Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:
- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.
- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.
- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.
1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.
- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.
- Sự nghiệp văn chương:
+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).
+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).
- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.
So sánh | Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) | Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một) |
Sự tương đồng | - Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính. - Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian. | |
Sự khác biệt | - Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính. → Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính. | - Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính. |
tham khảo
Tên tác phẩm | Đề tài | Tư tưởng |
Sóng | Tình yêu đôi lứa | Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. |
Lời tiễn dặn | Tình yêu đôi lứa | Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương. |
Tôi yêu em | Tình yêu đôi lứa | Tôn vinh phẩm giá con người: biết yêu say đắm, yêu hết mình nhưng cũng rất chân thành, đằm thắm; biết nhận tất cả đau khổ về mình, có lý trí sáng suốt, tỉnh táo để kìm nén tình cảm - nhất là tình yêu đơn phương. |
Nỗi niềm tương tư | Tình yêu đôi lứa | Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một chàng trai quê với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị. |
* Giá trị nhân đạo:
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.
+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.
+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng
* Giá trị hiện thực:
- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
Việc miêu tả nội tâm của nhân vật trong truyện thơ Nôm bác học có thể thực hiện theo nhiều cách: bằng lời đối thoại, độc thoại của chính nhân vật bằng những dòng thơ miêu tả phong cảnh thiên nhiên, hay kể, tả về hành vi, cử chỉ của nhân vật; qua các dòng thơ mà người kể chuyện trực tiếp nhận xét, phân tích trạng thái tâm lí, cảm xúc của nhân vật,...