Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nôm na như thế này :
Giả sử CT : \(A_xB_y\)
Có khối lượng mol là : M
\(\%A=\dfrac{x\cdot A}{M}\cdot100\%=a\%\)
\(\Rightarrow M=\dfrac{x\cdot A\cdot100\%}{a\%}\left(1\right)\)
\(\%B=\dfrac{B\cdot y}{M}\cdot100\%=b\%\)
\(\Leftrightarrow M=\dfrac{B\cdot y\cdot100\%}{b}\left(2\right)\)
\(\left(1\right),\left(2\right):\)
\(\dfrac{x\cdot A\cdot100\%}{a\%}=\dfrac{y\cdot B\cdot100\%}{b\%}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{x\cdot A}{a}=\dfrac{y\cdot B}{b}\)
\(\Leftrightarrow x\cdot A\cdot b=y\cdot B\cdot a\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{x}{y}=\dfrac{B\cdot a}{A\cdot b}=\dfrac{a}{A}:\dfrac{b}{B}\)
Tới đây là hiểu rồi chứ nhỉ !
Thanh Lam Là sao bạn chả hiểu gì cả mình đang nói cái CT trên mà bạn đang làm cái gì vậy
Cho K và Ca vào cốc nước thì khối lượng cốc tăng = m thêm vào - m mất đi. Vì khí H2 sinh ra thoát ra khỏi cốc nước nên ta phải trừ đi mH2 .
Cái này thì mình giải thích đơn giản là có nghĩa ví dụ đề cho nO2=0.3mol. Nhưng khi ta tính theo phương thì nO2=0.1mol.Từ đây ta suy ra được là O2 dư .Bạn cứ làm nếu thấy nO2 pứng nhỏ hơn nO2 đề thì nó dư thôi. Nếu ko hiểu nữa thì inbox riêng cho mình nha .facebook Lê Đoàn Hương Giang .mình 2k7 nha
\(Fe_xO_y+yH_2\underrightarrow{t^0}xFe+yH_2O\)
\(n_{H_2}=n_{Fe_xO_y}\cdot y\)
\(\Rightarrow\dfrac{n_{H_2}}{y}=n_{Fe_xO_y}\)
Bạn cứ nhìn vào tỉ lệ trên PTHH thoi.
Quang Nhưn CTV
Bạn ơi bạn viết tỉ lệ ra cho mk để mk nhìn cho dễ hiểu ạ
\(n_{H_2} = \dfrac{6,72}{22,4} = 0,3(mol)\\ n_{Fe} = \dfrac{11,2}{56} = 0,2(mol)\)
\(Fe_xO_y + yH_2 \xrightarrow{t^o} xFe + yH_2O\)
Giải thích nghĩa của phương trình hóa học trên :
1 mol FexOy tác dụng vừa đủ với y mol H2 thu được x mol Fe và y mol H2O
Theo đề bài :
a mol FexOy tác dụng vừa đủ với 0,3 mol H2 thu được 0,2 mol Fe
Suy ra :
\(a = n_{Fe_xO_y} = \dfrac{n_{H_2}.1}{y} = \dfrac{0,3}{y}(mol)\\ n_{Fe} = \dfrac{x.n_{H_2}}{y} = 0,2\Rightarrow \dfrac{x}{y} = \dfrac{0,2}{0,3} = \dfrac{2}{3}\)
(Bạn dùng tích chéo đoạn này, sử dụng phần lời mình viết bên trên)
Vậy oxit cần tìm : Fe2O3
Tỉ lệ 20%, 80% là tỷ lệ về thể tích.
Mà thể tích tỉ lệ thuận với số mol nên có thể tính:
Trong 1 mol khí thì:
\(n_{O_2}=1\cdot20\%=0,2mol\\ n_{N_2}=1\cdot80\%=0,8mol\)
Trong 1 L khí thì tương tự. Đây chỉ là tỷ lệ của một chất trong hỗn hợp nên không dùng đến công thức V/24.79.
Em để ý trên phương trình nhé.
Tổng số mol Ca(OH)2 bằng số mol CaO + số mol Ca
\(Ca + 2H_2O \to Ca(OH)_2 + H_2(1)\\ CaO + H_2O \to Ca(OH)_2(2)\)
Theo PTHH (1) : 1 mol Ca tạo thành được 1 mol Ca(OH)2
Chứng tỏ \(n_{Ca(OH)_2(1)} = n_{Ca}\)
Theo PTHH (2) : 1 mol CaO tạo thành được 1 mol Ca(OH)2
Chứng tỏ \(n_{Ca(OH)_2(2)} = n_{CaO}\)
Do đó :
\(n_{Ca(OH)_2\ thu\ được} = n_{Ca(OH)_2(1)} + n_{Ca(OH)_2(2)} = n_{Ca} + n_{CaO}\)