K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

  -Biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng là: Nhân hóa

 -Tác giả nhân hóa tre như vũ khí, nhân hóa tre như một nhân vật anh hùng, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre còn được nhân hóa để hi sinh để bảo vệ con người

25 tháng 11 2021

Thanks

“... Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của...
Đọc tiếp

“... Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...

Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...”

(Trích Cây tre Việt Nam, Thép Mới) a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.

b. Chỉ ra giá trị biểu cảm của từ “man mác” trong câu văn “Nhớ một buổi nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê”.

c. Nêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn trích trên.
d. Trong đoạn trích trên, tác giả có viết “Nhạc của trúc, nhạc của tre là những khúc nhạc của đồng quê”. Quả đúng như vậy, nhưng để tạo nên khúc nhạc đồng quê còn có rất nhiều âm thanh khác, em hãy viết một đoạn văn khoảng 8 – 10 câu nêu cảm nhận về những khúc nhạc đồng quê ấy.

0
25 tháng 3 2017

- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

  • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

  • Tre là cánh tay của người nông dân.

  • Tre là người nhà.

  • Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

  • Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre là đồng chí chiến đấu

  • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

  • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

  • Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

- Một số hình tượng nhân hóa:

- Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- Tre, anh hùng lao động!

- Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

6 tháng 8 2021

- Biện pháp nghệ thuật:
Điệp từ: “tre” (7 lần), “giữ” (4 lần), “anh hùng” (2 lần).
Nhân hóa: tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước…
Liệt kê: làng, nước, mái nhà tranh, đồng lúa chín…
- Tác dụng: 
+ Gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt sinh động, hấp dẫn, tạo tính nhạc cho đoạn văn.
+ Nhấn mạnh công dụng và phẩm chất cao quí của tre. Qua cây tre, ngợi ca, tự hào về con người Việt Nam anh hùng trong lao động và chiến đấu.

6 tháng 8 2021

   long      , Kinomoto Sakura trả lời đúng rồi đó !

25 tháng 3 2017

Ý 1:- Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

  • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

  • Tre là cánh tay của người nông dân.

  • Tre là người nhà.

  • Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

  • Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre là đồng chí chiến đấu

  • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

  • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

  • Cây tre ở đây được nhân hóa, khiến cho tre gần gũi và gắn bó với mọi sinh hoạt của người lao động, người dân Việt Nam trong cuộc sống lao động và chiến đấu.

- Một số hình tượng nhân hóa:

- Tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

- Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

- Tre, anh hùng lao động!

- Tre, anh hùng chiến đấu!

Tất cả những phẩm chất của người Việt Nam đều được tác giả gắn cho phẩm chất của tre. Vì thế, tre là biểu tượng cho nhân dân, dân tộc Việt Nam.

Ý 2: Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Tre gắn bó với đời sống nghĩa tình và cho người Việt Nam thời hiện đại những giá trị tinh thần truyền thống. Tre là biểu tượng của dân tộc Việt Nam.

Bài làm

Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiển đấu.
+ Chỉ ra : đoạn văn sử dụng phép tu từ
- Điệp ngữ : “ tre”( 7 lần), “ giữ” ( 4 lần ), anh hùng( 2 lần) 
- Nhân hoá : Tre chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa, hi sinh, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.
+ Tác dụng : Tạo ra cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn, nhấn mạnh công dụng của cây tre.
- Cây tre trở thành vũ khí đắc lực, có mặt khắp nơi, xông pha tung hoành trong khói lửa: “ Chống lại sắt thép quân thù”, “ xung phong vào xe tăng đại bác”, “giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”.
- Tre mang tầm vóc dũng sĩ, xả thân để bảo vệ quê h­ơng, đất nư­ớc “ Giữ làng, giữ nư­ớc, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con ng­ời”.
- Trong lao động sản xuất, trong chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, tre mang bao phẩm chất cao quý của con ngư­ời Việt Nam.Tre sừng sững như­ một t­ượng đài đ­ược tôn vinh và ngưỡng mộ “ Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu”.
> Tre là biểu t­ượng tuyệt đẹp về đất n­ước và con ngư­ời Việt nam anh hùng, về ngư­ời nông dân cần cù, dũng cảm, giàu tình yêu quê hư­ơng, đất nư­ớc.

# Chúc bạn học tốt #

28 tháng 4 2021

Nói về vai trò quan trọng của tre trong những cây tre trong các cuộc kháng chiến chống giặc

           Bạn tham khảo nha