳng ai muốn mình bị người khác lạm dụng hoặc làm lãng phí quỹ thời gian ít ỏi. Tôi tin rằng mọi người đều ý thức : “cái gì mình ghét thì đừng đem cho người khác”. Và thói quen đúng giờ cần được phát huy hiệu quả, nhất là trong môi trường sư phạm, nơi đang hàng ngày tiến hành việc “Trồng Người”.
Kudo Shinichi là một thám tử trung học rất nổi tiếng, thường xuyên giúp cảnh sát phá giải các vụ án khó khăn.[2] Trong một lần khi đang điều tra, cậu bị thành viên của Tổ chức Áo đen phát hiện. Chúng cho cậu uống thử loại thuốc teo nhỏ (APTX 4869) tổ chức vừa điều chế ra nhưng chất độc này không giết chết cậu mà khiến cơ thể cậu trở thành hình dạng một đứa trẻ.[3] Sau đó, cậu đổi tên thành Edogawa Conan sống tại nhà thám tử Mori Kogoro. Xuyên suốt xê-ri cậu âm thầm hỗ trợ phá các vụ án bên cạnh ông Mori.[4]Đồng thời cậu cũng phải đi học lại tiểu học, kết bạn được nhiều người và lập ra Đội thám tử nhí.
Về sau một học sinh tiểu học bất đắc dĩ khác tên là Haibara Ai tiết lộ rằng cô ấy chính là người đã tạo ra thuốc teo nhỏ. Vì muốn tách khỏi băng nhóm nên đã uống thuốc.[5] Trong một vài vụ án liên quan đến Tổ chức Áo đen, Conan đã hỗ trợ các điệp viên của FBI vàCIA.[6]
Thám tử lừng danh Conan là một bộ truyện tranh Nhật Bản (manga) thuộc loại trinh thám được vẽ và minh họa bởi Aoyama Gosho. Bộ truyện này ban đầu là những chương truyện nhỏ được đăng trên tuần báo Shōnen Sunday của Shogakukan từ 19 tháng 1 năm 1994 sau đó được đóng thành các tập tankōbon. Tại Việt Nam bộ truyện được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành dưới tựa Thám tử lừng danh Conan Tác phẩm xoay quanh câu chuyện về chàng thám tử học sinh Kudo Shinichi trong một lần đang điều tra bị thành viên Tổ chức Áo Đen bắt uống thuốc độc khiến cơ thể teo nhỏ và trở thành Edogawa Conan.
Nếu được tả về một đồ dùng học tập thì không cần phải suy nghĩ gì thêm em sẽ viết ngay về chiếc cặp sách của mình. Đã không biết bao nhiêu lần em được các bạn hỏi về chiếc cặp của mình không chỉ là những bạn học cùng lớp mà đôi khi chỉ là gặp nhau ở sân trường hay trên đường đi học. Chiếc cặp vừa là người bạn lại vừa là niềm kiêu hãnh của em.
Chiếc cặp sách đã là người bạn thân thiết với em trong suốt hơn một năm qua. Có thể hình dung chiếc cặp sách của em là một chiếc ba lô cỡ vừa có gắn một cần kéo và hai bánh xe nhỏ bên dưới giúp em có thể kéo nó một cách nhẹ nhàng trên mặt đất. Chếc cặp của em không khoác lên mình bộ cánh sặc sỡ nhiều màu hay một tấm hình siêu nhân người nhện như hầu hết những chiếc cặp của bạn bè. Chiếc cặp của em chỉ có một màu duy nhất một màu xanh lam đậm. Màu sắc đơn giản nhưng điểm làm cho chiếc cặp của em trở nên thu hút là toàn bộ mặt trước của chiếc cặp, chỉ trừ một ngăn nhỏ phí dưới để dựng hộp bút thì phần còn lại được làm bằng nhựa trong suốt. Ai cũng có thể nhìn thấy toàn bộ những gì mà em đang đựng ở ngăn ngoài cùng này. Toàn bộ sách vở và đồ dùng học tập được em bố trí gọn gàng ở hai ngăn trong. Đồ ăn nhẹ và nước uống được để ở hai ngăn nhỏ bên hông. Riêng ngăn ngoài cùng trong suốt đó em dành để những điều thật đặc biệt. Khi thì những mẫu đồ chơi nhỏ mà tất cả những đứa trẻ như chúng em đều đang săn lùng. Khi thì những bức tranh do chính tay em vẽ mà ai nhìn vào cũng phải khen ngợi. Khi thì những bài kiểm tra mới tinh cô vừa trả trên lớp hay những phần thưởng những phiếu điểm tốt, hoa điểm mười mà em giành được. Cánh sắp xếp như vậy vô tình gây được rất nhiều sự chú ý của bạn bè nhưng điều làm em vui và hạnh phúc nhất chính là thu hút được sự chú ý của mẹ. Mẹ em bận lắm, nhà chỉ có hai mẹ con mà em chỉ có thể gặp mẹ vào buổi sáng và tối hẳn khi chuẩn bị đến giờ ăn tối. Em rất sợ nhỡ như mẹ bận quá mà quên mất mình nên ngày nào khi đi học về vừa về đến cầu thang dẫn nên tầng hai em không mang cặp sách lên mà để nó ngay ở đó. Khi mẹ đi làm về đã thành thói quen mẹ sẽ nhìn chiếc cặp rồi mang nó lên tầng giúp em. Mẹ không cần mở chiếc cặp cũng có thể biết được hôm nay ở trường em đã làm những gì? Và khi trông thấy em đang đợi mẹ trước bàn ăn mẹ dường như quên hết mọi chuyện bên ngoài và quên cả mệt mỏi để khen ngợi và trò chuyện với em. Cứ thế hơn một năm qua chiếc cặp thu hút sự chú ý đã đưa hai mẹ con tới gần nhau hơn. Em cũng luôn cố gắng học tập để không khi nào sự chú ý giảm đi cả. Chiếc cặp là người bạn thân nhất của em, nó dường như hiểu được mọi suy nghĩ của em và không bao giờ làm em thất vọng.
Thoáng cái hơn một năm trôi qua, chiếc cặp đã không còn mới tinh như trước nữa. Nhưng em vẫn rất thích dùng nó. Em hứa sẽ luôn yêu quý và giữ gìn chiếc cặp thật cẩn thận.
Trong số những đồ dùng học tạp của em, em thích nhất là chiếc cặp sách. Chiếc cặp đã gán bó với em từ năm lớp Một đến bây giờ. Đó là món quà của ông nội tặng em khi em bắt đâu vào lớp Một.
Chiếc cặp của em hình chữ nhật, chiều cao của cặp bằng gần hai gang tay người lớn, chiều rộng của cặp khoảng hai gang rưỡi, đáy cặp rộng gần một gang tay của em. Chiếc cặp có màu hồng, bên ngoài có hình ba cô công chúa rốt xinh đẹp. Cặp được làm bằng chất giả da. Mỗi lần xoa tay lên một cặp mịn và láng bóng, em thấy thích thú vô cùng. Những đường xung quanh cặp được khâu bằng chỉ hồng, mũi khâu rất đều và thẳng. Các góc cặp lượn tròn có viền màu hồng. Phía trên cặp có một quai xách vừa tay em, được đính chắc chắn bởi hai chiếc đinh tán. Phía sau cặp, hai quai đeo được may to bản, rất chác chắn. Hai bên hông cặp có hai túi nhỏ để đựng đồ rất tiện.
Lần đâu tiên nhìn thấy món quà này, em đã sung sướng đến mức, em đeo luôn vào vai và đứng trước gương để ngắm. Trông em lúc đó rất chững chạc và ra dáng học sinh lớp Một. Em bỏ cặp xuống và khám phá bên trong. Hai chiếc khóa mọ kền sáng loáng, ấn vào nghe âm thanh "Tách! Tách!" rất vui tai. Khi nắp cặp được mở ra, em thấy có ba ngăn rất rộng rãi và được lót bằng vải mềm có in hoa chìm, màu hồng. Em sắp xếp sách vở vào ngăn thứ nhốt. Ngăn thứ hai, em đựng hộp bút, bâng con, hộp màu. Ngăn thứ ba, em dành để đựng phấn viết bảng và giẻ lau.
Hàng ngày, cặp cùng em đến trường, cặp ở yên trong ngăn bàn chăm chú quan sát em học tập. Tối đến, về nhà, em lại lấy sách vở trong đó ra để học bài. Cặp luôn bên em trong suốt bốn năm học vừa qua. Chúng em đã là đôi bạn thân thiết tự bao giờ! Em cũng giữ gìn cặp rất cẩn thận. Cứ đến cuối tuần, em lại lau chùi cặp sạch sẽ. Vi thế, cặp của em vẫn như mới.
Em rất yêu quý người bọn nhỏ của mình! Mỗi lần nhìn thấy cặp, em như thấy hình ảnh của ông nội em. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để xứng đáng với tình cảm mà ông đã dành cho em!
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.
Dưới cái nắng hè gay gắt, mồ hôi rỏ xuống hai bên gò má ướt đẫm, chị Ba vừa thu gom rác thải vừa vui vẻ, tươi cười khi chia sẻ cùng chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn của công việc này. Mặc dù đã ở tuổi 50, nhưng chị vẫn rất năng nổ, nhiệt tình với công việc để đem lại bầu không khí trong lành cho miền quê. Là Chi Hội trưởng phụ nữ thôn chị Ba luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Tuy mới gắn bó với công tác vệ sinh môi trường 02 năm nay nhưng sự chăm chỉ và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị đã được nhiều người dân trong thôn ủng hộ và hưởng ứng. Trong từng đường làng, ngõ xóm đều in dấu chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân vô tư vứt rác bừa bãi, chỗ nào có đất trống là mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải như xác gia cầm, gia súc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,… vứt ra ven đường, xuống kênh, mương, thậm chí xung quanh các khu dân cư đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm. Với việc làm thiết thực, chị đã phần nào làm thay đổi những thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện môi trường tại địa phương. Mặc dù khối lượng rác thải hằng tuần được thải ra là rất lớn nhưng chị vẫn kiên trì, vào mỗi buổi sáng sớm thứ hai hằng tuần chị đều đặn đi khắp thôn để thu gom các loại rác thải, và cứ thế chị thu gom cho đến khi nào hết rác mới trở về nhà. Chị không quản ngại khó nhọc, dù mưa hay nắng vẫn rong ruổi trên các nẻo đường trong thôn để thu nhặt rác. Với số tiền bồi dưỡng ít ỏi, mỗi tháng chỉ được 450.000 đồng nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ thu gom các loại rác thải mà không đòi hỏi gì về quyền lợi cho bản thân. Chị chỉ mong có xe môi trường đi thường xuyên và đúng ngày vào mỗi tuần, để thu gom và giải quyết những bãi rác ở nơi tập trung, để không gây ô nhiễm môi trường.Lúc đầu, khi đến với công việc này chị cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu phương tiện thu gom, xử lý rác thải và ngay cả quần áo bảo hộ lao động cũng không có; cùng với đó là cả những lời nói khen, chê của nhiều người, nhưng không ngần ngại khó khăn, chị vẫn rất nhiệt tình và hăng say làm việc. Có thể nói mô hình “Dân vận khéo” về “thu gom rác thải” ở thôn 6 nói riêng và trên địa bàn xã Bình Dương nói chung mang lại hiệu quả thiết thực là nhờ sự đóng góp hết sức lớn lao của những người phụ nữ thầm lặng như chị Ba.
Khi chúng tôi hỏi về những khó nhọc trong công tác vệ sinh môi trường mà chị phải hằng tuần vất vả làm việc, chị cười bảo: “Tuy vất vả và độc hại, nhưng nhìn thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm, gặp không ít khó khăn trong công việc, tôi cũng cố gắng vượt qua, để góp một phần nhỏ công sức của mình làm cho cuộc sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp, đấy cũng là niềm vui không nhỏ đối với bản thân tôi”. Có lẽ, đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường như chị Ba, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong thôn xóm.
Anh Trương Công Thông – Phó Khối Dân vận Bình Dương cho biết: “Chị Ba là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang; đối với công việc thu gom rác thải khó nhọc vậy mà chị vẫn làm một cách nhiệt tình. Trong tương lai, để mô hình“Dân vận khéo” về “Thu gom rác thải” ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng, thiết nghĩ cần có những đức hi sinh thầm lặng và ý nghĩa như chị Ba…”.
Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức bảo vệ môi trường và tình cảm yêu thương dành cho mọi người, chị Ba đã để lại ấn tượng cũng như tình cảm đối với người dân nơi đây. Tấm gương của chị đã có sức lan tỏa rất lớn ở địa phương. Chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường và nhiều công việc của một Chi Hội trưởng phụ nữ thôn mà còn đảm đang việc nhà, một tay chị chăm lo cho các em trưởng thành. Để động viên và khen thưởng cho những tấm gương phụ nữ điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương như chị Ba, UBND huyện Thăng Bình và xã Bình Dương cũng đã có giấy khen dành tặng chị - một người phụ nữ sống hết mình vì mọi người và vì một môi trường trong lành, sạch đẹp.
1 . tả người bạn của em
2 . tả cảnh địa phương
3 . tă ngừi thân cụa em
Mình cần gấp nhé! Cảm ơn các bạn!
Hihi! Vì mình không giỏi văn nên mình mới hỏi các bạn.
Cảm ơn các bạn nhìu nha!
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.